Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/08/2018 14:08 # 1
nhathung
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 42/300 (14%)
Kĩ năng: 26/50 (52%)
Ngày gia nhập: 30/05/2015
Bài gởi: 4392
Được cảm ơn: 126
Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi!


Giải pháp cực kì kinh tế để biến tai nghe, dàn loa có dây trở thành không dây chỉ với vài chục ngàn đồng.

 
 

Thường thì các thiết bị điện tử mà có giá rẻ quá thì sẽ rất dở, bằng cách này hay cách khác, điển hình như cục pin dự phòng 2600mAh giá 50.000 đồng hay cặp tai nghe không dây nhái AirPods này. Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta lại may mắn mua được một sản phẩm không hề tồi chút nào, ví dụ như bộ thu tín hiệu Bluetooth Receiver mà Webuy giới thiệu dưới đây.

Bộ thu này hình như không có tên thương hiệu nào cả. Nó có xuất xứ từ Trung Quốc - nơi mà điều gì cũng có thể thành hiện thực. Nhìn qua phần quảng cáo, chắc chắn không ai nghĩ rằng giá của nó lại chỉ có vài chục ngàn đồng nhưng nếu mua vào thời điểm đang khuyến mãi, giá của sản phẩm này có thể xuống chỉ còn 20.000 đồng.

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 1.

Bluetooth Receiver giá có vài chục ngàn đồng mà đóng gói rất tử tế.

 

Quy cách đóng gói của món đồ khá ổn, hộp tử tế, không móp méo hay hỏng nát. Phụ kiện bên trong chỉ có một dây sạc Micro-USB ngắn và một adapter hai đầu là jack 3.5mm để kết nối với dàn loa tại gia hay trong xe hơi. Bộ thu này còn có nhiều màu khác nhau nhưng trông không đẹp lắm.

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 2.

Thông tin và cách sử dụng đều in bằng tiếng Anh nhưng sai chính tả và ngữ pháp.

 

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 3.

Phụ kiện đi kèm là adapter 3.5mm và cáp sạc Micro-USB.

 

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 4.

Adapter này thay cho dây line-in 3.5mm thông thường, hơi to nên khi cắm và dàn loa trông rất kì cục và đụng vào thì có thể gãy luôn.

 

Xung quanh hộp đựng và trong sách hướng dẫn sử dụng đều có tiếng Anh nhưng sai chính tả và ngữ pháp rất nhiều. Có vẻ như nhà sản xuất đã tiết kiệm tiền thuê nhân công nên mượn luôn chị Google để dịch. Thực ra thì đây cũng không phải vấn đề gì quá quan trọng vì cách sử dụng bộ thu cũng không khó chút nào.

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 5.

Đây là chân dung bộ thu tín hiệu Bluetooth. Chiều dài của nó vào khoảng 6 - 7cm, chiều rộng, sâu thì khoảng 1cm và nặng vài chục gr, rất thoải mái khi đeo lên cổ áo.

 

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 6.

Hai đầu là jack 3.5mm và cổng sạc.

 

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 7.

Kẹp giữ ở mặt sau.

 

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 8.

Đèn nháy báo chức năng có hai màu xanh và đỏ.

 

Về cơ bản, bộ thu này có đầy đủ chức năng quan trọng nhất: Phát nhạc, chỉnh âm lượng, chuyển bài hát và nhận cuộc gọi bằng micro riêng. Kì lạ là nhà sản xuất lại không tích hợp tính năng gọi trợ lý ảo, thay vào đó, khi bấm đúp nút chơi nhạc/nguồn thì điện thoại sẽ tự động gọi và số liên lạc gần nhất.

Thiết kế của bộ thu không có gì đặc biệt nhưng cũng không “hàng mã cho lắm” và ít lỗi gia công. Tuy nhiên, có một vấn đề là khe giữa nút bấm và vỏ khá lớn, nhìn thấy cả mạch điện bên trong nên chắc chắn khả năng chống nước là không có, chỉ cần đi mưa hay rơi vào cốc nước cũng sẽ gây ảnh hưởng.

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 9.

Cắm tai nghe vào là thành không dây chuẩn mực luôn.

 

Kha may mắn là đèn LED nháy của bộ thu này nhỏ và phát sáng ít. Nó sẽ nháy xanh liên tục trong khi đang sử dụng nhưng cũng không gây phân tán nhiều như cặp tai nghe TWS i7s.

Cách sử dụng bộ thu khá đơn giản: Bấm giữ nút phát nhạc/nguồn để bật/tắt, bấm giữ nút chuyển bài để tăng/giảm âm lượng và bấm một lần để chuyển. Lẽ ra hai tính năng của nút chuyển bản nên hoán đổi với nhau, cụ thể là bấm một lần để tăng/giảm âm lượng và bấm giữ để chuyển bài thì sẽ dễ sử dụng hơn. Ngoài ra, hai nút chuyển bài cũng bị ngược nhau. tức là bấm next thì nhạc quay ngược lại, còn bấm prev thì nhạc lại nhảy bài kế tiếp.

Bộ thu này có thể kết nối được 2 thiết bị cùng lúc nhưng sẽ ưu tiên phát âm thanh từ thiết bị nào kết nối trước. Tính năng này khá tiện lợi khi bạn muốn nghe nhạc luân phiên từ laptop và điện thoại. Chỉ cần tắt nhạc trên máy này là phát được từ máy còn lại.

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 10.

Bộ thu này chỉ phù hợp nhất với các loại tai nghe ngắn, điển hình là Sony MH755 trong hình.

 

Một vấn đề lớn hơn nữa là bộ thu này không đi kèm tai nghe, và dù có thể cắm bất cứ loại tai với jack 3.5mm nào vào là dùng được nhưng độ dài của dây lại không được tiện lợi cho lắm khi kẹp bộ thu lên cổ áo hay quai cặp. Vì vậy nên tôi phải mua thêm chiếc tai nghe Sony MH755 nữa để dùng cho tiện. Loại tai nghe này có chiều dài chỉ vào chục cm và có 2 bên tai dài ngắn khác nhau để tiện vòng qua cổ.

Chất lượng âm thanh ra sao?

Thực tế thì tôi khá ấn tượng về âm thanh từ bộ thu này, không phải vì nó nghe hay mà là vì rẻ như vậy mà vẫn dùng được đã là tốt lắm rồi.

Điểm yếu lớn nhất của bộ thu là độ chi tiết kém. Dải âm trầm có đầy đủ nhưng không được mượt mà, dễ vỡ, âm trung vừa đủ còn âm cao thì dễ méo. Giọng hát đệm trong các bản nhạc bị mờ nhạt, không rõ ràng, nhìn chung thì giống như đang nghe nhạc mp3 64kbps ngày xưa vậy.

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 11.

Nếu quan tâm đến chất lượng âm thanh thì bộ thu Bluetooth này không phải dành cho bạn đâu.

 

Không chỉ vậy, sau vài ngày sử dụng tôi mới phát hiện ra, bộ thu này chỉ hỗ trợ âm thanh đơn kênh mix mono, tức là âm thanh từ cả 2 kênh trái phải của bản nhạc gốc được trộn vào nhau rồi phát lại ra 2 tai nghe. Điều này thực ra không gây khó chịu lắm vì rõ ràng là không ai mong mỏi gì hơn từ một thiết bị có giá rẻ như vậy.

Một vài lưu ý nhỏ khác về bộ thu này là tín hiệu không bị trễ (rất tốt lúc xem video) nhưng không mấy ổn định, thỉnh thoảng lại phát tiếng xẹt xẹt; khi đã đứt kết nối vì đi quá xa thì không tự kết nối lại.

 

Thời lượng pin thế nào?

Lại một điểm nữa khiến tôi bất ngờ về bộ thu Bluetooth vô danh này. Với nhu cầu sử dụng bình thường, nghe nhạc ở mức 40% âm lượng, sản phẩm dùng được trong khoảng 2 tiếng 30 phút mới báo hết pin. Con số này không cao như mức 4 tiếng theo quảng cáo nhưng cũng vượt xa kì vọng (1 - 1.5 giờ) mà tôi đặt ra trước đó.

Cần lưu ý là thời lượng pin bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mức âm lượng mà bạn đặt. Nếu luôn mở 100% thì chắc chắn pin sẽ giảm nhanh hơn nhiều. Vậy nên, bạn tốt nhất nên sử dụng với tai nghe dạng in-ear để giữ mức âm lượng thấp hơn mà lại tăng thêm một chút về chất lượng âm thanh nữa.

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 12.

Đèn đỏ bật tức là đang sạc. Khi đầy pin, đèn này sẽ tắt.

 

Thời gian sạc được quảng cáo là khoảng 30 phút, nhưng thực tế thì con số này vào khoảng 40 - 60 phút tùy nguồn sạc. May mắn là sản phẩm có hỗ trợ vừa sạc vừa dùng nên khi ngồi một chỗ, ví dụ như khi đang xem phim ở nhà hay ngồi máy tính trên văn phòng thì cứ vừa sạc vừa nghe, không hề gây gián đoạn.

Vậy có nên mua không đây?

Câu trả lời là có và không, tùy theo nhu cầu của bạn.

Nếu muốn trải nghiệm cho vui, mua dùng chống cháy hoặc không quan tâm tới chất lượng âm thanh thì đây là một sản phẩm tuyệt vời, rất đáng để thử. Ngược lại, khi bạn muốn chi tiền thật nghiêm túc cho tai nghe không dây thì nên tránh xa những sản phẩm như thế này, ngay cả bộ thu tín hiệu của Xiaomi giá 400.000 đồng mà vẫn còn đầy điểm yếu cơ mà.

 

Dùng thử Bluetooth Receiver vô danh giá 40.000 đồng: Của rẻ mà không hề ôi! - Ảnh 13.
 

 

Ngoài ra, nếu muốn sở hữu tai nghe Bluetooth với giá rẻ, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm từ Remax, Xiaomi hay SoHo với giá chỉ 3 - 500.000 đồng, không hề đắt mà mang lại trải nghiệm tốt hơn kha khá.

genk.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024