Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/03/2016 22:03 # 1
lien7h30
Cấp độ: 22 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 158/220 (72%)
Kĩ năng: 89/100 (89%)
Ngày gia nhập: 23/03/2013
Bài gởi: 2468
Được cảm ơn: 539
Tương Tác Thức Ăn Và Thuốc Dùng Đường Uống


MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ THỨC ĂN


1. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG
Ví dụ : chlorpheniramine, diphenhydramine, fexofenadine (Telfast, Telfadine), loratadine (Clarytine), cetirizine (Zyrtec).

                                 Bài giảng Dược Lâm Sàng cho Điều dưỡng- tháng 12/2009. 
                                             Biên soạn và trình bày: THS.DS. Nguyễn Thị Thu Ba

 

1. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG
Ví dụ : chlorpheniramine, diphenhydramine, fexofenadine (Telfast, Telfadine), loratadine (Clarytine), cetirizine (Zyrtec).

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Tốt nhất là dùng thuốc kháng histamine lúc bụng đói để tăng hấp thu và tăng tác dụng.
- Rượu : khi dùng chung với một số thuốc kháng histamine có thể gây gia tăng buồn ngủ và làm giảm mạnh hoạt động trí óc và vận động, cần chú ý thận trọng khi đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.

2. THUỐC GIẢM ĐAU-HẠ SỐT
Ví dụ : Paracetamol (Efferalgan; Panadol…)

Tương tác cần chú ý :
Thức ăn : Để hấp thu nhanh và cho tác dụng nhanh nên uống thuốc lúc bụng đói vì thức ăn làm cản trở hấp thu của paracetamol.
Rượu : Tránh hoặc hạn chế uống rượu vì có thể làm tăng nguy cơ độc hại trên gan và trên dạ dày. Cần báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân là người thường xuyên uống rượu, trước khi kê đơn paracetamol.

3. THUỐC KHÁNG VIÊM NON-STEROID (NSAIDS)
Ví dụ :
 aspirin (Aspegic), diclofenac (Voltaren), tenoxicam (Tilcotil), meloxicam (Mobic). . .

Tương tác cần lưu ý :
Thức ăn : Tốt nhất là dùng thuốc trong bữa ăn hoặc chung với sữa để tránh thuốc kích ứng dạ dày.
Rượu : Tránh hoặc hạn chế uống rượu vì có thể làm tăng nguy cơ độc hại trên gan và trên dạ dày. Cần báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân là người thường xuyên uống rượu trước khi kê đơn thuốc NSAIDS. Viên Aspirin pH8 hoặc viên Votaren 50 mg tan trong ruột là các viên được bào chế đặc biệt để hạn chế gây tác dụng phụ trên dạ dày.

4. THUỐC CORTICOSTEROIDS
Ví dụ :
 prednisolone, methylprednisolone (Medrol)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Nên dùng thuốc chung với thức ăn hoặc sữa để giảm khó chịu ở dạ dày.

5. THUỐC GIẢM ĐAU DẪN XUẤT TỪ MORPHINE :
Ví dụ :
  codeine (Efferalgan-Codeine), morphine, meperidine (Demerol)

Tương tác cần chú ý :
- Rượu :
 tránh uống rượu vì rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc. Cẩn thận khi lái xe hoặc điều khiển máy móc cơ giới.
- Thức ăn : nên dùng chung với thức ăn để giảm tính kích ứng ở dạ dày.

6. THUỐC CHỮA HEN
THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
Ví dụ : theophylline (Theostat LP), salbutamol (Ventolin), epinephrine (adrenaline)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 Ảnh hưởng của thức ăn trên theophylline có thể rất biến đổi. Thức ăn giàu chất béo có thể làm tăng nồng độ theophylline trong máu, trái lại thức ăn giàu chất xơ có thể làm giảm hấp thu của thuốc này. Bác sĩ cần biết rõ chế độ ăn hiện tại của bệnh nhân để có thể lựa chọn dạng bào chế và liều thích hợp (viên giải phóng bình thường, viên giải phóng kéo dài hoặc dạng hạt nhỏ. Ví dụ : thức ăn ít ảnh hưởng đến biệt dược THEO-DUR và SLO-BID, nhưng lại làm tăng hấp thu của THEO-24 và UNIPHYL và gây tác dụng phụ buồn nôn, nôn, đau đầu và kích thích. Thức ăn cũng có thể làm giảm hấp thu của các sản phẩm THEO-DUR hạt nhỏ dùng cho trẻ em.
- Cafeine : Tránh uống hoặc ăn các thức ăn, nước uống có chứa cafeine (như trà, cà phê, chocolat, Coca-Cola…) vì cafeine và theophylline đều có tác dụng kích thích thần kinh. 
- Rượu : Tránh uống rượu nếu đang dùng thuốc theophylline vì có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ như : buồn nôn, nôn, đau đầu và kích thích.

7. THUỐC TIM MẠCH (thuốc hạ huyết áp, trị đau ngực, điều hòa nhịp tim, hạ cholesterol máu)
7.1. NHÓM THUỐC LỢI TIỂU :
Ví dụ :
 furosemide (LASIX), hydrochlorothiazide, triamterene, spironolactone (VEROSPIRON)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Thuốc lợi tiểu có thể thay đổi theo tương tác với thức ăn và một số chất dinh dương đặc biệt. Một số thuốc lợi tiểu gây mất kali, calci và magne (furosemide, hydrochlorothiazide), một số khác lại gây tăng kali máu (triamterene, spironolactone). Việc thừa kali quá mức có thể gây loạn nhịp tim và trống ngực. Khi dùng triamterene hoặc spironolactone cần tránh ăn nhiều các thức ăn giàu kali như : chuối, cam, rau lá màu xanh đậm, hoặc muối ăn kiêng có chứa kali thay cho natri.

7.2. NHÓM THUỐC ỨC CHẾ BETA:
Ví dụ :
 atenolol (TENORMIN), metoprolol (BETALOC-ZOK), bisoprolol (CONCOR) propranolol (INDERAL)…

Tương tác cần chú ý :
- Rượu :
 tránh uống rượu khi dùng propranolol vì sẽ gây tụt huyết áp quá mức.

7.3. NHÓM NITRATES :
Ví dụ :
 isosorbite mononitrate (IMDUR), isosorbite dinitrate (ISDN), RISORDAN), glycerine trinitrate (NITROMINT ; NITROSTAD)…

Tương tác cần chú ý :
- Rượu :
 Tránh dùng rượu khi đang dùng thuốc nitrate vì có thể tăng tác dụng giãn mạch của nitrate và gây tụt huyết áp nguy hiểm.

7.4. NHÓM ỨC CHẾ MEN CHUYỂN (ƯCMC):
Ví dụ : 
captopril, enalapril (ENAM, RENITEC), lisinopril (ZESTRIL), imidapril (TANATRIL), perindopril (COVERSYL; PRETERAX)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 Thức ăn làm giảm hấp thu của các thuốc ƯCMC (ngoại trừ enalapril), đặc biệt thức ăn giàu chất béo. Vì thế cần phải uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Các thuốc ƯCMC có thể làm tăng kali trong máu. Nếu dùng quá mức kali có thể gây hại. Bác sĩ cần phải biết rõ bệnh nhân có đang dùng các thuốc bổ sung kali hoặc thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali hay không trước khi kê đơn các thuốc UCMC. Tránh ăn quá nhiều các thức ăn giàu kali như chuối, cam, rau lá màu xanh đậm.

7.5. NHÓM THUỐC HẠ CHOLESTEROL (NHÓM STATINE):
Ví dụ :
 atorvastatine (LIPITOR), simvastatine (ZOCOR), fluvastatine (LESCOL XL), lovastatine (MEVACOR), pravastatine (PRAVACHOL)

Tương tác cần chú ý :
- Rượu :
 tránh uống nhiều rượu vì có thể tăng nguy cơ độc hại trên gan.
- Thức ăn : lovastatine nên được uống với bữa ăn tối để tăng hấp thu.

8. THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU: (KHÁNG VITAMINE K) :
Ví dụ :
 acenocoumarol (SINTROM)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 Vitamin K gây đông máu và có thể giảm hiệu quả của thuốc chống đông. VÌ thế nên hạn chế các thức ăn giàu vitmain K như : cải bắp xanh, củ cải, su lơ, cải bruxen. Liều cao của vitamin E (>= 400 IU) có thể kéo dài thời gian đông máu và nguy cơ chảy máu. Bác sĩ phải biết thông tin về bệnh nhân có đang dùng thuốc bổ sung vitamin E hay không. 
- Uống thuốc trong khi ăn và nên uống thuốc vào một giờ nhất định trong ngày để giữ nồng độ thuốc hằng định trong máu.

9. THUỐC KHÁNG SINH VÀ THUỐC KHÁNG NẤM :
- NHÓM PENICILLIN :
Ví dụ :
  penicillin V (OSPEN), ampicillin, amoxicillin

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 Nên uống thuốc lúc bụng đói để tăng hấp thu và tránh bị phá hủy do acid dịch vị. Amoxicillin bền vững và hấp thu tốt hơn ampicillin nhiều khi dùng uống.

- NHÓM QUINOLON:
Ví dụ :
 ciprofloxacin (CIPROBAY), levofloxacin (TAVANIC), ofloxacin (OBENASIN), pefloxacin (PEFLACIN)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 nên uống thuốc lúc bụng đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ) để hấp thu nhanh. Tuy nhiên, nếu khó chịu ở dạ dày thì có thể dùng chung với thức ăn (hấp thu bị chậm hơn nhưng không ảnh hưởng đến tổng lượng thuốc hấp thu). Cần chú ý tránh dùng chung với các sản phẩm có chứa calci, magne như : sữa, yaourt, vitamin hoặc chất có chứa sắt, và các chất kháng acid vì gây tương tác giảm đáng kể nồng độ thuốc trong máu (tạo phức chất không hấp thu được).
- Cafeine : không dùng chung thuốc nhóm Quinolon với sản phẩm chứa cafeine (cà phê, trà, chocolat) vì có thể làm tăng nồng độ cafeine trong máu và gây tăng kích thích, căng thẳng thần kinh.

- NHÓM CEPHALOSPORIN 
Ví dụ : 
cephalexin, cefadroxil,  cefaclor (VERCEF DT), cefuroxim (ZINNAT, ZINMAX), cefixim (CEFIMED)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 cefuroxim (ZINNAT, ZINMAX) bắt buộc phải được uống lúc bụng no (sau khi ăn 15 phút) để tăng hấp thu (hấp thu tăng gấp 2 lần so với uống lúc đói). Với các thuốc khác có thể uống lúc đói (hoặc sau ăn nếu bị khó chịu ở dạ dày).

- NHÓM MACROLIDE
Ví dụ :
 erythromycin ethylsuccinate, clarithromycin, azithromycin

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 nên uống trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Nếu khó chịu ở dạ dày thì có thể dùng thuốc với thức ăn.

- NHÓM SULFONAMIDES
Ví dụ :
 sulfamethoxazole + trimethoprim (BACTRIM, BIDISEPTOL)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 nên uống trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Nếu khó chịu ở dạ dày thì có thể dùng thuốc với thức ăn.

- NHÓM  TETRACYCLINES
Ví dụ :
 tetracycline, doxycycline, minocycline.

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 nên uống trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Nếu khó chịu ở dạ dày thì có thể dùng thuốc với thức ăn. Tuy nhiên đối với teracyclin cần chú ý tránh dùng chung với sữa, các thức ăn hay thuốc khác có chứa sắt, calci, magne cũng như tránh các thuốc kháng acid vì gây giảm hấp thu và giảm tác dụng (do tạo thành phức chất không hấp thu được).

- NHÓM NITROIMIDAZOLE
Ví dụ :
 metronidazole (FLAGYL), seccindazole (FLAGENTYL), tinidazole.

Tương tác cần chú ý :
- Rượu :
 tránh uống rượu hoặc các chất có chứa rượu khi đang dùng thuốc metronidazole hoặc ít nhất 3 ngày sau khi dùng thuốc. Vì rượu có thể gây nôn, co rút bụng, đau đầu và đỏ phừng mặt (do giảm chuyển hóa metronidazole, làm tăng độc tính).
- Thức ăn : nên uống kèm với thức ăn để tránh kích ứng dạ dày (gây khó chịu, buồn nôn)

- NHÓM THUỐC TRỊ LAO :
Ví dụ :
 rifampicin, ethambutol, pyrazinamide, isoniazid (INH)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 uống rifampicin, ethambutol và isoniazid lúc bụng đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ). Vì thức ăn làm giảm hấp thu và giảm nồng độ thuốc trong máu, đặc biệt thức ăn giàu chất béo. Nên uống vào một giờ nhất định vào buổi sáng để giữ nồng độ thuốc hàng định trong ngày.

- THUỐC KHÁNG NẤM
Ví dụ :
 fluconazole, griseofulvin, ketoconazole (NIZORAL), itraconazole (SPORAL)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 Uống thuốc sau khi ăn vì sự hấp thu tăng ở pH acid. Điều quan trọng là cần tránh dùng thuốc với các thức ăn hàng ngày có chứa calcium như : sữa, yaourt, kem và tránh dùng chung với các thuốc kháng acid.
- Rượu : Tránh uống rượu hoặc dùng các thức uống chứa rượu, hoặc ăn thức ăn được chế biến với rượu khi đang dùng ketoconazole (NIZORAL) và trong ít nhất 3 ngày sau khi ngừng thuốc. Vì rượu có thể gây buồn nôn, nôn, co thắt bụng, đau đầu và đỏ phừng mặt.

10. THUỐC ĐIỀU HÒA TÍNH KHÍ : THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM, GIẢI LO ÂU
10.1. CÁC CHẤT ỨC CHẾ MONOAMINE OXIDASE (IMAO)
Ví dụ :
 phenelzine (NARDIL), tranylcypromine (PARNATE)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 Khi dùng các chất IMAO cần tuân thủ nghiêm ngặt  về chế độ ăn, phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tương tác nghiêm trọng làm tăng huyết áp nhanh và mạnh có thể tử vong nếu dùng chung với thức ăn hoặc thức uống cồn có chứa tyramine khi đang dùng thuốc IMAO.
Các thức ăn giàu tyramine cần phải tránh là : 
• Các loại phô-ma, yaourt, kem, gan bò hoặc gan gà, thịt ướp muối, thịt thú săn, trứng cá muối, cá khô.
•  Trái bơ, chuối, chiết xuất men bia, nho, dưa cải bắp, xì dầu (nước tương), xúp thập cẩm.
• Đậu tằm, nhân sâm, thực phẩm chứa cafeine (trà, cà phê, chocolat, Coca-Cola)

10.2. THUỐC CHỐNG LO ÂU 
Ví dụ :
 diazepam, lorazepam,

Tương tác cần lưu ý :
- Rượu :
 có thể gây suy giảm tinh thần và khả năng vận động (như lái xe, điều khiển máy móc).
- Cafeine: có thể gây thích thích, căng thẳng, hưng phấn và làm giảm đi các tác dụng chống lo âu của thuốc.

10.3. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM :
Ví dụ :
 paroxetine, sertraline (ZOLOFT), fluoxetine (PROZAC)

Tương tác cần chú ý :
- Rượu :
 không nên dùng rượu ở người bị trầm cảm, mặc dù không có tương tác nhiều giữa rượu và thuốc chống trầm cảm trên tinh thần và kỹ năng vận động.
- Thức ăn : Có thể uống thuốc trước, trong hoặc sau ăn đều được.

11. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN DẠ DÀY :
11.1. THUỐC KHÁNG HISTAMINE H2 (giảm tiết acid)
Ví dụ :
 cimetidine, ranitidine (ZANTAC), famotidine (QUAMATEL)

Tương tác cần chú ý :
- Rượu :
 tránh dùng rượu khi đang dùng các thuốc này. Rượu có thể gây kích ứng dạ dày và khó làm lành vét thưpng ở dạ dày.
- Thức ăn : Có thể dùng thuốc trước, trong hoặc sau ăn.
- Cafeine: Các sản phẩm chứa cafeine (trà, cà phê, Cola, chocolat) có thể gây kích ứng dạ dày.
11.2. THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON H+ (PPI)
Ví dụ :
 omeprazole (LOSEC, HELINZOLE) , esomeprazole (NEXIUM) , lansoprazole (MEDAMARIN) , pantoprazole (PANTOLOC)

Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 Nên uống thuốc lúc bụng đói : trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ , vì thức ăn cản trở thuốc đi xuống ruột, nơi có pH=8 để giúp làm tan rã và hấp thu vào máu. Tránh dùng chung thuốc với các thức ăn, đồ uống có chứa chất kiềm vì sẽ làm phá vỡ lớp bao của thuốc sớm ngay tại dạ dày, làm cho thuốc bị phá hủy do acid dạ dày, gây giảm tác dụng điều trị.
- Nên uống thuốc sớm vào buổi sáng hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ để phát huy tốt tác dụng của thuốc.

12. THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT DÙNG UỐNG :
Ví dụ :
 metformine (GLUCOPHAGE, FORDIA), gliclazide (DIAMICRON), glimepiride (AMARYL), 
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 Uống thuốc trước bữa ăn 15 phút với nhiều nước và không nhai viên thuốc. Nên uống vào trước bữa ăn sáng hoặc bữa ăn tối.

13. THUỐC CHỨA CALCIUM :
Ví dụ :
 calcium glubionate +calcium carbonate (CALCI SANDOZ), Calci-D.
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : 
nên uống thuốc kèm với thức ăn để tăng hấp thu calcium. Chú ý không dùng cùng lúc với các thuốc bổ sung magnesium vì sẽ cạnh tranh hấp thu trong đường tiêu hóa.

14. THUỐC CHỨA KALI CHLORIDE:
Ví dụ :
 Kali chloride tác dụng kéo dài (KALDYUM LP, KALEORID LP)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn :
 cần uống thuốc vào cuối bữa ăn, với nhiều nước, nuốt nguyên viên thuốc, không nhai, không nghiền, nên uống ở tư thế đứng hoặc ngồi. Kali chloride có thể gây loét, thủng đường tiêu hóa nếu tan rã nhanh, vì vậy chỉ dùng dạng viên uống giải phóng chậm và kéo dài.

15. MỘT SỐ THUỐC KHÁC :
- Alendronate Natri :
 uống trước khi ăn sáng 30 phút, với nhiều nước, ở tư thế đứng hoặc ngồi (không được nằm trong vòng ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc), vì thuốc có tác dụng phụ gây bỏng, loét thực quản- dạ dày.
- Sắt fumarate : uống 10 phút trước khi ăn sáng.
- Metoclopramide (PRIMPERAN) : uống trước khi ăn 30 phút.

Tài liệu tham khảo :
1. Lieber CS. Mechanisms of ethanol-drug-nutrition interactions. J Toxicol Clin Toxicol 1994;32:631-81.
2. Bailey DG, Malcom J, Arnold A, Spence JD. Grapefruit juice-druginteractions. Br J Clin Pharmacol 1988;46:101-10.
3. Walker SE, Shulman KI, Tailor SAN, Gardner D. Tyramine content ofpreviously restricted foods in monoamine oxidase inhibitor diets. J Clin Psychopharmacol 1996;16:383-88.
4. Booth SL, Charnley JM, Sadowski JA, Saltzman E, Bovill EG, Cushman M. Dietary vitamin K1 and stability of oral anticoagulation: proposal of a diet with constant vitamin K1 content. Thromb Haemost 1997;77:503-9
5. Bieck PR, Antonin K-H, Schmidt E. Clinical pharmacology of reversible monoamine oxidase-A inhibitors. Clin Neuropharmacol 1993;16suppl.2:s34-s41.
6. Williams L, Hill DP, Davis JA, Lowenthal DT. The influence of food on the absorption and metabolism of drugs: an update. Eur J Drug Metab Pharmacokinet 1996;21:201-11.
7. F.C.Huges, CI. Le Jeune, S. La Batide Alanore- Thérapeutique Générale : Du développement à la prescription des médicaments. Edition Frison-Roche- Paris- 1993 :14-18.

 

nguồn: hoanmy.com

 



I also tend to be much more positive, energetic and happy..

Gmail: Mylien126@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024