Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/02/2022 21:02 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 51/240 (21%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2811
Được cảm ơn: 16
10 sự thật thú vị về hổ răng kiếm - thú săn mồi hoàn hảo thời tiền sử


Với những chiếc răng nanh dài và vóc dáng vượt trội, hổ răng kiếm đã trở thành một trong những loài động vật thời tiền sử được biết đến nhiều nhất ngoài khủng long.

Trong số các loài thú săn mồi thời cổ đại, nổi tiếng bậc nhất phải kể tới những con hổ răng kiếm. Loài này sống cách đây 10.000 năm tại khu vực Bắc Mỹ, có đôi chân vô cùng phát triển cùng các cơ bắp và 2 chiếc răng nanh dài, sắc như dao cạo. Với những vũ khí chết người này, chúng thường lang thang ở đồng cỏ cao, dùng chiến thuật phục kích để hạ gục động vật khổng lồ.

10 sự thật thú vị về hổ răng kiếm - thú săn mồi hoàn hảo thời tiền sử - 1

"Hổ răng kiếm" là một cái tên không chính xác.

Dựa trên các hóa thạch được khai quật ở Brazil, các nhà khoa học đã phân loại hổ răng kiếm (smilodon) thuộc họ Felidae, nghĩa là nó hoàn toàn không liên quan chặt chẽ đến các loài hổ hay mèo hiện đại. Điều kỳ lạ là người ta vẫn gọi chúng là hổ răng kiếm, hay cọp răng kiếm.

Hổ răng kiếm tuyệt chủng trước voi ma mút

Cùng thời điểm hổ răng kiếm tuyệt chủng , sư tử Mỹ (Panthera atrox) cũng đã biến mất cách đây 10.000 năm. Trong khi đó, nhân vật nổi tiếng của Kỷ băng hà - voi ma mút (Mammuthus primigenius) đã tuyệt chủng chỉ 4.000 năm trước.

Kích thước khổng lồ

Smilodon có cơ thể mạnh mẽ hơn bất kỳ loài săn mồi họ mèo nào khác, với các chân trước đặc biệt phát triển tốt và răng nanh trên dài đặc biệt. Trong đó, loài S. populator sống ở khu vực Nam Mỹ là loài lớn nhất, có cân nặng đến 400 kg và chiều cao 120 cm.

Bộ lông dày như gấu

Để tồn tại trong khí hậu băng giá của Thế Pleistocen, loài smilodon có lớp lông dày như gấu, với tông màu be hơi vàng tương tự như sư tử. Bộ lông này phù hợp với cơ thể vạm vỡ, ngực rộng, và đuôi ngắn của hổ răng kiếm, nhưng càng thêm phần làm chúng trông khác biệt với loài hổ hiện đại.

10 sự thật thú vị về hổ răng kiếm - thú săn mồi hoàn hảo thời tiền sử - 2

Sinh sống như sư tử
Theo nghiên cứu, hổ răng kiếm sống trong những môi trường sống khép kín như bụi rậm và rừng rậm giúp chúng có thể ẩn náu và rình rập để tấn công con mồi. Mặc dù vẫn chưa xác định được liệu hổ răng kiếm có phải là sinh vật xã hội hay không, nhưng nhiều khả năng chúng đã cư xử tương đương với sư tử hiện đại .

Là kẻ thù của người cổ đại 

Một số hộp sọ được khôi phục của người tiền sử có ghi dấu ấn những vết thương do răng nanh dài, được cho là của hổ răng kiếm. Bằng chứng này cho thấy con người và hổ răng kiếm có thể đã tấn công lẫn nhau trong kỷ Pleistocen. Một giả thuyết khá thuyết phục cũng cho rằng con người đã săn bắt smilodon đến mức tuyệt chủng, vì chúng vốn không có động vật thiên địch tự nhiên nào trước con người.

Răng nanh mọc nhanh gấp đôi so với mèo rừng

Theo các nghiên cứu, răng của hổ răng kiếm mọc nhanh hơn 2 lần so với hầu hết các loài mèo hoang dã hiện nay. Khi được 3 tuổi, chúng đã thay răng sữa bằng những chiếc răng nanh đã phát triển đầy đủ có thể dễ dàng xé thịt.

Tuổi thọ lên đến 40 năm

Vì chúng không còn tồn tại nên tuổi thọ chính xác của hổ răng kiếm vẫn còn là một câu hỏi. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đồng ý rằng chúng có thể sống từ 20 đến 40 năm trong tự nhiên, dựa trên các nghiên cứu từ mẫu hóa thạch.

10 sự thật thú vị về hổ răng kiếm - thú săn mồi hoàn hảo thời tiền sử - 3

Hóa thạch của hổ răng kiếm tại Bảo tàng National Museum of Natural History, Washington, D.C (Mỹ).

Hàm không quá khỏe

Mặc dù chúng có hàm răng to và sắc hơn nhiều, nhưng vết cắn của hổ răng kiếm lại có lực yếu gấp 3 lần so với mèo rừng hiện đại. Cùng với đó, người ta cũng tin rằng sư tử và báo đốm đã tiến hóa với cú cắn mạnh hơn để bù đắp cho những chiếc răng nhỏ hơn của chúng.

Não có mô hình tương tự như mèo hiện đại

Mặc dù được chứng minh là không cùng giống loài, nhưng hổ răng kiếm và mèo có cùng cơ chế hoạt động não bộ. Điều này cho thấy sự phức tạp ngày càng tăng của các giác quan như thị giác, thính giác và sự phối hợp cơ bắp. Tuy nhiên, smilodon từng có đôi mắt nhỏ vừa phải và không hướng về phía trước như mèo.

Theo facts.net

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024