Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/04/2010 23:04 # 1
anhlatuan
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 29/100 (29%)
Kĩ năng: 101/110 (92%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 479
Được cảm ơn: 651
Dế” nhái lấn lướt “dế” xịn


Dế” nhái lấn lướt “dế” xịn


 
 

TinMoi - Nếu không tinh ý và “thừa” kinh nghiệm thì có lẽ ít ai có thể phân biệt được 2 chiếc điện thoại thật và nhái đặt cạnh nhau. Màu sắc, thiết kế, kiểu dáng… đều hệt như nhau, thậm chí hàng nhái còn nhiều tính năng hơn hàng thật. Thị trường ĐTDĐ thật bát nháo khi hầu hết các mẫu điện thoại đều bị nhái lại, từ loại rẻ tiền tới hàng cao cấp.

Nhái tuốt

Hầu hết “dế” nhái trên thị trường hiện nay đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, vốn tung hành bao nhiêu năm nay với vô số các mẫu điện thoại rẻ tiền, được làm y chang như hàng thật có giá bán chỉ bằng một phần.

Theo một đại lý bán di động trên đường Chùa Bộc, điện thoại nhái hiện nay được bày bán công khai và hầu như loại nào cũng có, từ rẻ tiền như Nokia 1110i (giá khoảng 300 nghìn đồng) đến những sản phẩm đắt tiền như E71, E72, N97, thậm chí là cả iPhone 3GS của Apple. Nokia là dòng điện thoại được làm nhái nhiều nhất, hầu như mẫu nào Nokia bán ra thị trường thì ngay lập tức có hàng nhái của Trung Quốc.

Khi đặt chiếc E71 và E72 của Nokia bên cạnh hàng nhái, người dùng khó lòng phân biệt đâu là thật đâu là giả. Theo anh Thành, chủ cửa hàng bán điện thoại trên đường Cầu Giấy, hiện nay điện thoại nhái được làm giả rất tinh vi từ hình thức mẫu mã, logo in trên thân máy giống y như hàng công ty, và ngay cả đến số IMEI cũng giống luôn.

 Ảnh minh họa

E71 nhái (trái) và xịn (phải) đặt cạnh nhau thì khó có thể phân biệt được ngoại trừ giao diện người dùng trông rất dại.


Nhiều người dùng khi đi mua điện thoại thường soi IMEI xem có trùng không, nhưng hiện nay đến cả IMEI cũng được làm nhái khá tinh vi và nhiều khi chủ cửa hàng cũng khó phân biệt được, chứ chưa nói tới người dùng.

Cũng theo anh Thành, tuy là đồ nhái nhưng luôn được nhái theo các mẫu điện thoại được nhiều người ưa thích. Với giá thành chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí 1/3 giá công ty nên nhiều người vẫn tìm đến hàng nhái với nhiều lý do khác nhau. Với những người có thu nhập thấp, họ chỉ cần một chiếc điện thoại rẻ tiền để làm phương tiện nghe gọi, nên dù Nokia 1110i giá quá bèo nhưng hàng Trung Quốc giá bằng một nửa vẫn bán được. Còn đối với những người ít tiền muốn xài sang hay những người thích thay đổi mẫu mã thì lại chọn những mẫu “dế” nhái cao cấp với giá phải chăng mà vẫn được tiếng là xài điện thoại cao cấp.

“Xịn” hơn hàng “xịn”

Bên cạnh những loại điện thoại nhái có kiểu dáng hoàn toàn giống với phiên bản thật, cũng có những sản phẩm nhái được bổ sung thêm một số tính năng để hấp dẫn người mua. Chẳng hạn như chiếc E72 Tàu, ngoài các tính năng và kiểu dáng giống như chiếc E72 xịn, chúng còn được “tặng” thêm chức năng xem TV và thêm “chấm” (từ 5MP lên 8MP). Tuy nhiên, anh Thành cho biết, tuy được trang bị camera lên tới 8MP nhưng chất lượng của chúng không thể sánh được với loại điện thoại xịn tích hợp camera 8 “chấm”.

 Ảnh minh họa

Chiếc E72 nhái này được làm giả y như thật lại còn được tặng thêm chức năng xem TV và nâng “chấm” lên tới 8MP.


Thời gian vừa qua, việc Việt Nam chính thức triển khai mạng 3G cũng làm cho thị trường “dế” nhái trở nên sôi động hơn. Nhiều điện thoại nhái TQ đã được tích hợp thêm 3G dù hàng xịn không có. Tuy nhiên, theo anh Thành, chỉ những dòng điện thoại cao cấp nhái thì 3G còn sử dụng được, còn trên các loại rẻ tiền chỉ là bịt mắt cười tiêu dùng, có cũng như không, vì người dùng không thể sử dụng chúng để kết nối mạng 3G cho dù máy có hỗ trợ công nghệ này.

Ngoài ra, theo một chủ cửa hàng điện thoại trên đường Bà Triệu, hàng nhái vẫn chỉ là hàng nhái, dù kiểu dáng, mẫu mã, IMEI có y hệt nhau thì người dùng vẫn có thể phân biệt được khi cầm máy kiểm tra. Chẳng hạn như giao diện người dùng, các menu cũng khác nhau, font chữ không rõ ràng và trông rất “dại”. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là các điện thoại nhái hiện nay được làm khá tinh vi, các linh kiện giữa thật và nhái hoàn toàn có thể tráo đổi tương thích với nhau. Vì vậy, nhiều cửa hàng có thể làm nhiều thủ thuật để trà trộn giữa đồ thật và đồ nhái. Như thế sẽ còn khó phân biệt hơn và lúc đó, người tiêu dùng chỉ còn biết trông chờ vào lương tâm của người bán.

Tham rẻ mất tiền

Nhiều khách hàng tìm đến điện thoại Tàu vì giá rẻ nhưng đôi khi chính vì cái sự “rẻ” đó mà nhiều người đã bị mất tiền oan. Trong chuyến đi chơi Trung Quốc hồi tháng 3 vừa qua, anh Nam ở Mỹ Đình thấy chiếc iPhone 3G Tàu trông chẳng khác gì hàng xịn nhưng giá chỉ có 3,5 triệu nên đã mua về chơi. Ngoài kiểu dáng hấp dẫn, chiếc iPhone 3G này còn xem được cả TV.
Ảnh minh họa

Cầm chiếc iPhone 3G Tàu trên tay, anh Nam tỏ ra tiếc nuối vì đã bỏ tiền ra mua.


Tuy nhiên, mua về một thời gian thì chiếc iPhone trên dở chứng, màn hình cảm ứng kém, và phải chà mạnh tay vào mới phản ứng. Vì là chiếc điện thoại được điều khiển hoàn toàn qua màn hình cảm ứng, nên nếu màn hình iPhone bị “liệt” thì coi như chiếc điện thoại này cũng vứt luôn. “Đúc kết kinh nghiệm” mua hàng Trung Quốc, anh Nam khẳng định: “Khi mua điện thoại Tàu, không nên chọn hàng có màn hình cảm ứng”.

Cũng theo anh Thành, sở dĩ mặt hàng điện thoại nhái cao cấp vẫn chạy là bởi chúng được tích hợp thêm tính năng xem TV. Tuy nhiên, khả năng bắt sóng của những chú “dế” này chỉ tốt hồi mới đầu, còn càng về sau thì khả năng dò sóng càng kém.

Thêm vào đó, những chiếc điện thoại nhái thường có thời gian bảo hành ngắn và thường bảo hành ngay tại các cửa hàng bán điện thoại hoặc dân đưa buôn. Vì vậy, nhiều khi điện thoại vừa bảo hành xong cầm về đã lại dở chứng hoặc hết hạn bảo hành thì hỏng. Do đó, đôi khi tiền sửa còn nhiều hơn tiền máy nên nhiều khi hỏng người dùng thường vứt xó hơn là mang đi sửa.

 


 

Theo vnmedia.vn





...
...TƯƠNG LAI ƠI MI LÀ TẤT CẢ CỦA TA...

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024