Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/02/2019 13:02 # 1
vothivan
Cấp độ: 32 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 4/320 (1%)
Kĩ năng: 75/110 (68%)
Ngày gia nhập: 22/03/2014
Bài gởi: 4964
Được cảm ơn: 625
Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công


Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công - Ảnh 1.

Sự thật là, đời có quy luật, rất nhiều quy luật mà chúng ta buộc phải chấp nhận và tuân theo nó. Nếu không, vui lòng đứng ngoài cuộc chơi.

Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công - Ảnh 2.

Công ty mà bạn đang làm việc bị vùi dập một cách nhẫn tâm. Bạn tự hỏi: "Kẻ đang làm tất cả những việc này, người đó nhẫn tâm nhìn rất nhiều người con, người cha, người mẹ rơi vào cảnh thất nghiệp sao? Kẻ đó không có gia đình hay sao?"

Bạn rất yêu công việc của mình, nhưng sếp bạn sẵn sàng cho bạn "ra đường" để rước một phần mềm mới về và thay thế không chỉ bạn, mà còn rất nhiều anh em đồng nghiệp khác. Phần mềm thì vô tri, nhưng bạn có cảm xúc, bạn biết đau, gia đình, vợ con, bố mẹ, anh chị em của bạn cũng thế. 

Cô gái mà bạn yêu và hi sinh rất nhiều, điềm nhiên buông tay bạn để tới với một người có điều kiện hơn. Bạn đau khổ, bạn trách móc: "Em không biết đau sao, em sẽ thế nào nếu cũng có một người khác vứt bỏ em như vậy?".

Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công - Ảnh 3.

Chúng ta đều phải thi đua, dù chẳng ai muốn lúc nào cũng gồng người lên để chạy thi với đời. Mọi người đều quan tâm đến thành tựu của nhau, phần vì tò mò, phần vì... người ta thích ghen tị, thích bàn tán, thích phán xét, thích dìm hàng. Bạn bơi được vài dặm, bạn nhảy đẹp, bạn có nhiều follow trên Facebook, tất cả đều trở thành đề tài để gossip, để người ta có chuyện mà nói với nhau, kết bạn với nhau.

Có một sự thật khá đắng lòng rằng, người ta luôn khuyến khích bạn phải "làm hết sức", phải ngủ ít đi, học nhiều hơn, nhưng đồng thời lại nói những lời kiểu như "Chỉ cần so sánh với bản thân mình của ngày hôm qua là được". Rõ ràng họ muốn ta tranh đấu, nhưng không muốn ta ghen tị. Mà không có ghen tị thì làm gì có đấu tranh?

Thật may, thế giới mà chúng ta sống ngày nay, người ta không cần phải triệt hạ nhau bằng chết chóc để giành được một cái gì đấy, như những ngày xưa cũ. Nền văn minh này cho phép con người tiếp cận rất nhiều cơ hội và không cần phải chiến đấu với nhau theo kiểu một mất - một còn nữa. Tuy nhiên, người ta lại ganh đua với nhau theo những cách còn khắc nghiệt hơn. 

Bạn mặc đẹp để gây ấn tượng với crush. Bạn đi phỏng vấn để xin việc. Nếu bạn dám phủ nhận rằng thế giới này không có tranh giành, đèn nhà ai người nấy rạng, là bạn đang thua người ta rồi. Mọi thứ đều phải cạnh tranh để phát triển và những điều tốt đẹp nhất chỉ dành cho những người thật sự cố gắng giành giật lấy nó. 

Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công - Ảnh 4.

Người ta phán xét, xếp hạng, đánh giá bạn dựa trên những gì bạn làm, không phải những gì bạn thấy thế, nghĩ thế, cho rằng là... Người ta có thể lướt qua trang cá nhân của bạn, đọc những dòng trạng thái hài hước và nghĩ thầm "Anh chàng này thật thú vị". Nhưng điều khiến cô gái bạn thích chấp nhận yêu cầu kết bạn vẫn là bạn học ở đâu, bạn tốt nghiệp trường gì, bạn đang làm việc gì...

Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công - Ảnh 5.

Xã hội đánh giá chúng ta bằng những gì chúng ta làm được, không phải những thứ ta làm ra, rồi để đấy, rồi tự trưng bày, tự khen ngợi mình. Xã hội đánh giá ta bằng những giá trị ta tạo cho cả cộng đồng. 

Bạn dọn nhà thật sạch, bạn nấu được bữa cơm ngon để cha mẹ khen. Ở nhà bạn là người con được cả nhà yêu quý? Rồi sao nữa, rồi để làm gì, nếu bạn không ra ngoài kia và đối tốt với những người xa lạ, như cái cách bạn đang vun vén cho tổ ấm của mình? Bạn có dám cứu một đứa trẻ đang mắc kẹt trong ngôi nhà cháy? Bạn có khả năng nói trước công chúng và làm cả hội trường cười phá lên vì sự hài hước của bạn không?

Thế nhưng, điều buồn cười là chúng ta vẫn tự xếp hạng mình bằng những điều chúng ta tưởng. Nghĩ mình hơn người vì mình thích những cái ít ai thích. Tỏ ra cá tính bằng việc một mình chống lại đám đông.

"Tôi là người tốt, "tôi có tham vọng", "tôi ở hiền THÌ tôi phải gặp lành". Những lời tự an ủi này có thể khiến ta đi vào giấc ngủ ngon hơn, nhưng không phải cách mà thế giới đánh giá ta vào sáng mai, khi ta ngủ dậy. Cũng không phải là cách chính ta đang nhìn nhận người khác. 

"Thiên hạ đâu có nuôi mình lớn ngày nào, vì sao mình phải quan tâm đến cái nhìn của thiên hạ?". Ồ không, bạn tôi ơi, phải quan tâm chứ. Tiền sinh hoạt của bạn, chẳng phải là đồng lương được đổi chác từ sức lao động của bạn với tiền của thiên hạ hay sao? Nếu không có cái khái niệm trìu tượng gọi là "thiên hạ", bạn có đồng ý quay về với nếp sống vườn ao chuồng khép kín, nơi bạn tự trồng rau, nuôi lợn, tự cung tự cấp, không giao du với thế giới bên ngoài?

Một giấc mơ đẹp không làm con người bạn sang lên khi bạn thức dậy và nó tan biến luôn. Bạn rao giảng trên Facebook về bảo vệ môi trường làm gì, nếu bạn vẫn dùng đồ nhựa và tặc lưỡi "có bầu thì đẻ" trong khi đã có 4 đứa con? Chính xác thì bạn có thể làm gì, sẵn sàng làm gì, và làm được gì cho thế giới này. Đó mới là thứ mà người ta dựa vào để xếp hạng bạn. 

Năng lực không được đánh đồng với đạo đức và sự chăm chỉ. Xã hội chỉ tôn vinh những thành tựu mà họ ngưỡng mộ. Những cái gì đó phải lớn lao cơ, phải rõ ràng cơ, phải ra tiền, càng nhiều tiền càng tốt cơ. Một cô lao công chăm chỉ sẽ không được trọng vọng bằng một anh môi giới chứng khoán vừa đểu, vừa chiêu trò, vừa thô lỗ khinh người. Một nhà nghiên cứu ung thư cũng sẽ không được tôn vinh bằng một siêu mẫu. 

Người ta thoải mái đi lại trên những hành lang sạch bóng và phảng phất hương hoa, nhưng chẳng hề nhớ đến người đã làm cho nó sạch như thế. Nhưng cũng họ sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi một cô người mẫu đi cùng thang máy.

Thứ bạn cho là tốt, chưa chắc đã hợp thị hiếu đại chúng. Bạn nhận mình là người tốt, nhưng người tốt như bạn đã làm được gì cho đời? Công bằng trong cuộc sống giống như những suất cơm vậy, đời không tự nhiên mà ban phát công bằng cho ai cả, bạn phải có một thứ gì đấy để đổi lấy nó. 

Chúng ta vẫn hay nghĩ, xã hội sẽ tôn vinh những công trình vĩ đại nhất dựa trên chất lượng của chúng, như thế này:

Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công - Ảnh 6.

Nhưng trên thực tế, nó phải như thế này, mọi thứ được đánh giá bằng độ bao phủ của nó. Sản phẩm của bạn tốt, nhưng nó không được nhiều người biết đến, không có tác động lên thật là nhiều người, vậy là nó không (hoặc chưa đủ) tốt rồi.

Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công - Ảnh 7.

Đó là lí do mà ca sĩ thần tượng của bạn vừa đẹp, vừa hát hay, vừa nhiều tài lẻ nhưng lại chẳng nổi tiếng. Trong khi ngoài kia có quá nhiều tên tuổi mà bạn cảm thấy bị "overrated" (thổi phồng, đánh giá cao trong khi năng lực chẳng có mấy).

Bạn cảm thấy bất công cho nhân cách nọ, tài năng kia không được nhiều người biết đến. Nhưng nếu họ đẹp, họ giỏi, họ tốt đến thế, vì sao họ lại không được nhiều người biết đến? Câu trả lời phải chăng đã quá rõ ràng rồi sao?

Bạn ngồi viết một cuốn sách nhưng chẳng xuất bản nó, bạn sẽ mãi mãi là một tác giả vô danh. Nhưng J.K.Rowling viết Harry Porter và cả thế giới thèm khát được biết bà ấy là ai, vì sao bà ấy có thể viết nên một tác phẩm như vậy. Cứu một mạng người, bạn là anh hùng của địa phương. Nhưng tìm ra phương cách chữa ung thư, bạn là một huyền thoại. 

Đời rất công bằng, và công bằng một cách đáng buồn thay! Những thứ mà bạn thấy nhố nhăng, phản cảm, dở hơi nếu được công chúng đón nhận, ắt chúng sẽ trở thành hiện tượng và người ta có thể đổi đời nhờ nó. Khỏa thân trước mặt bạn trai và làm anh ta hạnh phúc, bạn trở thành một "bông hoa có chủ". Khỏa thân trước mặt 50 triệu người, và bùm! Bạn trở thành ca sĩ, diễn viên, doanh nhân, ngôi sao truyền hình, tỉ phú, như Kim Kardashians vậy. 

Bạn sẽ thấy cuộc đời không còn đáng yêu nữa, khi những thứ tốt đẹp không nhận được nhiều sự tôn vinh như bạn nghĩ. Tuy nhiên, thực tế chẳng quan tâm bạn nghĩ gì. Bạn vẫn bị người ta bàn tán, đánh giá, xếp hạng, bằng năng lực của bạn, bằng lượng người chịu sức ảnh hưởng của bạn. Bạn không chấp nhận nó ư, tốt thôi, hãy mãi ru rú trong góc phòng và kêu ca đời bất công đi!

Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công - Ảnh 8.

Bạn thích một bài hát trên Youtube nhưng không hiểu sao bài hát đó chẳng có nhiều view, thế là bất công?

Bạn yêu một người và luôn mong mỏi người đó yêu lại bạn theo cách y hệt như vậy, nhưng người đó không làm, thế là bất công?

Ai cũng muốn đặt ra "chuẩn" riêng của mình nhưng lại bắt mọi người tuân theo. Ai cũng muốn được sống trong sự công bằng, vậy nên mới có trọng tài bóng đá, mới có thẩm phán trong phòng xử án. Chúng ta có những định nghĩa riêng về cái gì đúng, cái gì sai, hoàn toàn dựa trên hệ quy chiếu của cá nhân ta. Nhưng mỗi khi thấy ai đó không giống, không tuân theo hệ quy chiếu đó, ta lại thấy thất vọng và kêu ca rằng đời bất công. 

Bố mẹ tôi dạy tôi như thế này. Ở trường tôi được học như thế kia. Làm việc tốt thì được nhận kẹo, nhận giấy khen. Nhưng bạn ơi, thực tế khác lắm. Bạn học rất chăm, nhưng một cơn đau bụng, một tin nhắn hờn dỗi của người yêu khiến bạn làm bài thi không nổi và trượt môn. Bạn làm việc cật lực nhưng vẫn mất chiếc ghế vào tay cô em lạ hoắc mới vào công ty nhưng sở hữu đường cong nóng bỏng. 

Bạn yêu một người, nhưng người đó chỉ coi bạn là bạn. 

Vậy chẳng hóa ra, định nghĩa về sự "công bằng" của chúng ta đều xoay quanh những gì ta thích, ta muốn, ta cần sao? Đời trao ta thứ ta cần thì gọi là công bằng. Đời không trao ta thứ ta muốn thì đó là bất công ư?

Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công - Ảnh 9.

Vấn đề không phải là đời bất công, mà là bạn hiểu sai về "công bằng" rồi.

Hãy nhìn lại cô gái mà bạn thích, nhưng không thích bạn. Đó là một con người hoàn chỉnh, không thiếu sót gì thế và kể cả là có thiếu sót, điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn sẽ là mảnh ghép phù hợp cho phần khuyết đó?

Người ta là một con người với kinh nghiệm mấy chục năm tồn tại với một hệ tư tưởng khác, quan điểm khác, sở thích khác, tại sao họ phải có cùng suy nghĩ, cùng cảm nhận với bạn?

Người ta là một con người, tương tác, giao lưu, nói chuyện với hàng trăm, hàng nghìn người mỗi năm, vì sao họ lại phải chọn bạn chỉ vì bạn thích họ, chỉ vì bạn tồn tại trong hàng trăm đến hàng nghìn người tồn tại xung quanh họ? Chỉ vì bạn có tình cảm với họ ư?

Chuyện bạn thích họ, có thể quan trọng với bạn đấy, ảnh hưởng tới tâm lý và hạnh phúc của bạn đấy, nhưng có được yêu lại hay không, quyết định đâu có ở bạn. Cũng giống như việc chúng ta ghét sếp, ghét các chính trị gia và bất đồng với cha mẹ, phán quyết của họ thi thoảng thật vô lý, bất công, cũng chỉ vì họ không đồng quan điểm với bạn. 

Nếu một ngày bạn làm sếp, là cha mẹ, là chính trị gia, bạn có chắc rằng mình sẽ sáng suốt hơn?

Đời không bất công, mà chỉ là bạn đang nhìn nhận nó theo chiều hướng có lợi cho bạn. Những người mà bạn nghĩ là đối xử bất công với bạn, họ cũng có một câu chuyện, họ có cái nhìn khác, họ có những ưu tiên khác mà bạn - một người xa lạ - chả là cái gì để họ phải thay đổi thứ tự ưu tiên đó. Họ đặt sự phát triển bền vững lên trên vài ba niềm vui nhỏ nhặt. 

Đời không hề bất công, mà là do định nghĩa về sự công bằng của chúng ta đang mộng mơ quá mà thôi. 

Bạn vẫn thấy đời bất công ư? Vì bạn đang ao ước quá nhiều!

Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công - Ảnh 10.

Bạn có tưởng tượng được, cuộc đời sẽ ra sao nếu nó buộc phải công bằng với tất cả mọi người không?

Vì biết chắc người ta sẽ không thuộc về mình, bạn chẳng dám "crush" bất kỳ ai nữa. Doanh nghiệp chỉ phá sản khi tất cả mọi người làm việc cho nó đều xấu xa, ám hại và triệt hạ lẫn nhau. Tình yêu chỉ kết thúc khi cả hai người chết đi một cách tự nhiên. Nghiệp "quật" đám người xấu và có tai vạ chỉ ập lên đầu đám người xấu?

Phần lớn chúng ta đều quá bay bổng, chỉ toàn tưởng tượng ra thế giới nên vận động như thế nào, nên không thể nhìn rõ nó thực tế đang vận hành ra sao. Tuy nhiên, đối mặt với thực tại có thể là chìa khóa để mở cánh cửa, giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời này, và từ đó, "unlock" mọi tiềm năng của bạn. 

Khi bạn thất bại, bạn sẽ thấy cuộc đời bất công. Đứng trên đỉnh cao danh vọng rồi, nhìn xuống dưới, nhớ lại những ngày tháng cũ, bạn sẽ thấy đời công bằng vô cùng. 



Cứ đi rồi sẽ đến! 

Facebook: facebook.com/vothivanqb94

Gmail: vothivanqb94@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024