Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/08/2020 20:08 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Con yêu cha


Gửi cha:

Cha ơi, nhiều lúc con muốn hỏi: "Cha có yêu thương con không?"

***

Con vẫn còn nhớ ngay từ lúc mới học mẫu giáo, những lúc nhìn các bạn được cha đưa đón đến trường, được cha bồng,cha bế, được cha mua đồ ăn vặt cho, rồi con tự nhìn vào mình xong thấy tủi thân cha ạ.

Cha chỉ đưa đón con đến trường buổi nào mẹ bận, và cha hầu như không nói gì trên quãng đường tử trường về nhà cả, gương mặt cha rất nghiêm túc, chỉ tập trung chở con về nhà trên chiếc xe đạp ba gác quen thuộc. Điều này khiến con thấy buồn, tủi thân lắm. Xong con cũng chẳng biết nói gì, chỉ im lặng ngồi nhìn cảnh vật hai bên đường, nhìn đến nỗi thấy chán luôn cái con đường về nhà ấy. Rồi con nghĩ lại câu người ta hay nói rằng: cha nào chẳng thương con mình, chẳng qua là đàn ông ít khi biểu hiện ra bên ngoài thôi. Nhưng cha ơi, sao con không cảm nhận được dù là một chút, chỉ một chút thôi thứ tình cảm ấy, cha nhỉ?

con-yeu-cha

Rồi khi lên lớp 1, công việc của cha ngày càng bận rộn hơn, gần như cha không còn đến đón con nữa. Khoảng thời gian sau đó và cả thời cấp 1 cấp 2 của con rất tẻ nhạt và con cảm thấy thực sự xa cách với cha, cha ạ. Những mối làm ăn, cuộc gặp gỡ khách hàng khiến mâm cơm càng ngày càng thiếu đi sự hiện diện của cha. Cha về khuya, mệt mỏi tắm rửa qua loa rồi lên giường ngủ cho đến sáng khi con đi học vẫn chưa thấy cha dậy.

Con chỉ nhớ hồi ấy con học lớp 4, trong một hôm cha say rượu, về đến gần nhà bị ngã xe, anh hàng xóm thấy cha bị vậy ra đỡ cha về nhà. Lúc ấy con cảm thấy rất sợ hãi, cha không còn sự điềm tĩnh như mọi ngày, tay chân cha bị xước chảy máu do cú ngã xe trước đó, cha liên tục nói mình không say và đẩy mẹ ra không cho mẹ đỡ,tự mình đi những bước không vững nghiêng bên này, ngẹo bên kia hướng về phòng ngủ. Mẹ luôn ân cần bên cha dìu cha sợ cha ngã,cha vào đến giường thì mẹ pha cho cha cốc nước mật ong giải rượu khuyên cha uống nhưng cha vẫn luôn miệng lớn tiếng nói mình không say,không chịu uống, mẹ phải bảo ừ cha không say uống miếng nước cho đỡ khát cha mới chịu uống. Uống xong được một hớp cha lại tiếp tục nói, lần này cha than rằng "sao số tôi khổ thế này", vừa nói cha vừa khóc, đây là lần đầu tiên con thấy giọt nước mắt của cha, sự thống khổ trên khuôn mặt góc cạnh cùng làn da rám nắng của cha khiến con không kiềm được lòng mà khóc theo cha.

Hàng xóm thấy lớn tiếng cũng sang xem có chuyện gì xảy ra. Lúc này con chỉ biết lấp lại một góc sợ sệt nhìn cha từ xa thôi. Con thấy cha không còn là người cha hằng ngày nữa, cha nóng tính và cáu gắt,cái đồng hồ cha vẫn hay đeo hôm ấy không hiểu tại sao vướng víu với cha đến thế,cha tháo nó ra và đáp đi như phản xạ tự nhiên, nhưng cha biết không,tiếng đổ vỡ làm con sợ lắm, lúc ấy con rất sợ, con cảm nhận được từng giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt mình,rơi đến khóe miệng, vị của chúng thật mặn cha ạ. Con tự hỏi tại sao cha con lại là một người như vậy, cha không thương con sao? Từ hôm đó trở đi, hình ảnh người cha say rượu luôn ám ảnh con, khiến con sợ cha và càng giữ khoảng cách với cha hơn.

Cho đến khi lên cấp 3, cha bỏ công việc hiện tại trở về làm một người nông dân bình thường, lúc ấy ấn tượng về cha của con mới dần thay đổi, cha nói cười nhiều hơn, quan tâm đến con nhiều hơn, mặc dù nhiều lúc có người hỏi con học lớp mấy cha còn nói sai làm con buồn lắm, con còn tự hỏi con có phải con của cha không nữa, con mình học lớp mấy mà không nhớ, thật điên rồ mà. Con cũng từng giận cha rất nhiều lần, nhưng có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất của con là năm con học lớp 12.

Để đi làm chứng minh thư thì cần giấy có dấu của xã, con đã để ảnh và tờ giấy trên tủ dặn bố xuống xã xin dấu cho con bởi con phải đi học sáng, và con cần nó để chiều lên công an tỉnh làm chứng minh thư.Lúc ấy chắc ảnh nó rớt ra ngoài ,tại con không dán mà chỉ để đó thôi, cha cũng không để ý, chỉ cầm mỗi tò giấy thôi ,nên cha đi xin dấu người ta không cho . Khi con về hỏi cha thì cha bảo phải có ảnh thì mới đóng dấu được, con đã rất ấm ức và búc xúc, đại ý là con để ảnh cùng chỗ với tờ giấy đó rồi tại cha không thèm nhìn đấy chứ, với giọng điệu cáu gắt không coi ai ra gì. Lúc đó con giận cha lắm, vừa giận cha vừa sợ mình không thể đi làm chứng minh thư cùng bạn bè. Con giận dỗi, lúc ăn trưa chỉ ăn một ít và lên phòng mình đóng cửa khóc, mặc cho mẹ nói là do mình không chịu dán ảnh vào nên cha mới không xin dấu được.

Lúc đó con trẻ con chỉ biết đổ lỗi cho cha chứ có chịu nhận là mình sai đâu, con sợ bị cô giáo khiển trách, sợ mất cơ hội đi làm chứng minh thư,chỉ biết trách cha, luôn luôn nghĩ là con đúng, con đúng, tại cha mà con không có dấu của xã. Lúc ấy con tuy giận, khóc lóc mắt sưng húp lên nhưng tại cha mẹ gọi cửa, cũng phải ra ngoài. Con thì vẫn nước mắt ngắn nước mắt dài, cha chỉ hỏi khi nào cần, con cũng ấm ức trả lời là chiều nay con cần rồi. Thế là cha đi lấy hồ dán dán ảnh chuẩn bị đi xin dấu cho con lần 2, nhưng 2 giờ chiều người ở xã mới làm việc trong khi 1 giờ con phải đi rồi, cuối cùng vẫn là không kịp thời hạn, cha lại phải gọi điện cho cô chủ nhiệm hỏi xin cho con làm chứng minh thư vào ngày khác có được không, thì cô bảo được. Cả buổi chiều hôm đó, tuy cô đã đồng ý rời lịch vào ngày khác nhưng con luôn lo lắng, trăn trở và giận dỗi, đóng cửa không chịu nói gì với bố mẹ. Tiết trời vào hè nắng cháy da cháy thịt cha vẫn phi xe xuống xã xin dấu cho con mà con vẫn cứ giận dỗi như vậy cho đến mấy ngày sau nữa. Dù thời gian đó đủ để bản thân con suy nghĩ và hiểu ra lỗi lầm, nhưng con không đủ can đảm nói lời xin lỗi, con cứ lờ đi coi như chưa có chuyện gì xảy ra để cho qua chuyện.

Lần mà con cảm nhận sâu sắc nhất sự quan tâm đến từ cha đó là cuối năm lớp 12,lúc con đi quân sự 3 ngày 2 đêm. Cha đã gọi điện cho con, dặn dò con còn nhiều hơn cả mẹ, rồi đến ngày con về cha lái xe đến đón con với gương mặt tươi cười hỏi con: "con vẫn khỏe chứ". Đó là lần đầu tiên con cảm thấy cha mình ấm áp đến như vậy.

Bây giờ khi lên đại học, xa nhà, có nhiều thời gian nghĩ về gia đình hơn, con thấy lúc trước mình thật ích kỷ, nhỏ nhen, và tấm lòng cha thì luôn vị tha, rộng lớn. Nhớ lại những ngày tháng đã trải qua, tuy thật khó khăn, nhưng con đã hiểu ra rất nhiều điều rồi cha ạ. Cha không phải không quan tâm con, không thương con. Chỉ là công việc và áp lực cuộc sống, mưu sinh đè nặng lên vai cha khiến cha chẳng còn sức lực để nghĩ, để quan tâm đến mọi thứ xung quanh, những lúc đối diện với cuộc sống đầy khắc nghiệt cha như người hùng tự mình gánh vác mọi thứ, mong cho con có được cuộc sống ấm no, mà không hề than vãn, chỉ khi trong cơn say cha mới thể hiện sự yếu đuối, bất lực trước cuộc sống này. Nhưng cha ơi, cha đừng dấu tất cả trong lòng như thế nữa nhé, con không thể đoán ra nỗi lòng của cha , đặc biệt khi con còn nhỏ, những hành động và việc làm, cách nói chuyện cũng như ứng xử của cha đều ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con. Có thể là cha sẽ nói những câu đại loại như "lớn rồi con sẽ hiểu". Nhưng cha à, thế còn tuổi thơ của con thì sao? nó làm sao mà hiểu được, cha mẹ giải thích cho con thì con mới biết chứ? không ít ra là để cho con biết là cha mẹ thương con nhiều, và cha mẹ có lý do để không quan tâm con được nhiều như những cha mẹ khác, dù cho con không hiểu đi chăng nữa, đừng im lặng như vậy, đó không phải là sự lựa chọn hoàn hảo đâu cha à. Dù cha có mệt mỏi, cha chỉ cần cười một cái ,ôm con vào lòng và bảo: "hôm nay cha mệt quá, cha đi nghỉ ngơi nhé con gái". Cha, chỉ cần như vậy là con thấy rất hạnh phúc rồi.

Hãy cứ như hiện tại cha nhé, Hãy cứ là người cha tuyệt vời nhất mà con từng biết, người cha tuyệt vời nhất đời con!

Yêu cha!

 
Nguồn: truyenngan.com.vn


Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024