Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/03/2014 18:03 # 1
Akuma
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 16

Kinh nghiệm: 53/190 (28%)
Kĩ năng: 72/160 (45%)
Ngày gia nhập: 25/09/2010
Bài gởi: 1763
Được cảm ơn: 1272
Ninja Gaiden: Truyền Nhân Của Rồng


*** Bài viết có sử dụng thông tin từ:

http://nintendovn.com/forum/index.php?threads/1363/

http://ninjagaiden.wikia.com/wiki/Ninja_Gaiden_Wiki

Xin chân thành cám ơn tác giả của các bài viết trên ^^ ***

Nếu có ai đó hỏi tôi rằng “trong thế giới game hiện nay, ở thể loại Hành Động – Chặt Chém bạn thích nhất game nào?” thì tôi cũng chẳng do dự gì mà trả lời họ: Vâng, là Ninja Gaiden !!!. Còn lí do vì sao tôi nói như vậy thì xin hãy theo dõi bài viết nhé ^^.

--- Lịch sử ---

Được phát triển bởi Team Strong thuộc hãng Tecmo vào giữa thập niên 80, cộng thêm sự dẫn dắt của Shuichi Sakurazaki … 1 series mới đã được hình thành. Series đó là gì?. Là Ninja Ryukenden (忍者龍剣伝 Ninja Ryūkenden) tại Nhật Bản, là Shadow Warriors tại châu Âu, là Ninja Gaiden tại châu Mỹ. Nó mang hơi hướng và đường lối của “đàn anh” đi trước là Double Dragon, chính vì vậy vào thời điểm ra mắt cả series đều bị xem là “ăn theo” cái bóng của Double Dragon. May thay, cả series đã được thêm vào một vài thử thách tập trung ở nút bấm trên tay cầm, chính những thử thách đó đã làm nên một huyền thoại về độ “khó” trong thế giới game.

--- Sự lột xác ---

Từ hệ máy NES với những hình ảnh, âm thanh đơn sơ thuở ban đầu đến hệ máy PS3 với những hình ảnh cực kì đẹp mắt và âm thanh hoành tráng … series Ninja Gaiden đã có 1 giai đoạn chuyển mình không thể quên với những khó khăn, gian khổ.

Trong 3 phiên bản đầu tiên trên hệ máy NES, Sakurazaki đã cho cả thế giới game thấy 1 điều: Ninja Gaiden không phải dành cho dân amateur!. Quả thật vậy, các bạn hãy để ý mà xem. Vào thời điểm ra mắt, rất nhiều người chơi đã không thể vượt qua được màn đầu tiên của Ninja Gaiden I đấy nhé. Sakurazaki đã cho kẻ địch trong game cơ hội “dần” Ryu Hayabusa từ chết tới chết nhiều hơn là bắt chúng phải đầu hàng dưới thanh Long Thần Chi Kiếm. Có 1 vài gamer có kĩ năng, và có thể là cả may mắn nữa … đã tiêu diệt được trùm cuối và ngồi cười hả hê. Tuy nhiên, số còn lại thì đều bỏ cuộc tại màn hình “Continue” với một chiếc cưa tròn đang dần hạ xuống người hùng trong cảnh thất thế của chúng ta. Đâu có dễ mà chơi được Ninja Gaiden ngay từ đầu!. Độ khó phải nói là “tàn nhẫn” luôn chứ chẳng đùa.

Đến thời điểm hệ máy SNES xuất hiện, Tecmo thấy rằng họ cần phải có 1 tựa game mới để có thể cạnh tranh được với Virtual Fighter của SEGA. Trách nhiệm phát triển ban đầu được giao cho Team Ninja - một đội ngũ được thành lập với nhiệm vụ đưa Gaiden Trilogy lên hệ máy SNES. Nhưng rồi sau đó, một lập trình viên có danh tiếng đang làm việc trên hệ máy SNES của hãng Tecmo Bowl là Tomonubu Itagaki đã về với Team Ninja. Chính ông, chính ông là người đã kế thừa “cái khó” của Sakurazaki để lại cho mọi người, để lại cho Tecmo. Itagaki đã tạo nên 1 người anh em của Ninja Gaiden là Dead Or Alive, 1 game đối kháng với các nhân vật là … các em chân dài xinh tươi!!!. Nói là game đối kháng về các em chân dài nhưng Itagaki vẫn không quên dành đất cho Ryu Hayabusa thể hiện trong các phiên bản Dead Or Alive. Dù cho các fan của dòng game này có chưa chơi 3 game Ninja Gaiden đầu tiên đi nữa thì họ cũng chỉ biết 1 điều: Ryu Hayabusa trong game này thật sự khủng khiếp!. Itagaki cũng biết điều đó, và ông biết rằng phải làm nhiều hơn thế để đưa anh trở lại sàn diễn của riêng mình. Dead or Alive trở thành những câu chuyện phụ về Ryu. Itagaki muốn xây dựng nên sự kiện chính của Ryu, chỉ của riêng Ryu mà thôi.

--- Và Ryu đã trở lại, lợi hại gấp nhiều lần !!! ---

8 năm đã trôi qua kể từ lần ra mắt cuối cùng của game trong dòng. Itagaki và Team Ninja bắt đầu xây dựng sự trở lại của Ryu Hayabusa vào năm 1999, giữa các phần hậu bản của DOA. Game Gaiden mới đã được chỉnh sửa cho phù hợp với dòng chảy trong Dead Or Alive, đặt vào thời điểm 2 năm trước khi cốt truyện ở phần 1 diễn ra, nhưng dành cho một lưỡi gươm sắc bén hơn. Cả về tiếng đồn lẫn thực chất gameplay sẽ phải hoàn toàn khủng bố. Khi những tester phàn nàn rằng mẫu thử quá khó khăn, Itagaki hiệu chỉnh lại cho game còn khó hơn thế nữa. Hóa ra, ông chẳng hề xây dựng một nhẫn giả. Dòng game mới phải có một tiếng tăm gì đó để giữ mãi mãi. Trong những game hành động khác, Itagaki sẽ nói “đối phương tồn tại là để bạn tiêu diệt”. Còn đối với Ninja Gaiden thì ông sẽ nói “đối phương tồn tại là để tiêu diệt bạn”. Điều này đồng nghĩa với việc bất kì ai muốn chinh phục được tượng đài Ninja Gaiden mới sẽ phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đối mặt với địa ngục thật sự!.

Sau 5 năm phát triển và 13 năm chờ đợi, Ninja Gaiden đã lại mang tượng đài gameplay “khó nhằn” đến Xbox vào ngày 2 tháng 3 năm 2004. Lúc này đây, chàng Ryu Hayabusa của chúng ta đã có 1 diện mạo hoàn toàn mới: rất đẹp trai, rất ngầu, rất phong độ!. Vâng, thật sự là như vậy. Và từ đó về sau, Ninja Gaiden đã xuất hiện trên các hệ máy như: Nintendo DS, Wii U, Xbox 360, PS3. Mỗi phiên bản là 1 câu chuyện hấp dẫn, li kì của chàng ninja Ryu Hayabusa.

--- Giết Hay Là Chết ! ---

“Đẫm máu – Bạo lực” là 2 từ mà tôi có thể miêu tả chính xác nhất về phiên bản mới của Ninja Gaiden. Bạn sẽ luôn chìm đắm trong cảm giác tàn sát thẳng tay, chém giết kẻ thù không thương tiếc. Mọi bước chân bạn đi, mọi nơi bạn đến … đều lấp ló bóng dáng bọn Fiend và ninja thuộc bộ tộc Nhện Đen. Chúng chực chờ bạn sơ hở 1 giây thôi thì sẽ rút hết máu của bạn xuống. Chúng đánh lén bạn một cách bất ngờ với số lượng áp đảo và chúng sẽ nướng chín bạn bằng shuriken nổ. Rất nhanh thôi, màn hình sẽ hiện chữ “Continue” với 2 tùy chọn là Yes hoặc No. Bây giờ bạn làm gì?. Ức chế quá thì liệng cái tay cầm vô màn hình cho rồi đi, nếu bạn không đủ kiên nhẫn =))))))). Tôi nghĩ bạn đâu ngốc đến mức đó phải không?. Ta lại ngồi xuống, hít một hơi thật sâu và thở thật mạnh, từ từ nhấc tay cầm lên và chơi tiếp ^^.

Một điểm làm nên thương hiệu Ninja Gaiden là sự đa dạng của vũ khí cũng như độ sâu kinh người của hệ thống chiến đấu trong game. Hàng tá các chuỗi combo được Itagaki ẩn giấu trong người Ryu chỉ đợi người chơi kết hợp nhuần nhuyễn các nút bấm và tung ra đúng thời điểm sẽ kết liễu kẻ thù không thể nào đẹp hơn. Ryu có thể hất tung kẻ thù lên không rồi bằng 1 cú Izuna Drop thật điệu nghệ, anh bẻ gãy cổ chúng. Đơn giản hơn là Ryu sẽ tung mình lên cao và chuẩn bị sà xuống như 1 con diều hâu bằng chiêu Flying Swallow hoặc làm rung động mặt đất bằng chiêu Cicada Slash. Còn nếu bạn thích hất kẻ thù lên không và “tùng xẻo” chúng bằng các đòn combo thì Ryu cũng có thể làm được điều đó bằng nhiều món vũ khí khác nhau như Dragon Sword, Falcon’s Talon, Vigoorian Flail … Riêng tôi thì tôi thích “tùng xẻo” chúng trên không hơn là cứ giáp lá cà dưới mặt đất, hehe.

Qua từng phiên bản, độ khó càng tăng dần, Ryu của chúng ta càng lúc càng mạnh lên. Itagaki chính tay săn sóc độ khó của từng phiên bản nên càng ngày Ryu càng bị đập thảm hại, te tua hơn trước. Ninja Gaiden là vậy, với hàng đống cảnh đẫm máu và những thử thách điên người thúc giục Ryu Hayabusa vượt qua. Nhắc đến Ninja Gaiden thì ta phải nhắc đến gameplay đậm chất hành động và dồn dập với tiết tấu nhanh, những hi vọng cực kì mỏng manh để chiến thắng được các con trùm trong game, những nỗi ức chế khi khi người chơi không thể vượt qua được những cái bẫy mà Team Ninja đã đặt ra …..

Bản anh hùng ca Ninja Gaiden sẽ còn mãi ngân vang trong lòng tôi, trong lòng những người hâm mộ của dòng game này …



I'm Akuma ... And I will teach you the meaning of pain !!!
               


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024