Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/02/2022 22:02 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Kỹ năng cần có để đạt điểm tối đa LISTENING TOEIC mà không cần đi học


Listening vẫn luôn là nỗi ám ảnh ghê gớm với các bạn mới bắt đầu với TOEIC. Lúc trước, mình thường hay học lộn xộn và không cụ thể nên dẫn tới việc Listening của mình rất khó cải thiện. Mình chỉ nghe mà không ghi chú lại nên vài ngày sau là quên luôn. Thêm nữa là mình nghe mỗi ngày mỗi nơi và không phân biệt khó dễ nên làm mình rất là nản. Cuối cùng thì sau khi tìm hiểu và mày mò thì mình cũng đã cải thiện rất nhiều. Nên mình muốn chia sẻ cho các bạn vài tips học listening. Listening là cứu cánh cho các chiến binh TOEIC. Vì thế chúng ta nên hạn chế lỗi sai nhiều nhất có thể, dùng sự chăm chỉ luyện tập để đổi lại band hai kĩ năng này thật ngon ghẻ nhé!

Part 1: Kĩ năng bút chì

Kĩ năng bút chì là phương pháp mình tự đặt tên khi làm Part 1. Khi làm bài nghe, hãy để đầu bút chì ngay đáp án mà bạn cho là chuẩn nhất, sau khi nghe lại vài lần và chắc chắn kết quả, hãy đặt bút tô tròn vào đáp án đúng. Về bài nghe tranh, đối với đáp án đúng còn chần chừ gì nữa mà không tô tròn ngay nhỉ ? Đối với đáp án chắc chắn sai, hãy loại bỏ ngay và xoay đầu bút chì sang đáp án kế tiếp và cuối cùng là đáp án phân vân có thể do bạn nghe chưa kĩ, không chắc chắn đáp án đó đúng hay sai.

Ví dụ: Đầu tiên, bạn hãy đặt đầu bút chì ở đáp án A, nếu A chắc chắn đúng bạn hãy tô luôn đáp án, nếu A chắc chắn sai hãy loại bỏ đầu bút chì sang đáp án kế bên. Nếu đáp án A bạn phân vân, không nghe được, bạn hãy để yên đầu bút chì ở đó và nghe tiếp. Các đáp án khác áp dụng tương tự. Sau khi nghe xong, đầu bút chì nằm ở đáp án nào thì là đáp án chuẩn nhất.

Part 2: Keyword

Đối với những câu cơ bản, dựa vào từ hỏi để xác định dạng câu hỏi và chọn câu trả lời tương ứng

Hãy nghe kĩ những từ để hỏi: WHO, WHAT, WHEN, WHERE, HOW hay là loại câu hỏi Yes/No, Tag Question,... Điều này chiếm 70% thành công của bài. Hãy tập trung vào keyword chứ không nghe từng câu từng chữ một. Các đáp án có từ đồng âm thường là đáp án sai

Mẹo: 1 số từ câu trả lời đúng 90% trong mọi hoàn cảnh: Let me find out, Let me check, Let me ask, It’s up to you, I have no idea,....

Part 3,4: Nghe bắt key

Khi luyện đề cũng như khi thi thật, hãy đọc thật nhanh rồi lựa keyword để nhớ chứ không nên đọc hết sẽ rất phí thời gian. Đối với part 3, hãy nhớ vai người nói để xác định lời người nào sẽ chứa đáp án, giúp bạn tập trung vào lời nói người ấy và có thể bỏ qua lời người không chứa đáp án, giúp tiết kiệm thời gian. Hãy ghi nhớ rằng, thứ tự của câu hỏi theo tiến trình của bài nghe câu trả lời cho câu đầu thường nằm ở đoạn đầu, câu 2-3 thường nằm ở giữa, cuối. Và Part 4 là phần khó nhất trong bài TOEIC LISTENING vì vậy hãy nghe bắt key thật tốt. Nghe bắt key nghĩa là không cần hiểu hết nhưng vẫn chọn được đáp án đúng theo keyword. Và để nghe bắt key tốt hãy luyện nghe nói và thực hành hàng ngày. Mình ôn theo bộ đề của group TOEIC CÓ TÂM (các bạn search tên sẽ ra) có rất nhiều tài liệu chất lượng và mẹo khi đi thi và mình cũng lấy tài liệu free ở đây thôi. Part 4 đa số là độc thoại chỉ 1 giọng đọc nên các bạn cần tập trung và xác định đoạn thông tin thuộc dạng nào, xác định ai là người nói và chú ý kỹ các tên được nêu ra trong câu hỏi và trả lời của bài nói và cuối cùng là chú ý những kỹ các thông tin cụ thể như địa danh, số lượng.

Phần Listening là một trong bốn phần thi quan trọng khi thi TOEIC. Đặc biệt khi làm bài thi nghe bạn phải có sự tập trung cao độ để nắm bắt các câu, các từ quan trọng. Phần thi này sẽ không cho phép bạn có nhiều thời gian để suy nghĩ hay chọn lại đáp án bởi số lần nghe sẽ bị hạn chế trong khi đợt thi diễn ra. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn không nghe được hoặc nghe sai nhiều phần nội dung thì bài thi của bạn chắc chắn sẽ không thành công.

Mong bài viết này có thể giúp ích được các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024