Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/05/2022 22:05 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
TẠI SAO HÌNH XĂM CỦA BẠN KHÔNG BỊ MẤT ĐI?


Trong thời đại hiện nay, việc xăm mình đã không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Hình xăm in lên cơ thể và gần như vĩnh viễn không biến mất nếu không bị tác động đến. Chúng có thể mang đủ mọi ý nghĩa, từ kỷ niệm, nét truyền thống văn hoá, cảm xúc hay dấu ấn riêng.

ĐIỀU GÌ KHIẾN CHO HÌNH XĂM TỒN TẠI ĐƯỢC TRÊN DA NGƯỜI?

Khi xăm, kim sẽ đi xuyên qua lớp thượng bì (phần ngoài cùng của da có khả năng bong ra), đi vào trung bì (phần giàu mạch máu, dây thần kinh) và để lại những giọt mực xăm.

Bạch cầu sẽ coi những giọt mực đó là vật thể lạ, mối nguy hiểm tiềm tàng và tấn công nó. Tuy nhiên những giọt mực đã chiến thắng do chúng quá lớn so với tế bào bạch cầu và không thể bị loại bỏ. Sự cố gắng vô ích của những chiến sĩ bạch cầu là lý do vết xăm sẽ đỏ lên trong vài ngày đầu, gây ra bởi phản ứng viêm. (Tuy nhiên nếu vết xăm bị viêm đỏ lâu hơn từ 1 tuần rưỡi đến 2 tuần thì khả năng cao là bạn sẽ bị nhiễm trùng đó).

NÊN ĐỂ Ý ĐIỀU GÌ KHI ĐÃ BIẾT FACT NÀY NHỈ?

Vì được tiêm sâu vào da, mực xăm cần phải được vô khuẩn. Bạn nên tham khảo những cửa hiệu mà có thể đảm bảo được rằng mực của họ đã trải qua quy trình loại bỏ vi khuẩn có hại.

NẾU LỠ XĂM GÌ KHIẾN BẢN THÂN HỐI HẬN?

Hình thức xoá xăm bằng tia laser có thể sẽ giúp ích cho bạn đấy. Tia laser sẽ phá vỡ giọt mực xăm, biến chúng thành các giọt nhỏ hơn cho đến khi chúng có thể bị tiêu hoá bởi đại thực bào (tế bào bạch cầu). Rồi những hình đó sẽ được "hoá kiếp" bay lên thiên đường của hình xăm (mặc dù trên thực tế thì chúng được bài tiết qua đường tiêu hoá, không giống thiên đường cho lắm…) Tuy nhiên, quá trình xoá xăm thường kéo dài trong nhiều buổi và tốn khá nhiều tiền.

_______________

Thông tin tham khảo trong cuốn sách "Lắng Nghe Cơ Thể" - Medinsights.

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024