Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/03/2019 16:03 # 1
nhathung
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 42/300 (14%)
Kĩ năng: 26/50 (52%)
Ngày gia nhập: 30/05/2015
Bài gởi: 4392
Được cảm ơn: 126
Các tờ báo uy tín tại Anh khẳng định: "Thử thách Momo" chỉ là một chiêu trò lừa bịp


Những ngày gần đây, đã có nhiều thông tin về loạt video mang hình ảnh độc hại đội lốt hoạt hình trẻ em xuất hiện trên Youtube. Câu chuyện bắt đầu bằng việc một nhân vật có ngoại hình kinh dị mang tên Momo xuất hiện trên ứng dụng chat WhatsApp và đặt ra những thử thách nguy hiểm tự làm hại chính mình cho trẻ em. Điều này khiến người ta gợi nhớ đến "thử thách cá voi xanh" gây rúng động dư luận thời gian trước.

Mặc dù nhiều tổ chức lớn liên quan đến việc bảo vệ trẻ em và phòng chống tự tử cho biết rằng họ không nhận được bất kỳ báo cáo nào, nhưng hình ảnh đáng sợ này vẫn đang được chia sẻ mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông và MXH khiến trẻ em hoảng loạn, sợ hãi. Nhiều phụ huynh ở khắp thế giới cho biết Momo đã len lỏi và các bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em như Peppa Pig trên YouTube.

Dẫn lời từ phóng sự của kênh BBC, Anh Jim Waterson, biên tập viên của tờ Guardian cho biết: "Tin tức về thử thách Momo lan truyền rộng rã đã khiến cátrường học và cảnh sát phải đưa ra lời cảnh báonhưng chính vì thế, những câu chuyện quái dị về "Momo" lại càng xuất hiện nhiều hơn".

 

Các tờ báo uy tín tại Anh khẳng định: Thử thách Momo chỉ là một chiêu trò lừa bịp - Ảnh 1.
 

 

Tiêu đề bài báo trên BBC khẳng định thử thách Momo chỉ là một trò lừa đảo.

 

Các tờ báo uy tín tại Anh khẳng định: Thử thách Momo chỉ là một chiêu trò lừa bịp - Ảnh 2.
 

 

Những tờ báo lớn như BBC, The Guardian đều lên tiếng đính chính về sự việc xôn xao dư luận gần đây

"Momo" là gì?

Hồi đầu tháng Hai năm nay, các phiên bản của câu chuyện Momo đã nhanh chóng lan truyền trên nhiều ứng dụng chat và MXH, chúng thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và gây ra hoang mang dư luận.

Theo đó, nhiều người dùng WhatsApp bất ngờ nhận được tin nhắn từ tài khoản mang tên Momo, với avatar là nhân vật cô gái mang gương mặt kỳ dị, xúi giục họ thực hiện những hành vi tự hủy hoại bản thân.

Đối tượng mà thử thách Momo (Momo Challenge), nhắm đến là giới trẻ, đặc biệt là trẻ em, những người có vấn đề tâm lý như trầm cảm, căng thẳng, có thể dễ dàng làm theo những lời xúi giục ẩn chứa những hiểm họa tiềm tàng.

"Momo sẽ ra sức mời gọi các nạn nhân liên lạc với 'nó' thông qua ứng dụng WhatsApp. Thậm chí, Momo còn đe dọa sẽ xuất hiện trong đêm, ngay tại giường ngủ và nguyền rủa bất kỳ ai dám làm trái yêu cầu của 'nó'." - theo thông báo của cảnh sát Mexico hồi tháng 8/2018.

Mặc dù Trung tâm an toàn Internet Anh Quốc (UK Safer Internet Centre) đã nói với phóng viên tờ Guardian rằng đây chỉ là tin giả không hơn không kém, nhưng ngay sau đó đã có nhiều video mang hình ảnh "quái vật Momo" được tải lên YouTube, trá hình dưới dạng hoạt hình Peppa Pig để hù dọa trẻ em.

Một số bài báo còn đưa tin rằng "thách thức Momo" bị cáo buộc là có liên quan đến cái chết của 130 thanh thiếu niên ở Nga. Nhưng các báo cáo nãy cũng không được chứng thực bởi các cơ quan có liên quan và đều được coi là tin tức giả mạo.

Hôm thứ tư (27/2), cảnh sát ở Bắc Ireland cũng đã tìm cách trấn an các bậc phụ huynh về hình dáng búp bê với đôi mắt lồi. Hình ảnh của momo thực ra chỉ bắt nguồn từ tác phẩm nghệ thuật "Chim Mẹ", sáng tác bởi nghệ sĩ điêu khắc Nhật Bản Keisuke Aisawa, trưng bày tại Phòng triển lãm Vanilla ở thành phố Tokyo vào năm 2016.

 

Các tờ báo uy tín tại Anh khẳng định: Thử thách Momo chỉ là một chiêu trò lừa bịp - Ảnh 3.
 

 

Những câu chuyện kinh dị được "thêm mắm dặm muối"

Snopes - trang web chuyên đánh giá tính xác thực của các "truyền thuyết đô thị" (urban legend) cho rằng câu chuyện về Momo đang được cường điệu hoặc bịa đặt hơn nhiều so với thực tế, nhưng cũng cảnh báo rằng những hình ảnh đáng sợ này vẫn có thể gây ra sự hoảng loạn cho trẻ em.

"Các câu chuyện về thử thách Momo đã tạo ra những tin đồn rằng bản thân chúng có thể là nguyên nhân gây lo ngại cho trẻ em", David Mikkelson viết trên trang web Snopes.

Bên cạnh đó, cảnh sát ở Anh cho biết họ đã không báo cáo bất kỳ một trường hợp nào liên quan đến việc trẻ em tự làm hại mình do hình ảnh thực thể Momo.

Samaritans - tổ chức từ thiện hỗ trợ tinh thần cho những ai tổn thương về tinh thần, có nguy cơ tự tử trên khắp Vương quốc Anh và Ireland cũng lên tiếng rằng họ "không biết về bất kỳ bằng chứng xác minh nào (về những trường hợp tự hại do Momo gây ra) ở đất nước này hoặc xa hơn".

NSPCC (Hiệp hội quốc gia phòng chống hành vi tàn ác đối với trẻ em) cũng nói với Guardian rằng họ đã nhận được nhiều cuộc gọi hỏi về sự việc từ cánh báo chí hơn là từ các phụ huynh có liên quan.

 

Các tờ báo uy tín tại Anh khẳng định: Thử thách Momo chỉ là một chiêu trò lừa bịp - Ảnh 4.
 

 

Phụ huynh nên làm gì để bảo vệ con em mình trước những hiểm hoạ từ internet?

Phía cảnh sát đã đề nghị thay vì tập trung vào một hình tượng đáng sợ cụ thể nào đó như Momo, các bậc phụ huynh có thể nhân cơ hội này để giáo dục trẻ em về an toàn trên internet, hướng dẫn chúng cũng như tìm hiểu rõ ràng về những gì trẻ em đang truy cập hàng ngày.

"Đây chỉ là một ví dụ thu hút sự chú ý hiện tại của mỏ khai thác giao tiếp trực tuyến cho trẻ em", Sở cảnh sát Bắc Ireland viết trong một bài đăng trên Facebook.

 

Các tờ báo uy tín tại Anh khẳng định: Thử thách Momo chỉ là một chiêu trò lừa bịp - Ảnh 5.
 

 

Các video về "thử thách Momo" được cho là xuất hiện tràn lan trên Youtube gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ em sau khi xem

Phát thanh viên Andy Robertson, người biên tập những video trực tuyến đăng tải trên Geek Dad, đã nói rằng cha mẹ không nên chia sẻ những cảnh báo gây ra sự hoang mang trong dư luận và hoang đường hóa câu chuyện.

"Điều mà các bậc phụ huynh nên tập trung tốt hơn là đưa ra những lời khuyên tích cực cho trẻ em, hướng dẫn và quan tâm nhiều hơn đến những gì mà bọn trẻ tiếp cận thường xuyên trên internet", ông nói.

Để tránh gây ra những báo động không cần thiết, hoặc khiến các câu chuyện kinh dị không có cơ sở được lan truyền mạnh mẽ hơn, những ông bố bà mẹ cũng nên cẩn thận trong việc chia sẻ các bài báo trên tài khoản MXH cá nhân của mình.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024