Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/03/2021 19:03 # 1
nguyenhonganh2
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 15/180 (8%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 1545
Được cảm ơn: 0
7 sai lầm của bố khiến con thui chột ý chí, kém tự tin


Sự tự tin có thể dẫn đến thành công, miễn là đứa trẻ biết cách thể hiện năng lực của mình

Các cụ ngày xưa hay bảo “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Điều này không sai khi dạy con đánh giá vấn đề. Tuy nhiên, với rất nhiều đứa trẻ kém tự tin thì câu nói này khiến chúng trở nên thụ động, không nắm bắt cơ hội, mãi mãi là người trong bóng tối cho dù năng lực có thừa.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ tự tin sẽ có các mối quan hệ lành mạnh trong tương lai và khả năng thành công rộng mở hơn. Nhiều bậc cha mẹ tin rằng họ đang làm điều đúng đắn.

Nhưng một số có thể phản tác dụng, tạo ra một vòng luẩn quẩn nơi trẻ phải vật lộn để giả vờ hài lòng về bản thân.

7-sai-lam-cua-bo-khien-con-thui-chot-y-chi-kem-tu-tin

Dưới đây là 7 sai lầm của cha mẹ khiến trẻ thui chột ý chí, đánh mất lòng tự tin

1. Không cho con làm việc nhà

Mặc dù bố nghĩ rằng trẻ con chỉ cần tập trung học hành chăm chỉ là được, làm việc nhà chỉ khiến chúng phân tâm. Nhưng thật ra công việc nhà sẽ khiến con trở thành những công dân có trách nhiệm hơn.

Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi giúp bé có cảm giác có trách nhiệm và hoàn thành công việc.

2. Không cho con trải nghiệm thất bại

Thật khó khăn khi chứng kiến con thất bại, bị từ chối hoặc làm rối tung một thứ gì đó. Khi điều này xảy ra, rất nhiều ông bố lao vào cứu con trước khi chúng bị ngã.

Nhưng ngăn cản trẻ mắc sai lầm sẽ cướp đi cơ hội học cách đứng lên của con. Hãy nhớ rằng những sai lầm chính là người thầy vĩ đại nhất của cuộc đời.

3. Bỏ qua cảm xúc của con

Cách các ông bố phản ứng với cảm xúc của con cái có tác động lớn đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc và lòng tự trọng của chúng.

Bố có thể khuyến khích trẻ vui lên khi chúng buồn hoặc xoa dịu chúng khi chúng tức giận. Nhưng điều quan trọng là giúp con xác định điều gì kích hoạt cảm xúc của chúng và dạy chúng cách tự điều chỉnh.

7-sai-lam-cua-bo-khien-con-thui-chot-y-chi-kem-tu-tin

4. Giả nghèo giả khổ

Nói những câu như “Nhà mình nghèo lắm không mua giày mới cho con được đâu, con nhớ giữ gìn cẩn thận” củng cố niề tin rằng mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đều nằm ngoài tầm kiểm soát của con.

Thay vì vậy, hãy nói rằng nếu con cố gắng chăm chỉ học tập, vào trường tốt, con sẽ có cơ hội có công việc làm ra nhiều giá trị vật chất để phục vụ mình. Những đứa trẻ nhận ra chúng có sự lựa chọn sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình để tạo ra một tương lai tốt đẹp.

5. Bảo bọc quá mức

Chắc chắn việc giữ con bên cạnh giúp bố bớt lo lắng. Nhưng nếu không có thách thức, con sẽ không thể phát triển bình thường.

Hãy xem bản thân như một người hướng dẫn, không phải một người bảo vệ. Cho phép bạn trải nghiệm cuộc sống, ngay cả khi thật đáng sợ khi buông tay con.

7-sai-lam-cua-bo-khien-con-thui-chot-y-chi-kem-tu-tin

6. Mong đợi sự hoàn hảo

Kỳ vọng cao là tốt, nhưng kỳ vọng quá nhiều sẽ dẫn đến hậu quả tai hại. Khi trẻ xem kỳ vọng của bố mẹ là quá cao, chúng thậm chí có thể không thèm thử hoặc chúng có thể cảm thấy như thể chúng sẽ không bao giờ vươn tới được.

Thay vào đó, hãy đưa ra những kỳ vọng rõ ràng về dài hạn và đặt ra những cột mốc quan trọng. Ví dụ, vào đại học là một kỳ vọng dài hạn, các mục tiêu ngắn hạn bao gồm đạt điểm cao, làm bài tập, đọc sách…

7. Kỷ luật thay vì trừng phạt

Trẻ cần biết rằng một số hành động dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa kỷ luật và hình phạt. Những đứa trẻ có kỷ luật nghĩ “Tôi đã lựa chọn sai.” Những đứa trẻ bị trừng phạt nghĩ rằng, “Tôi là một người xấu.”.

Nói cách khác, kỷ luật mang lại cho con niềm tin rằng chúng có thể đưa ra những lựa chọn thông minh hơn, lành mạnh hơn trong tương lai, trong khi hình phạt khiến chúng nghĩ rằng chúng là đồ bỏ đi

 

 



Mr. HONG ANH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024