Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/08/2016 22:08 # 1
nhathung
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 42/300 (14%)
Kĩ năng: 26/50 (52%)
Ngày gia nhập: 30/05/2015
Bài gởi: 4392
Được cảm ơn: 126
Trải nghiệm phím cơ G.Skill KM780 RGB - thiết kế công thái học, đèn led đa màu, switch Cherry MX


RipJaws KM780 RGB là một chiếc bàn phím cơ của G.Skill - một thương hiệu làm RAM hiệu năng cao rất nổi tiếng của Đài Loan và dòng sản phẩm gaming gear của G.Skill cũng chỉ vừa xuất hiện từ cuối năm ngoái. Mặc dù là một tay chơi mới nhưng có thể nói G.Skill đã đầu tư rất nghiêm túc, chất lượng hoàn thiện tốt mang lại trải nghiệm tương xứng, đầy đủ món ăn chơi nhưng bên cạnh đó cũng có một vài nhược điểm do chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

G.Skill rất nổi tiếng với dòng RAM RipJaws chuyên dùng cho các hệ thống máy tính chơi game và với dòng gaming gear đầu tiên của mình gồm phím, chuột và tai nghe thì G.Skill cũng sử dụng luôn thương hiệu này. KM780 RGB không phải là sản phẩm mới nhất nhưng hiện tại nó cao cấp nhất trong các phiên bản phím cơ của G.Skill với mức giá khoảng 160 USD, tại Việt Nam thì mình thấy nhiều cửa hàng bán khoảng 3,5 đến 3,7 triệu đồng.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-31.jpg


Thiết kế của KM780 RGB khá lạ mắt, hầm hố và khá nặng. G.Skill sử dụng kiểu thiết kế lộ chân với các switch được đặt lộ thiên trên một panel bằng kim loại màu đen phay xước, tương tự như dòng phím cơ K70/K95 của Corsair hay dòng BlackWidow X Chroma của Razer. Mình thích kiểu thiết kế này hơn so với thiết kế vỏ phủ soft-touch bao quanh phím thông thường bởi nó dễ vệ sinh và cũng không bám dấu tay trên vỏ.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-12.jpg
Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-16.jpg ​


Bao quanh bàn phím là một phần khung bằng thanh nhôm được xử lý anodize bề mặt, vừa tăng chất gaming, vừa làm một thanh tiện dụng. Trên thanh nhôm còn có sẵn một chiếc kẹp bằng nhựa để móc dây chuột. Chiếc kẹp này có thể di chuyển dọc theo thanh nhôm và khi không dùng có thể gập gọn vào dưới phím.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-28.jpg
Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-24.jpg Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-25.jpg Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-26.jpg Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-27.jpg ​


Trong bộ sản phẩm G.Skill có tặng kèm một hộp đựng 10 keycap tuỳ biến thiết kế khá đẹp. Chúng ta có thể móc chiếc hộp đựng keycap và keypuller vào thanh nhôm này.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-32.jpg


Thanh nhôm cũng khiến bàn phím nặng hơn, đặt trên bàn khó bị xê dịch hơn. Tuy nhiên, tại 2 cạnh bên thì thanh nhôm lại lồi ra ngoài, đặt dưới 2 "vây" bằng nhựa có chứa logo G.Skill trang trí và thành phần này chiếm khá nhiều diện tích trên mặt bàn.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-33.jpg


KM780 RGB có đi kèm một tấm kê tay (palm rest) bằng nhựa cứng, tháo rời được. Palm rest có bề mặt được phủ cao su khá bền bỉ với các hoạ tiết tam giác, khắc khá sâu nhằm tạo độ bám và độ thoáng cho lòng bàn tay, hạn chế bám mồ hôi. Tuy nhiên, bề mặt lớp su này cũng rất dễ bám bụi bẩn.

Ngoài layout chuẩn với 104 phím thì KM780 RGB còn có hàng tá nút chức năng khác. Kiểu thiết kế này khiến mình nhớ đến những chiếc bàn phím chơi game ngày trước khi các hãng sản xuất thường cố gắng nhét càng nhiều nút vào bào phím càng tốt dù không mấy khi người dùng đụng đến. Điều may mắn hơn là các phím chức năng trên KM780 RGB khá hữu ích.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-4.jpg


Hàng phím Macro nằm tại rìa trái quen thuộc với 6 phím. Thời gian gần đây thì các hãng làm phím cơ chơi game đã loại bỏ cụm Macro này vì nhiều người dùng phàn nàn là dễ khiến họ bấm nhầm theo thói quen gõ phím. Một mẹo nhỏ của mình khi sử dụng những chiếc phím cơ có hàng nút Macro là bạn nên đặt ngón tay út vào khe giữa hàng phím Macro và khu vực phím chính, như vậy sẽ giảm thiểu tình trạng bấm nhầm.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-3.jpg


Phía trên khu vực phím chính từ trái sang là 4 phím chỉnh Profile (MR, M1, M2, M3), cụm 3 phím khoá nút Windows, điều chỉnh độ sáng đèn LED và nút hẹn giờ chuyển hiệu ứng màu.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-9.jpg


Tương tự phía trên khu vực phím số, G.Skill đặt một hàng nút đa phương tiện có thể dùng với các ứng dụng nghe nhạc, xem phim như Play/Pause, Next/Rev và đặc biệt là một nút cuộn điều chỉnh âm lượng. Kiểu nút cuộn này khá phổ biến trên những dòng phím full-size của Corsair hay Logitech. G.Skill bắt chước nhưng sáng tạo hơn là gắn thêm một dải đèn LED ngay phía dưới. Khi cuộn thì dải đèn LED sẽ sáng theo từng nấc, mang lại cảm giác giống như đang chỉnh nhạc trên dàn Mixer :D, rất thú vị.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-17.jpg


Với kích thước đồ sộ thì KM780 RGB cũng được tích hợp một hub chuyển tiếp USB 2.0 và 2 jack âm thanh. Trang bị này cũng rất hợp lý với một chiếc phím cơ to nặng dùng với máy bàn như KM780 RGB. 2 jack âm thanh giúp chúng ta cắm tai nghe và mic dễ hơn thay vì phải dùng panel trước hay sau thùng máy rất vướn víu. Tuy nhiên, việc trang bị cổng USB 2.0 chưa phù hợp với một chiếc bàn phím cao cấp. G.Skill nên trang bị USB 3.0 để người dùng có thể khai thác cổng này để trao đổi dữ liệu tốc độ cao.

Thêm vào đó, nó còn có một nút chỉnh giữa 2 chế độ G (NKRO - chống gối phím toàn bàn phím) và S (6KRO - chống gối phím với 6 phím bấm cùng lúc). Chiếc nút này đảm bảo tính tương thích tối đa của KM780 RGB với mọi chiếc máy tính, máy tính cũ thì bạn gạt về chế độ S để biến KM780 RGB thành một chiếc bàn phím bình thường, loại bỏ tính năng lập trình phím và đưa chế độ chống gối về 6 phím theo tiêu chuẩn.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-18.jpg


Để cấp đủ nguồn cho dàn đèn RGB và tín hiệu thì KM780 RGB dùng cáp rất dày, dài 1,8 m, bện sợi bền bỉ và có 2 đầu chia USB gồm 1 đầu nhận tín hiệu, 1 đầu cấp nguồn và 2 đầu jack âm thanh tương ứng với tai nghe và mic. Như vậy có thể nói KM780 RGB đầy đủ món ăn chơi, không thua kém gì các mẫu phím cơ cao cấp đến từ các thương hiệu lớn khác.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-20.jpg


Về switch, KM780 RGB được trang bị Cherry MX RGB switch với phần vỏ (housing) của switch được thiết kế trong suốt, cho phép đèn LED được tích hợp ngay bên trong thay vì nằm phía trên hay phía dưới switch như Cherry MX truyền thống. Dòng switch này được Cherry giới thiệu năm 2014 và ngay sau đó được Corsair đăng ký sử dụng độc quyền. Mãi gần đây khi thời hạn dùng độc quyền đã hết thì các nhà sản xuất khác mới có cơ hội trang bị trên các mẫu phím cơ RGB mới nhất của mình.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-29.jpgTinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-30.jpg
 


Điểm cải tiến trên dòng switch này là đèn LED được tích hợp bên trong, ánh sáng đèn tỏa ra đều hơn khiến toàn bộ các ký tự trên phím đều sáng thay vì chỉ sáng ký tự chính, mờ ký tự phụ đối với cách bố trí đèn LED nằm tại cạnh trên của switch như thông thường. Thêm vào đó ánh sáng đèn đi qua lớp vỏ trong suốt cũng trở nên dịu hơn khi sử dụng ban đêm.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-21.jpg


Phiên bản KM780 RGB mình có được dùng switch Cherry MX RGB Blue, ngoài ra còn có Red và Brown. Một chiếc bàn phím chơi game thì Blue có lẽ không phải là loại switch lý tưởng nhất bởi lực nhấn khá nặng (50 g), có khấc phản hồi xúc giác (tactile bump) và cả tiếng clicky ồn ào. Mặc dù vậy mình vẫn thích Blue bởi gõ văn bản có cảm giác chính xác cao hơn so và ngay khi đang viết bài này thì mình cũng đang gõ trên KM780 RGB.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-34.jpg


Giống như những dòng phím cơ chuyên game khác, KM780 RGB dùng keycap ABS, thiết kế cylindrical tiêu chuẩn và bề mặt được xử lý mềm mang lại cảm tiếp xúc rất tốt. Keycap được khắc laser etch các ký tự với font chữ to rõ ràng. Dĩ nhiên với switch Cherry MX thì chúng ta hoàn toàn có thể tuỳ biến keycap và G.Skill cũng nghĩ đến điều này với việc tặng kèm một bộ 10 keycap.
 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-38.jpgTinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-39.jpg
 


Thiết kế công thái học của KM780 RGB với độ nghiêng phù hợp kèm với khoảng cách giữa các phím rộng rãi mang lại trải nghiệm gõ phím thoải mái, tự tin với từng cú nhấn. Mặc dù vậy, để gõ tốt nhất thì chúng ta cần phải gắn palm rest vào để có chỗ đặt lòng bàn tay, nếu không sử dụng palm rest, bàn phím sẽ hơi cao khiến tay chóng mỏi.
 

KM780RGB_Software (1).jpg
KM780RGB_Software (3).jpg KM780RGB_Software (4).jpg KM780RGB_Software (2).jpg KM780RGB_Software (5).jpg ​


Phần mềm đi kèm với KM780 RGB khá dễ sử dụng với giao diện trực quan. Nó cho phép bạn thiết lập macro và chỉnh hiệu ứng đèn. Hiện tại KM780 RGB hỗ trợ một số hiệu ứng như:
 

Wave.gif 
Lượn sóng Wave.
Breathing.gif 
Nhấp nháy theo nhịp thở Breathing.
Cycle.gif 
Luân chuyển màu sắc Cycle.
Ripple.gif 
Màu lan tỏa theo nhịp gõ Ripple.
Reactive.gif 
Phản hồi đơn màu theo nhịp gõ Reactive.
Chageling.gif 
Nhấn tới đâu màu nhảy tới đó Changeling.
Checkpoint.gif 
Đổi màu toàn bàn phím khi nhấn đủ số phím Checkpoint. 

Tinhte.vn_G.Skill_KM780RGB-35.jpg


Và dĩ nhiên chúng ta cũng có thể tùy biến màu cho từng nút hoặc từng cụm nút. KM780 RGB hỗ trợ lưu nhiều profile và bạn có thể đưa các tùy biến đèn và macro vào từng profile để có thể kích hoạt nhanh bằng các phím M1, M2, M3 tùy theo tình huống sử dụng như làm việc hay chơi game. Mặc dù vậy, khả năng tùy biến màu của KM780 RGB vẫn chưa được tối ưu khi chúng ta không thể kết hợp nhiều hiệu ứng cùng nhau như kiểu tùy biến của Razer. Hy vọng trong thời gian tới KM780 RGB sẽ được cập nhật tính năng này.

Ở tầm giá 160 đô thì G.Skill Ripjaws KM780 RGB là một sự lựa chọn rất đáng để suy nghĩ nếu anh em muốn tìm mua một chiếc phím cơ RGB, kích thước full-size đầy đủ món ăn chơi và mang đậm chất game. Mình đánh giá cao về sự đầu tư của G.Skill đối với dòng sản phẩm này, nhất là ở vị thế của một hãng vốn xưa nay chỉ làm RAM máy tính. Tuy nhiên, chính vì chân ướt chân ráo bước vào thế giới gaming gear nên KM780 RGB vẫn còn một vài nhược điểm và những nhược điểm này sẽ được khắc phục qua thời gian nếu G.Skill lắng nghe người dùng và thật sự muốn theo đuổi thị trường gaming gear về lâu dài.

Điểm mình thích:

  • Thiết kế công thái học, chất liệu cao cấp, thiết kế hở chân switch, dễ vệ sinh;
  • Có kẹp giữ dây chuột, nhiều nút chức năng hữu ích, nút cuộn chỉnh âm lượng hợp lý;
  • Tích hợp hub USB và jack âm thanh;
  • Dùng switch cơ học Cherry MX RGB chất lượng cao, có tặng kèm cả keycap;
  • Tích hợp đèn RGB, khả năng tuỳ biến khá cao;
  • Palm rest tháo rời được;
  • Phần mềm dễ dùng.

Điểm mình chưa thích:

  • Hàng phím Macro không còn là xu hướng, nên lược bỏ để tránh bấm nhầm;
  • USB tích hợp vẫn là USB 2.0, phải là USB 3.0 mới đáng tiền;
  • 2 vây nhựa 2 bên khá chiếm diện tích;
  • Không thể thiết lập nhiều chế độ đèn hoạt động cùng nhau.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024