Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/07/2021 22:07 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
VÌ SAO THÁI ĐỘ QUAN TRỌNG HƠN TRÌNH ĐỘ?


Minh, 26 tuổi, sở hữu nhiều bằng cấp giá trị, năng lực chuyên môn nổi bật cùng nhiều điểm cộng sáng chói trong CV. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, anh vẫn “lạc trôi” từ công ty này sang công ty khác, trường hợp như Minh khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Lý do “không phù hợp” xuất hiện với tần suất cao trong các tờ đơn xin thôi việc.
Rời khỏi một nơi chốn, người ta thường có xu hướng nhìn về phía trước, tìm kiếm chỗ làm mới “thực sự dành cho ta”. Hiếm ai ngoảnh nhìn về nơi mình đã rời đi để đặt câu hỏi: Vì sao ta không dành cho nơi ấy? Nhưng, đây lại là câu hỏi mang tính trải nghiệm cần thiết, giúp chúng ta đối diện vấn đề quan trọng: Kỹ năng hòa nhập với môi trường hay kỹ năng ứng xử.
Không hợp với bầu không khí xung quanh. Không hợp với bạn học. Không hợp với đồng nghiệp. Không hợp với sếp. Không hợp với điều kiện làm việc... Những “cảm giác” này bất kỳ ai trong chúng ta cũng từng trải qua khi đặt chân vào một môi trường mới. Dường như có cả tỉ thứ không hợp, trong khi điều phù hợp chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tuy nhiên, muốn chung sống hoà thuận, tốt đẹp với người khác, điều đầu tiên bạn cần làm là trở thành “Người biết nói chuyện”. Rõ ràng "lời nói" chính là danh thiếp đặc biệt. Bởi nó phản ánh chính đặc điểm của con người. Những người biết cách vừa thể hiện bản thân, vừa quan tâm đến phản ứng của người khác thường là những người nổi bật nhất, có nhiều lợi thế trong đám đông. Họ biết cách thể hiện để có nhiều cơ hội tốt hơn những người khác.Cách giao tiếp đã giúp họ đã chiến thắng một nửa trong các cuộc thi đấu.
Dưới đây là gợi ý giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp trong môi trường công sở:
1️⃣Từ bỏ phương thức giao tiếp thiếu tôn trọng
Khi giao tiếp, cho dù giao tiếp với ai chúng ta cũng nên thể hiện thái độ tôn trọng và bình đẳng. Tuy nhiên, một số người lại không làm được điều này, hoặc không biết làm thế nào để giao tiếp với đối phương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
Vậy thì những phương thức giao tiếp nào thuộc loại phương thức giao tiếp thiếu tôn trọng? Có thể kể một vài loại như sau: Thích đánh giá người khác; không quan tâm đến cảm xúc của đối phương; nói chuyện với ngữ khí uy hiếp, đe dọa; thích so sánh với người khác.
Khi giao tiếp với người khác, chúng ta nên cố gắng tránh dùng những phương thức trên, không để cho những phương thức đó ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng ta cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ với đồng nghiệp.
2️⃣Bỏ xuống cái tôi, học cách lắng nghe
Khi chúng ta giao tiếp với người khác, việc lắng nghe là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong công việc, lắng nghe giúp ta giành được sự tín nhiệm và coi trọng từ đối phương. Nhưng trong thực tế giao tiếp, chúng ta luôn nóng vội muốn đưa ra ý kiến hoặc biểu đạt thái độ và cảm nhận cho người khác, cho vậy mới là cách giao tiếp hiệu quả mà lại bỏ qua tác dụng của lắng nghe, do đó hiệu quả luôn không lý tưởng.
3️⃣Những câu hỏi chất vấn sẽ làm giảm sự nhiệt tình của đối phương
Khi giao tiếp, do có những kinh nghiệm và trải nghiệm khác nhau nên không thể tránh khỏi việc hai bên đều muốn bày tỏ ý kiến của riêng mình. Trong trường hợp này, bạn có thể vừa bày tỏ ý kiến của bản thân, vừa xâm nhập vào thế giới của đối phương, khéo léo khơi gợi khiến đối phương nói ra suy nghĩ thật của họ, sau đó mở rộng nội dung biểu đạt của chính mình, phương thức giao tiếp này vô cùng hiệu quả. Nói cách khác, một chuyên gia giao tiếp thực thụ sẽ không chỉ nói về kinh nghiệm của bản thân trong cuộc trò chuyện mà họ còn khéo léo dẫn dắt đến kinh nghiệm của đối phương và đánh thức khát khao bày tỏ của người kia. Và điều này đòi hỏi một khả năng giao tiếp tuyệt vời - khả năng đặt câu hỏi: “Tại sao bạn lại làm như thế?” “Tại sao bạn không thử phương pháp đó? Thực tế, phương pháp đó tốt hơn của bạn”
Cách đặt câu hỏi như vậy thực chất là sự chất vấn. Nếu bạn liên tục bị người khác đặt câu hỏi mang tính chất vấn, thì sẽ có cảm giác giống như đứng trước tòa án vậy, hẳn không vui chút nào. Và khi các vấn đề tiếp tục gia tăng, bạn thậm chí sẽ cảm thấy rằng năng lực và phẩm chất của mình đã bị nghi ngờ mạnh mẽ, lòng tự trọng của bạn sẽ bị tổn thương sâu sắc.
Những nhà tuyển dụng kinh nghiệm cho biết, các newbie hòa nhập giỏi nhất không phải là những bạn từng nhảy việc nhiều lần hay có sẵn tính cách tự nhiên “theo cùng dòng chảy”, mà chính là những người đã hình thành ý thức phải trở thành một phần của văn hóa chung. Trong đó, sợi dây liên kết giữa họ với tập thể chính là giao tiếp.
 
 
 
 
 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024