Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/08/2020 01:08 # 1
phanmemhr
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 17/07/2020
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 1
Tò mò một ngày làm việc của trưởng phòng nhân sự


Một ngày làm việc của trưởng phòng nhân sự

 

Thị trường nhân lực cạnh tranh buộc mọi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật xu hướng và linh hoạt hơn với quy trình tuyển dụng cũng như những chính sách, phúc lợi mang lại cho nhân viên. Yêu cầu này được quán triệt đối với trưởng phòng nhân sự, họ luôn phải giải quyết và đề xuất hàng loạt vấn đề vĩ mô, do đó, stress công việc không còn là điều xa lạ. Để hiểu rõ hơn về những căng thẳng và cách giải quyết căng thẳng trong một ngày làm việc của trưởng phòng nhân sự, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết mà TalentBold chia sẻ dưới đây

I. Yếu tố gây ra stress công việc cho trưởng phòng nhân sự

Khi công nghệ trực tuyến phát triển toàn cầu, các ứng viên có nhiều cơ hội lựa chọn nhà tuyển dụng hơn, cũng là lúc các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn để tìm thấy ứng viên tài năng và công việc của trưởng phòng nhân sự cũng phải đối mặt căng thẳng nhiều hơn.

Yếu tố gây stress công việc đối với trưởng phòng nhân sự đa phần đến từ những quyết định có liên quan mật thiết đến sự thành công của chiến lược nhân sự tại doanh nghiệp, điển hình như:

1. Quyết định sa thải, thuyên chuyển, cách chức

Những quyết định này liên quan rất lớn đến quyền lợi của nhân viên nhận quyết định. Dù ít hay nhiều, dù đó là lỗi của nhân viên nhưng những quyết định này không nhân viên nào bình tâm chấp nhận và trưởng phòng nhân sự bỗng trở thành người chịu trách nhiệm cho những “tức giận, trách móc” của họ.

2. Quyết định đề bạt, bổ nhiệm,thăng chức

Cũng tương tự như mục 1 nhưng lần này, có thể người không hài lòng lại là những cộng sự của nhân viên được đề bạt, bổ nhiệm hoặc thăng chức. Việc đánh giá để có thể đưa ra quyết định đề bạt ai luôn khiến trưởng phòng nhân cân nhắc rất vất vả, chỉ sơ suất một chút cũng có thể khiến một nhân viên giỏi bất mãn và có thể quyết định rời khỏi tổ chức, ảnh hưởng lớn đến hoạt động chung của tổ chức.

3. Cân bằng lợi ích nhân viên và lợi ích doanh nghiệp

Trưởng phòng nhân sự chính là cầu nối trung gian giữa nhân viên và doanh nghiệp. Vai trò của trưởng phòng không chỉ đảm bảo lực lượng cho hoạt động kinh doanh mà còn phải cân bằng lợi ích giữa nhân viên và doanh nghiệp. Đảm bảo chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong chiến lược doanh nghiệp đề ra, đồng thời đảm bảo sự hài lòng của nhân viên về chính sách nhân sự. Bên nào cũng mong muốn lợi ích của mình đạt được cao nhất nên việc cân bằng giữa hai bên thật sự không hề đơn giản.

4. Áp lực công việc phải hoàn thành mỗi ngày

Công việc nhân sự mỗi ngày, những cuộc họp các cấp, những sự vụ bất ngờ cần giải quyết gấp… tất cả đều dồn lên đôi vai của trưởng phòng nhân sự. Những công việc này đều mang tính chất vĩ mô, do vậy, để giải quyết hoàn hảo tất cả đòi hỏi trưởng phòng nhân sự phải luôn rèn luyện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển kỹ năng giao tiếp và có kỹ năng sắp xếp công việc giỏi.

5. Xu hướng tuyển dụng, đào tạo nhân sự chuyển biến không ngừng

Những xu hướng tuyển dụng, đào tạo nhân sự trên thế giới liên tục xuất hiện, để doanh nghiệp không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh trong thị trường nhân sự, trưởng phòng nhân sự phải tìm phương cách hiệu quả và nhanh nhất để tiếp cận xu hướng. Đồng thời, lựa chọn, đề xuất và thuyết phục ban lãnh đạo áp dụng vào thực tế tuyển dụng và đào tạo.

mot-ngay-lam-viec-cua-truong-phong-nhan-su-1
II. Giải quyết stress công việc hằng ngày của trưởng phòng nhân sự

1. Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong các quyết định nhân sự

Để việc bổ nhiệm hay sa thải không còn gây sự bất mãn trong nhân viên, trưởng phòng nhân sự cần thiết lập hệ thống đánh giá, thưởng phạt quy chuẩn áp dụng thống nhất trong toàn bộ doanh nghiệp. Cụ thể nhất là bảng đánh giá KPI đang được áp dụng rộng rãi toàn cầu hiện nay.

Qua đó, nhân viên biết rõ những mốc đánh giá quan trọng và nỗ lực phấn đấu. Bên cạnh đó, những nhân viên có thành tích hay những vi phạm ở mức độ như thế nào đều được ghi nhận đầy đủ. Điều này sẽ tạo thuận lợi vô cùng to lớn cho trưởng phòng nhân sự trong các quyết định, đảm bảo tính công bằng, minh bạch trước toàn thể nhân viên doanh nghiệp.

2. Cân bằng lợi ích nhân viên và doanh nghiệp

  • Lợi ích nhân viên bị suy giảm sẽ dễ khiến nhân viên giỏi rời khỏi doanh nghiệp

  • Lợi ích doanh nghiệp bị suy giảm cũng sẽ ảnh hưởng KPI trưởng phòng nhân sự

Để vẹn toàn cả đôi bên, bên cạnh những chính sách thỏa thuận với nhân viên khi tuyển dụng, trưởng phòng nhân sự cần chú trọng tìm hiểu những phúc lợi mà các doanh nghiệp đối tác, hoặc đối thủ cạnh tranh đang áp dụng.

Những nhân viên cốt lõi, có tầm ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần được trưởng phòng nhân sự đề xuất sớm lên ban lãnh đạo doanh nghiệp các chính sách phúc lợi bổ sung, đừng để khi họ thông báo muốn nghỉ việc rồi mới vội vã nâng cao phúc lợi cho họ. Bởi lẽ, sự vội vã có thể khiến doanh nghiệp tăng quá mức khi chưa có sự thăm dò thị trường, ảnh hưởng chiến lược nhân sự của doanh nghiệp.

3. Lên kế hoạch công việc mỗi ngày

Một trưởng phòng nhân sự giỏi luôn phải xây dựng kế hoạch làm việc chi tiết trong mỗi ngày, đồng thời cố gắng giành một khoảng thời gian trống vì họ biết rằng những sự việc bất ngờ cần giải quyết gấp luôn sẵn sàng thử thách họ.

Ngay khi nhận kế hoạch nhân sự mới, danh sách công việc cần triển khai sẽ được điền vào những ngày làm việc cụ thể theo sự sắp xếp của mỗi người. Các nhân sự cấp dưới cũng được khuyến khích làm như vậy và báo cáo kết quả theo lộ trình cho trưởng phòng nhân sự. Sự nhất quan ở các cấp trong phòng nhân sự chính là chìa khóa giúp giảm stress công việc cho trưởng phòng nhân sự.

4. Cập nhật xu hướng thị trường nhân sự

Thông qua các khóa học, bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, trưởng phòng nhân sự cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng tuyển dụng và đào tạo nhân viên trên thế giới cũng như trong nước. Chủ động tìm hiểu, cân nhắc lựa chọn và nhanh chóng đề xuất phương án triển khai với ban lãnh đạo doanh nghiệp chính là biểu hiện xuất sắc của một trưởng phòng nhân sự năng động.

mot-ngay-lam-viec-cua-truong-phong-nhan-su-3
Với những chia sẻ trong bài viết này, TalentBold đã chú trọng đề cập những nội dung cốt lõi gây ra stress công việc thường xuyên cho trưởng phòng nhân sự. Cùng với những hướng giải quyết đề xuất, hy vọng một ngày làm việc của trưởng phòng nhân sự sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn và tạo thêm nhiều sự chủ động cũng như nguồn năng lượng tích cực cho những ai đang đảm nhận vị trí nhiều thách thức này.
 

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024