Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/05/2021 17:05 # 1
nguyenhonganh2
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 15/180 (8%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 1545
Được cảm ơn: 0
Kì diệu phần mềm ghi lại những suy nghĩ của não thành văn bản


Các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford, Mỹ đã kết hợp phần mềm trí tuệ nhân tạo với một thiết bị, được gọi là giao diện não-máy tính, được cấy vào não của một người bị liệt toàn thân. Phần mềm có thể giải mã thông tin từ não bộ để nhanh chóng chuyển đổi suy nghĩ của người đàn ông thành chữ viết trên màn hình máy tính.

Phần mềm giúp ghi lại ý nghĩ trong não ra chữ viết trên máy tính.
Phần mềm giúp ghi lại ý nghĩ trong não ra chữ viết trên máy tính.

Sự kết hợp giữa nỗ lực trí óc và công nghệ hiện đại đã cho phép một người đàn ông tay chân bất động (T5) có thể giao tiếp bằng tin nhắn với tốc độ ngang ngửa với tốc độ mà các đồng nghiệp khỏe mạnh nhắn tin trên điện thoại thông minh.

Người tham gia nghiên cứu (T5) gần như mất toàn bộ khả năng cử động bên dưới cổ vì chấn thương tủy sống vào năm 2007. Các nhà khoa học đặt hai con chip giao diện não-máy tính, mỗi con có kích thước bằng một viên thuốc aspirin, ở bên trái não của T5.

Mỗi con chip có 100 điện cực thu nhận tín hiệu từ các tế bào thần kinh kích hoạt trong phần vỏ não vận động, một vùng ở bề mặt ngoài cùng của não, chi phối chuyển động của tay.

Các tín hiệu thần kinh đó được gửi qua dây dẫn đến máy tính, nơi các thuật toán trí tuệ nhân tạo giải mã tín hiệu và phỏng đoán chuyển động của bàn tay và ngón tay dự định của T5.

Các thuật toán được thiết kế trong Phòng thí nghiệm dịch thuật bộ phận giả thần kinh của Stanford. T5 đã tạo ra văn bản với tốc độ khoảng 18 từ mỗi phút (những người bình thường có thể nói ra khoảng 23 từ mỗi phút trên điện thoại thông minh). Thậm chí, T5 sau đó đã đạt mức kỷ lục 40 ký tự/ phút.

Nghiên cứu này vừa được công bố trực tuyến ngày 12/5/2021 trên tạp chí Nature. Nó mở ra hi vọng cho hàng trăm nghìn người Mỹ và hàng triệu người trên toàn cầu, những người đã mất khả năng sử dụng chi trên hoặc khả năng nói do chấn thương tủy sống, đột quỵ hoặc xơ cứng teo cơ.



Mr. HONG ANH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024