Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/02/2014 07:02 # 1
lanhue_vtm
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 3/10 (30%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 16/10/2013
Bài gởi: 3
Được cảm ơn: 1
Mỗi tuần một điệu khiêu vũ - Điệu Chachacha


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


              Cha Cha Cha là một điệu nhảy theo nhịp 4/4, có nguồn gốc từ Cu Ba. Cha đẻ của điệu nhạc Cha Cha Cha có thể xem là nhà soạn nhạc kiêm vĩ cầm thủ Cu Ba Enrique Jorrín. Ông đã chính thức giới thiệu nó đến với công chúng vào năm 1953. 
              Điệu Cha Cha Cha du nhập vào Châu Âu và phổ biến rộng rãi theo phong cách ballroom quốc tế bởi giáo sư khiêu vũ người Pháp Monsieur Pierre. Vào năm 1952, ông đến Cu Ba để tìm hiểu các điệu nhảy của người dân bản xứ, thì phát hiện ra một điệu nhảy mới ở nhịp bốn, mà người khiêu vũ bắt đầu ở nhịp thứ hai chứ không phải ở nhịp thứ nhất. Ông đã ghi nhận ý tưởng này, trở về London để phát triển thành điệu Cha Cha Cha ballroom.
                 Như phần lớn các điệu nhảy Latin khác, Cha Cha Cha được thực hiện với các bước chân ở sát mặt sàn. Một trong những kỹ thuật quan trọng của Chachacha là Chuyển động Cuba (Cuban motion), là kỹ thuật cơ bản nhất của các điệu Latin . Kỹ thuật liên quan đến việc khi chuyển tiếp giữa hai bước chân thì bàn chân, đầu gối, hông  chuyển động như thế nào. Các vũ sư quốc tế đưa ra một bài tập khởi động rất hình tượng và thú vị như sau :
        “Coi như ta đang sống ở hàng trăm năm trước đây khi chưa có các phương tiện giao thông, chỉ có đi bộ trên những con đường nhấp nhô toàn đá. Công việc của bạn là đội một cái rổ nặng trên đầu. Tưởng tượng như vậy và thử thực hành : Với cái rổ đội trên đầu bạn không thể nhìn xuống đất được.Đồng thời, đường lồi lõm đầy ổ gà và đá tảng bạn cũng không biết chắc nên đặt chân chỗ nào. Trước tiên, đặt trọng tâm trên chân phải. Để chuyển động, trước tiên ta đặt mũi chân trái vào nơi mình dự kiến đặt chân, bàn chân trái trượt lên trước với mũi dẫn hướng vào chỗ có thể đặt chân được. Mặt khác còn phải kiểm tra xem đất có đủ chắc chắn để chịu được trọng lượng hay không. Do vậy bước lên với đầu gối hơi chùng và chỉ hạ gót khi mà chắc là đất đủ cứng ( nhưng vẫn chưa thực sự chuyển trọng tâm). Lúc này ta đã biết đất đủ cứng để chịu đựng trọng lượng thân người, ta có thể thẳng gối trái và hệ quả là hông trái sẽ đẩy ra ( hông đẩy ra là do gối thẳng, chứ gối còn chùng mà đánh cái hông ra trông rất kỳ). Khi hông trái đã vào vị trí, thì đầu gối chân phải chùng xuống tự nhiên. Sau đó lặp lại với chân phải ,đầu tiên đặt mũi chân ( đầu gối chùng), rồi thì hạ gót xuống sàn ( đầu gối vẫn trùng), rồi thẳng chân... Một gợi ý khi tập bài này là đầu gối luôn luôn ngược nhau, nếu gối này chùng thì gối kia thẳng.”
              Đối với dân yêu khiêu vũ quốc tế, bài Cha Cha Cha nổi tiếng nhất đi liền với tên tuổi của một nhạc sĩ Mỹ gốc Mexico: Carlos Santana. Ban nhạc Santana của ông vào năm 1970 đã có 02 bài Cha Cha Cha để đời: Black Magic Woman và Oye Como Va, được giới yêu nhạc trẻ thời đó say mê. Điều đáng chú ý  là bản Black Magic Woman đã được trình làng 02 năm trước đó bởi một ban nhạc rock cũng rất nổi tiếng cùng thời là Fleetwood Mac, nhưng phải đợi đến khi lọt vào ngón đàn guitar “thần sầu quỉ khốc” của Carlos Santana thì nó mới thực sự chinh phục người nghe. 
              Nền tân nhạc Việt Nam trước 1975 có rất nhiều ca khúc Cha Cha Cha nổi tiếng, nhưng  Ca Khúc “Sài Gòn Đẹp Lắm” của nhạc sĩ Y Vân có lẽ được nhiều người biết đến nhất. Trong câu hát kết thúc “…Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn Ơi, Sai Gòn ơi…”, 6 chữ “Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi” được nhấn giống như câu một câu cha cha cha mẫu mực. Một vài ca khúc Cha Cha Cha đặc sắc khác có thể kể đến: Những Bước Chân Âm Thầm cũng của nhạc sĩ Y Vân, Bức Họa Đồng Quê của nhạc sĩ Văn Phụng…
              Vũ Sư Quốc Dương lưu ý là người Việt chúng ta thường khiêu vũ theo trường phái Pháp, đôi khi có nhiều điểm khác biệt so với trường phái ballroom quốc tế. Điệu Cha Cha Cha du nhập vào Việt Nam cũng từ thời Pháp thuộc, có những điểm khác biệt so với trường phái ballroom quốc tế: bắt đầu ngay ở nhịp thứ nhất (chứ không phải thứ hai), nhảy 4 bước chứ không phải 5 bước. Hình như đến thập niên 70 thì Cha Cha Cha ở Việt Nam mới được cải tiến để nhảy thành 5 bước.
              Một đặc điểm nữa của Cha Cha Cha trường phái Pháp là cặp nhảy rời và bước trên một đường thẳng. Nhảy Cha Cha Cha rời có cái hay là do không phải nương theo partner của mình, cho nên có nhiều bước solo độc đáo được sáng tạo ra. Do nhảy trên đường thẳng. Cha Cha Cha theo trường phái Pháp ít lắc hông hơn, và người nhảy chỉ tập trung vào phần chân là chính. Trường phái Cha Cha Cha quốc tế thì nhiều động tác trên toàn thân, có những chuyển động ngang kèm với động tác lắc hông uyển chuyển hơn.



Face: Teo Tóp

Mail: lanhuedtu@gmail.com

Happy day ^^....


 
Các thành viên đã Thank lanhue_vtm vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024