Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/03/2010 10:03 # 1
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Star Wars: Empire at War – Thiên hà giao tranh


Thời điểm nào thích hợp để Darth Vader tiến hành âm mưu thôn tính thiên hà? Trước sự kiện xảy ra trong chương 4 (Episode IV – A New Hope) và sau chương 3 (Episode III - Revenge of the Sith), xem ra đây chính là khoảng thời gian phù hợp nhất. Nhưng phe Rebel Alliance đã xuất hiện, ngăn cản âm mưu bành trướng của đạo quân nhân bản, và thế là chiến tranh nổ ra. Giữa cuộc chiến của hai bên, người chơi s�
Thời điểm nào thích hợp để Darth Vader tiến hành âm mưu thôn tính thiên hà? Trước sự kiện xảy ra trong chương 4 (Episode IV – A New Hope) và sau chương 3 (Episode III - Revenge of the Sith), xem ra đây chính là khoảng thời gian phù hợp nhất. Nhưng phe Rebel Alliance đã xuất hiện, ngăn cản âm mưu bành trướng của đạo quân nhân bản, và thế là chiến tranh nổ ra. Giữa cuộc chiến của hai bên, người chơi sẽ là người quyết định vận mệnh thiên hà về tay ai...


“Tèng teng, teng teng tèng téng...”, dù đã quá quen thuộc với những tiết tấu của loạt phim Star Wars, nhưng mỗi khi nó cất lên lại khiến bao người phải rạo rực và háo hức. Lần này, âm điệu của nhà soạn nhạc thiên tài John Williams trỗi lên nhưng không phải trên màn bạc, mà là trên màn hình máy tính. Đế chế Galactic Empire dưới sự dẫn dắt của Darth Vader, đã trở lại “phục hận” vùng đất RTS (chiến thuật thời gian thực), nơi mà những đạo quân nhân bản “mác” LucasArts chưa bao giờ giành được thắng lợi. Star Wars: Empire At War (SWEAW) được giao cho Petroglyph – studio của những “cựu binh” Westwood Studios lừng lẫy một thời.

Lối chơi? Được...


Xôn xao chờ đợi và rồi cuối cùng SWEAW cũng được tung ra. Dễ thấy trước tiên, game mang một bộ mặt khác hẳn so với các bản trước đó, thể hiện quyết tâm chinh phục lĩnh vực RTS – vốn dĩ là nơi “chôn chân” biết bao binh đoàn nhân bản của “vương triều” LucasArts. Thay vì đơn điệu theo tông RTS cổ điển: xây – ra lính – đánh, Petroglyph đã mạnh dạn “pha” hình thức theo lượt (turn-based) và thời gian thực (real-time) theo cách riêng khá lạ để áp dụng vào game - Một hướng đi “cũ mà mới” rất được các game chiến thuật ngày nay ưa thích. Kết quả ra sao? Phần theo lượt của game thực chất chỉ mang tính tượng trưng. Trong game, thời gian vẫn tiếp tục trôi qua và bạn chẳng bao giờ phải thực hiện công thức: đi – chờ – đi. “Tàn tích” của theo lượt hiện hữu ở mặt quản lý: bạn xây dựng công trình, nâng cấp và tạo quân, sau đó đem quân đi giao chiến mở rộng bờ cõi. Rõ nét nhất của mặt này là ở phần bản đồ thiên hà, với nhiều hành tinh chờ người chơi khám phá (tất nhiên, chiếm được một hành tinh sẽ được tiền và những phần thưởng đặc biệt của hành tinh đó!).



Cái cách riêng mà Petroglyph đưa ra không chỉ biến đổi mảng theo lượt mà còn ở phần thời gian thực. Cụ thể ở đây, game chia chiến trường thành hai loại: không gian và mặt đất. Cả hai mảng giao tranh này đều áp dụng dạng chiến thuật tính toán (tactic-strategy): bạn có một số quân, xoay sở sao cho hoàn thành được nhiệm vụ là đạt! Theo ý kiến riêng, các trận đánh không gian hấp dẫn hơn bởi AI khá linh hoạt: máy biết tung quân tương khắc để “chọi” lại người chơi và không ngừng đánh vào những điểm yếu của đội hình chiến hạm. Thêm một điểm “đáng đồng tiền” nữa: việc thể hiện trận đánh không khác gì một game dàn trận không gian hay bắn tàu không gian thứ thiệt; nào là tàu lớn tàu nhỏ phân cấp hẳn hòi, khi giao tranh có đánh vào những điểm trọng yếu trên thân tàu, rồi có cả trạm không gian nữa chứ! Đó là còn chưa kể đến chuyện chiến trường luôn đầy màu sắc sặc sỡ vì tia lazer của các chiến hạm bắn tá lả! Chuyển qua các trận đánh trên mặt đất, game lại xoay quanh hình thức chiếm điểm (game gọi là Reinforcement Points - nơi đổ bộ thêm quân) – một loại hình chơi rất quen với những fan của các trò như Ground Control II: Operation Exodus, The Lord of the Rings: The Battle for Middle-Earth... Nhưng nhìn chung, mặt chơi này khá tẻ nhạt vì máy thường có xu hướng thụ động nằm chờ người chơi tìm đến, hoặc luôn làm theo kiểu: đợi ra quân đông là ồ ạt kéo đi “đè” người chơi!

Nhắc đến việc giao tranh của game mà không đề cập đến chế độ phóng to - thu nhỏ thì thật thiếu sót. Sở dĩ người viết đề cập đến chế độ này vì quả thật nó hoạt động cực tốt, đặc biệt là phần thu nhỏ. Cho dù bạn đánh nhau trong không gian hay mặt đất, chỉ cần vài cú “lăn” chuột là bạn có ngay một tầm nhìn cực rộng và dễ nhìn (rất hiếm game RTS nào hiện nay chịu làm như vậy). Nếu gặp phải màn nào có thêm rađa mở bản đồ thì càng “đã”, bởi bạn sẽ dễ “bỏ bom” đối phương hơn khi kết hợp với tính năng này!




...nhưng để lộ khá nhiều sơ hở!

Một phàn nàn khác, có thể nói không phải lỗi của nhà phát triển, nhưng cũng đáng nhắc tới là sự cân bằng sức mạnh giữa hai bên. Theo đúng trong phim, phe Galactic Empire rất mạnh và áp đảo, trong game cũng thể hiện tương tự. Vấn đề ở chỗ, ngay từ đầu phe Galactic đã có hero Darth Vader với kỹ năng quá mạnh, có thể đương đầu với 2/3 số quân của màn đó, trong khi phe Rebel thì khởi đầu “tay trắng”. Chưa hết, về sau phe Galactic còn thêm một số đơn vị quân đặc biệt như Death Star, AT-AT nổi trội hơn hẳn so với phe kia. Thử hỏi, với sự chênh lệch quá nhiều như vậy, cán cân thử thách của trò chơi sẽ ra sao? Hẳn bạn cũng đã đoán ra được kết quả!

“Hình thiếu,âm thừa”


Không cần dông dài khi bàn về hình ảnh của game, chỉ cần hai từ trung bình là đã có thể lột tả được vẻ ngoài của trò chơi. Mô hình nhân vật thì thô sơ, không rõ nét (các phi thuyền đỡ hơn một chút), cảnh vật thì đơn giản na ná nhau, còn phần menu thì sắp xếp khá rối. Chưa kể, cỡ chữ thể hiện trong game không tạo được nét thiện cảm về mỹ thuật và khoảng cách giữa các dòng chữ khá khít, nên khi đọc rất dễ mỏi mắt. Cũng may, phần hình ảnh có được hai vị “cứu tinh”: một là dùng hình ảnh để diễn giải điểm mạnh và yếu của một đơn vị quân, trông trực quan dễ hiểu; và còn lại là phần hiệu ứng rất tuyệt vời của trò chơi: khói, mưa, các vụ nổ và nhất là hiệu ứng sóng chấn động (từ động cơ tỏa ra, các vụ nổ chiến hạm – bắt đầu được áp dụng nhiều trong các game chiến thuật gần đây) đều được thực hiện khá chăm chút! Còn âm thanh? Ta có thể chắc chắn một điều: không thể chê vào đâu được! Những âm hưởng, tiết tấu của bộ phim Star Wars trầm bổng ra sao, trong game y hệt như thế. Petroglyph đã cố gắng hết mình để thể hiện lại “cảm giác” của bộ phim và họ đã thành công trong việc làm hài lòng các gamer ở phần này.




Lời kết

Tính đến thời điểm hiện tại này, SWEAW có thể xem là bản game RTS thành công nhất của dòng game Star Wars. Thành công không có nghĩa là một trò chơi hay, bởi ngoài những vấn đề trục trặc đáng nói, game cần có thêm một điểm nhấn để nâng nhịp game bình bình của mình lên. Thật tiếc, lực của trò chơi chỉ đến thế. Tóm lại, với những fan Star Wars, game đã thỏa mãn các tố chất căn bản của thế giới mà họ cần, nhưng với các gamer đam mê dòng game kết hợp theo lượt – nhập vai, như thế vẫn chưa đủ...


-Cấu hình:

Computer: 100% DirectX 9.0c compatible computer
CPU: Intel Pentium III 1.0 GHz or AMD Athlon 1.0 GHz
Operating System: Windows 2000, Windows XP
Ram: 256MB
Graphics Card: 32 MB graphics card with Hardware Transform and Lighting (T&L) capability
Sound Card: 100% DirectX 9.0c compatible, PCI or Onboard Audio Device



DOWNLOAD LINK

http://mega.1280.com/file/6J26H1HI/
http://mega.1280.com/file/7RMC3O3H/
http://mega.1280.com/file/6QB6MDXH/
pass: tech24.vn


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024