Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/11/2020 12:11 # 1
phanmemhr
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 17/07/2020
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 1
Bạn đã biết vì sao phụ nữ khó thăng tiến hơn nam giới chưa?


Vì sao phụ nữ khó thăng tiến hơn nam giới?

 

Khẩu hiệu “nam nữ bình đẳng trong công việc” vẫn được nêu cao tại mọi doanh nghiệp. Nhưng thực tế, tốc độ thăng tiến của phụ nữ luôn thấp hơn nam giới. Nếu yếu tố kinh nghiệm, năng lực không phải là vấn đề, vậy thì vì sao phụ nữ khó thăng tiến hơn nam giới? Mời bạn cùng TalentBold tìm lời giải cho câu hỏi này.

I. Thực trạng tỷ lệ thăng tiến của phụ nữ so với nam giới

Thực trạng phụ nữ khó thăng tiến hơn nam giới diễn ra ở tất cả các quốc gia, các châu lục. Mặc dù những năm gần đây, số lượng nữ quản lý đã tăng lên nhưng so với nam giới tỷ lệ vẫn còn thấp. Điển hình trong cuộc khảo sát của McKinsey & Company and Lean năm 2019 cho thấy toàn thế giới có 62% quản lý và 51% lao động cấp cao vẫn là nam giới, họ vẫn chiếm đa số trong các chiến lược đề bạt.

Tại những nước có tình trạng phân biệt màu da, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc… số lượng nữ được đề bạt ở những vị trí quản lý càng thấp hơn nữa.

Nguyên nhân chắc chắn không nằm ở sự chênh lệch năng lực, vì thực tế cho thấy phụ nữ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn nam giới. Vậy lý do vì sao?

II. Vì sao cơ hội thăng tiến dành cho phụ nữ lại thấp hơn?

Trong số hàng tá nguyên nhân khiến phụ nữ khó thăng tiến hơn nam giới, TalentBold đã chắt lọc và đưa vào bài viết những nguyên nhân chủ chốt nhất, có tác động mạnh mẽ và phổ biến ở tất cả các quốc gia.

1. Cách đánh giá năng lực của lao động nữ

Cùng là 2 sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm cùng là “trang giấy trắng” nhưng nhà tuyển dụng vẫn lựa chọn ứng viên nam, vì họ tin tưởng và những lợi ích tương lai mà ứng viên này mang lại.

Đây là một thực tế đánh giá năng lực khá phũ phàng dành cho nữ giới. Để có được sự vượt trội trong kỳ đề bạt, ứng viên nữ phải cho nhà tuyển dụng thấy thành tích và kinh nghiệm họ có được trong quá khứ tốt như thế nào. Kèm theo đó là khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai.

Trong khi đó, với ứng viên nam, kinh nghiệm quá khứ chỉ là nội dung tham khảo, không có giá trị tác động lớn đến quyết định đề bạt, vì doanh nghiệp coi trọng đánh giá năng lực của họ dựa vào thành tích tương lai.

2. E ngại về sự gián đoạn thời gian cống hiến của lao động nữ

Bên cạnh việc nghỉ thai sản theo quy định của luật lao động, người phụ nữ rất có thể sẽ:

  • Nghỉ phép nhiều hơn để chăm sóc con ốm

  • Nghỉ bệnh vì sức khỏe giảm sau sinh, hoặc thậm chí bình thường sức khỏe của phụ nữ cũng không bằng nam giới.

  • Nghỉ hẳn vì không có người chăm con, quyết định lựa chọn gia đình sau thời gian dài cân nhắc…

Tất cả sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm ứng viên thay thế, phải chuyển giao công việc, dành thời gian cho ứng viên mới tiếp quản… Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Phụ nữ trở nên gay gắt khi đàm phán

Phụ nữ nói nhiều hơn, dễ xúc động hơn, tranh luận gay gắt hơn… là có thật, và điểm này khiến cho nhà quản lý doanh nghiệp cảm thấy khó dung hòa quan điểm khi hợp tác làm việc.

Mặc dù nam giới cũng phản bác, cùng nêu ý kiến nhưng họ có sự trầm tính và ít để cảm xúc chi phối, việc thống nhất các quyết sách nhanh và thuận lợi hơn.

Tuy vậy, tính cách này không còn là nét phổ biến ở người phụ nữ nữa. Những phụ nữ có tư chất lãnh đạo đa phần đều có sự mạnh mẽ, cương trực và chắc chắn trong cách làm việc. Thậm chí, sự mạnh mẽ của họ còn nhiều hơn cả nam giới nên nhà quản trị giỏi nên xóa bỏ định kiến này đối với lao động nữ.

4. Không được đánh giá thành quả công bằng

“Trọng nam khinh nữ” đã hình thành tư tưởng đánh giá thấp năng lực của phụ nữ, không chỉ ở phương Đông mà phương Tây cũng xuất hiện tình trạng này.

Cùng một công việc, nam giới thành công thì được cho là sự tài giỏi, nữ giới thành công thì cho rằng đó là tất yếu. Ngày nay, để nâng cao sự công bằng và hiệu quả đánh giá nhân sự, chỉ số KPI đã được xây dựng và áp dụng rộng rãi tại rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Một mặt khác, phong trào bình đẳng giới, bảo vệ nữ quyền đã lan rộng khắp thế giới, vai trò của người phụ nữ ngày càng được đánh giá cao hơn. Sự công bằng giới chưa thể hoàn mỹ 100% nhưng có thêm 1% cải thiện là người lao động nữ có thêm 1% cơ hội được đánh giá xứng đáng những gì mình đã làm.

5. Hạn chế trong việc xây dựng các mối quan hệ làm ăn

Ký hợp đồng trên bàn tiệc, tiếp khách hàng thâu đêm, uống rượu bia mỗi ngày… là việc rất quen thuộc trong giới kinh doanh nhưng đây lại là lợi thế thăng tiến của nam giới. Bởi lẽ, phụ nữ luôn bị xét nét về tư cách đạo đức, về công dung ngôn hạnh, mặc dù xã hội luôn kỳ vọng những thành tựu từ phụ nữ nhưng lại không thể cách nghĩ phóng khoáng với họ như nam giới.

Đồng nghiệp, xã hội là vậy, gia đình của những lao động nữ còn nặng nề hơn khi cho rằng đức hạnh của người phụ nữ chính là “bộ mặt” của gia đình trong mắt xóm giềng, họ hàng. Ngày qua ngày, điều này khiến người phụ nữ phải hạn chế giao tiếp, đồng nghĩa hạn chế cả cơ hội tạo dựng thành tích trong công việc.

Vì sao phụ nữ khó thăng tiến hơn nam giới, chắc chúng ta đã hiểu sau bài viết của TalentBold, nhưng làm sao để xóa đi những khó khăn này cho họ thì chắc hẳn không nhiều người có thể làm được. Vì vậy con đường thành công vẫn đến với lao động nữ nhưng chặng đường của họ sẽ dài hơn và nhiều thử thách hơn. Hãy trân trọng mọi nỗ lực của họ !

Nguồn ảnh: internet

Hình ảnh: mang tính chất minh họa

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024