Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/09/2019 22:09 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 5 Nguyên Nhân Lớn Nhất Dẫn Đến Sự Thất Bại Của Các Startup Công Nghệ Sinh Học


Việc đầu tư vào các startup công nghệ sinh học mang tính rủi ro cao. Mặc dù đây là một lĩnh vực rất đáng để chúng ta thử sức một phen, nhưng sự thật là không nhiều người gặt hái được kết quả mỹ mãn. Tôi đã nói chuyện với một số chuyên gia trong khoản thành lập startup công nghệ sinh học để tìm hiểu những lý do phổ biến nhất cho sự thất bại này và cả những biện pháp chúng ta có thể được thực hiện để tránh chúng.

Hẳn bạn đã từng nghe thiên hạ kháo nhau rằng chỉ có 10% số startup thành công với lĩnh vực công nghệ sinh học. Và sự thật thì còn khó khăn hơn thế. Không giống như các startup công nghệ khác - ra mắt một sản phẩm mới chỉ trong vòng vài tháng, một công ty công nghệ sinh học cần thời gian rất nhiều năm và một khoản đầu tư mạnh tay mới có thể tung sản phẩm đầu tiên của nó ra thị trường. Điều đó xảy ra khi và chỉ khi startup ấy vượt qua tất cả các vòng kiểm định mà các cơ quan quản lý yêu cầu đối với hầu hết các sản phẩm sinh học.  

Tuy nhiên, “thất bại là mẹ thành công” và có khi chính là nhờ thất bại mà bạn có nhiều cơ hội tiếp cận thành công hơn ở những lần sau. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia về công nghệ sinh học (họ đã từng thành công và đã từng thất bại) cho những ai muốn dấn thân vào lĩnh vực này.

1. Sự thiếu sót trong chiến lược tài chính

Tài chính luôn là một thách thức đối với bất kỳ startup trẻ nào. Thách thức này thậm chí còn lớn hơn đối với các startup công nghệ sinh học - cần một khoản đầu tư đáng kể và lâu dài.

Vốn từ các nhà đầu tư là chìa khóa thành công trong giai đoạn đầu của một startup, nhưng để có được sự tin tưởng của họ cần có thời gian, đồng nghĩa với việc một công ty nên bắt đầu cuộc đàm phán với các nhà đầu tư trước khi nó được thành lập. Đó cũng có thể là một cơ hội tuyệt vời để có được phản hồi và đánh giá sớm từ các chuyên gia về mức độ khả thi của một doanh nghiệp. “Chỉ có những người xây dựng được mối quan hệ đối tác với các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm mới biết mình cần phải làm gì”, trích lời Holger Reithinger, doanh nghiệp đối tác của nhà đầu tư công nghệ sinh học Forbion, Hà Lan.

biotech startups failure

Điều cần thiết là đảm bảo được rằng danh sách các nhà đầu tư có liên quan được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Nếu họ không thể đồng ý về việc các bước tiếp theo nên làm là gì và khi nào cần phải rút lui, sự hỗn loạn sẽ xảy ra.

Khi nhận được một khoản đầu tư tư nhân, chỉ cần một sai sót cũng có thể làm thất thoát rất nhiều cổ phần của những người sáng lập công ty, điều này có thể ảnh hưởng đến cam kết của họ với công ty. Một nguyên nhân khác cũng thường xảy ra đó là “small fundraising rounds” (tạm dịch: một công ty có vòng gọi vốn ngắn hạn). Edoardo Negroni, đồng sáng lập và đối tác quản lý tại AurorA-TT, một công ty chuyển giao công nghệ của Ý cho hay: “Vòng gọi vốn của công ty là một khía cạnh tối quan trọng mà các nhà đầu tư cần hết sức lưu ý.”

Khi bạn có tiền, điều quan trọng là cần lập ngay một kế hoạch để cho các nhà đầu tư thấy họ có thể tin tưởng vào bạn, điều này sẽ quyết định cho việc gây quỹ trong tương lai. “Tạo lập một kế hoạch gây quỹ phù hợp với kế hoạch phát triển để đảm bảo sự liên kết vững chắc giữa hai vòng gọi vốn. Hãy chắc chắn rằng nguồn tài chính của bạn đủ để đảm bảo sự liên kết ấy và đủ để kịp thời lên kế hoạch cho một vòng gọi vốn khác trước khi quá muộn”, trích lời Negroni.

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu chuẩn bị cho một vòng gọi vốn tiếp theo, vậy nên, các nhà sáng lập startup cần duy trì sự kết nối ở tất cả các giai đoạn phát triển để gặp được các đối tác tiềm năng sẽ đầu tư vào công ty của họ hoặc trao cho họ một thỏa thuận nào đó trong tương lai.

2. Thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý

Công tác quản lý là một trong những nguyên nhân cho sự thành công hay thất bại của một startup công nghệ sinh học. “Hãy tìm cho công ty những người quản lý giàu kinh nghiệm càng sớm càng tốt để tránh các tổn thất về kinh tế”, Reithinger nói.

“Cần tránh những người không có đủ kỹ năng cần thiết để điều hành một startup công nghệ sinh học hoặc một người có phong cách quản lý chỉ tập trung vào quy trình sản xuất”, theo ông Negroni.

Đối với các doanh nhân non trẻ về kinh nghiệm, chìa khóa thành công cho công ty của họ là phải biết tiếp cận và tìm kiếm hướng dẫn từ các cố vấn có kinh nghiệm và các chuyên gia trong cùng lĩnh vực - phát triển lĩnh vực dược phẩm là cả một nghệ thuật và hiểu biết từ các chuyên gia thực sự có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với công ty của bạn”, trích lời Davidson Ateh, Giám đốc điều hành của công ty công nghệ sinh học phòng chống ung thư BioMoti.

biotech startups failure

Điều quan trọng nữa là ban lãnh đạo và các cổ đông phải duy trì mối quan hệ tốt và truyền đạt rõ ràng những mong đợi của họ. Họ cũng nên tôn trọng lẫn nhau. “Khi một vị Giám đốc điều hành (CEO) không được trao quyền bởi Hội đồng quản trị (HĐQT) và/ hoặc nhà đầu tư của chính mình và còn bị thu hẹp quyền điều hành, điều đó có nghĩa HĐQT và các nhà đầu tư không tin tưởng vào CEO của công ty. Họ nên trao quyền cho CEO nhiều hơn thay vì cứ nhất quyết can thiệp vào mọi quyết định hàng ngày”, trích lời Dinko Valerio, một doanh nhân đã tham gia đầu tư vào hơn 12 startup công nghệ sinh học ở châu Âu.

Valerio kết luận rằng, cuối cùng, điều quan trọng là những người có liên quan đều được quan tâm và khích lệ đúng cách. “Cho dù nền tảng khoa học của startup có tuyệt vời đến đâu, nếu người sáng lập công ty không tập trung vào việc mang lại những điều tốt nhất cho công ty, cơ hội thành công sẽ nhanh chóng bị thu hẹp. Nhiều phát minh kỹ thuật tuyệt vời đã đi tới kết cục thất bại chính bởi sự thiếu kinh nghiệm của các nhà quản lý, các nhà đầu tư và của cả một HĐQT.”

3. Nền tảng khoa học còn yếu kém

Để thành công, một công ty công nghệ sinh học cần một lượng dữ liệu đủ để thuyết phục các nhà đầu tư, các đối tác và cuối cùng là các nhà hành pháp, rằng một sản phẩm hoặc công nghệ nào đó của công ty là xứng đáng để đầu tư. Trước khi tham gia một dự án, điều quan trọng mà startup phải đảm bảo là nắm bắt được nhu cầu thị trường và có cách tiếp cận sáng tạo, vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Reithinger nói: “Một công ty nên được thành lập dựa trên những nguồn lực thực tế chứ không phải thấy ai làm gì cũng bắt chước làm theo. Các startup cần tính toán xem mất bao nhiêu năm để xây dựng đủ dữ liệu hỗ trợ cho một hợp đồng chính thức.”

Negroni cũng đồng ý với nhận định này: “Hãy chắc chắn rằng công nghệ đó phải giải quyết được nhu cầu còn tồn đọng của thị trường thì startup của bạn mới tạo ra được lợi thế giúp bạn có đủ thời gian cho các dự án tiềm năng để cạnh tranh được với các đối thủ trực tiếp và gián tiếp.”

biotech startups failure

Cạnh tranh khá là đáng sợ và là một trong những rào cản để thành công. “Không nên chịu thua dễ dàng nếu muốn loại bỏ các đối thủ cạnh tranh của bạn. Từ kinh nghiệm cay đắng của tôi, sự cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều so với những gì bạn từng nhìn thấy khi làm việc ở một trong những startup công nghệ sinh học”, trích lời khuyên của Kevin Johnson, đồng sáng lập và Đối tác của British life sciences investor Medicxi.

Ngay cả khi đảm bảo một phương pháp nhất định thực sự có tiềm năng, thì trong khoa học, ngay cả những ý tưởng sáng giá nhất cũng có thể chẳng đi đến đâu. Thí nghiệm thành công trên động vật không có nghĩa sẽ thành công khi thử nghiệm ở người. Điều này là không thể tránh khỏi, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu thiệt hại mà nó gây ra.

Johnson cho rằng: “Ta hoàn toàn có thể tha thứ cho những thất bại và chúng tôi tích cực khuyến khích các nhà sáng lập của mình nhấn mạnh vào việc kiểm kê tài sản hoặc sản phẩm công nghệ để tránh lãng phí cả thời gian và tiền bạc vào nó. Chúng ta có một bản năng luôn cố gắng bằng mọi giá để bảo vệ một thành quả lao động của chính mình. Nhưng đó là những mặt tích cực sai lầm khiến ngành công nghiệp tốn rất nhiều tiền và trở thành vật cản đối với nguồn lực tài chính và cơ hội phát triển.”

4. Quá chậm chạp trong việc đưa ra quyết định

Mặc dù việc phát triển các sản phẩm công nghệ sinh học cần nhiều thời gian, nhưng việc đưa ra quyết định nhanh chóng vào đúng thời điểm đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của một startup công nghệ sinh học. Một trong những điều khó thực hiện nhất chính là phải tự tay khai tử một sản phẩm hoặc công nghệ không đạt được hiệu quả như mong đợi. Người ta thường có xu hướng nấn ná để có thời gian thu thập thêm dữ liệu, nhưng đó lại là một sai lầm.

“Điều quan trọng đối với các giám đốc điều hành là nắm bắt được bản chất rủi ro cao của việc phát triển lĩnh vực dược phẩm và tìm cách thử nghiệm các ứng cử viên tiềm năng của họ sớm thông qua các thí nghiệm giết người được thiết kế hoàn hảo”, Ateh nói.

biotech startups failure

“Bạn sẽ cảm nhận được mùi vị đau đớn của sự thất bại khi nó thực sự xảy ra. Hãy kịp thời đưa ra quyết định khai tử sản phẩm của bạn, đó là cách tốt nhất để đảm bảo cho một hành trình dài ở phía trước”,  Johnson nói thêm.

Để dễ dàng xác định được thời điểm sản phẩm cần phải được khai tử, điều quan trọng là phải có kế hoạch đàng hoàng. Nhận thức về một kế hoạch phát triển với các kịch bản dễ hiểu để phù hợp với kỳ vọng của những người ủng hộ tài chính, với các quyết định không đi theo định kỳ về việc nên tiếp tục hay xóa sổ một tài sản, theo lời khuyên của Negroni.

Một kế hoạch cụ thể sẽ đảm bảo rằng các cột mốc quan trọng được thực hiện một cách nhất quán và nhanh chóng, điều này cũng rất cần thiết để làm hài lòng các nhà đầu tư và giữ lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là một vấn đề mà các startup trẻ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, vì thường thì nhóm nghiên cứu khoa học không tập trung vào việc thúc đẩy một dự án mà chỉ quẩn quanh với công việc nghiên cứu - cái mà không thể có khả năng đem lại các bằng chứng đủ thuyết phục hay giúp công ty phát triển theo hướng đi lên.

5. Sợ rủi ro

Mặc dù công ty của bạn đã lên kế hoạch thật sự cẩn thận, nhưng bản chất của  công nghệ sinh học là một ngành kinh doanh rất khó lường trước. Một công ty cần sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong phạm vi đã được tính toán để vượt qua thời điểm khó khăn.

“Phần lớn các công ty thành công đều phải trải qua một hoặc nhiều thay đổi lớn trước khi tìm được sản phẩm hoặc công nghệ phù hợp. Tư duy linh hoạt và lòng can đảm để thay đổi hướng đi của một công ty là những yếu tố góp phần tạo nên một đội ngũ quản lý tốt”, ông Valerio nói.

Valerio tin rằng một team không dám đưa ra quyết định táo bạo thì họ sẽ cầm chắc thất bại. Khi bạn đứng trước hai lựa chọn khả thi thì việc thỏa hiệp và chấp nhận cả hai lựa chọn không phải là quyết định khôn ngoan.

biotech startups failure

Thành công không dễ dàng đạt được, chính vì thế, nó sẽ chỉ đến với những người dám đưa ra các quyết định “khác người”. Còn những ai chỉ biết tìm cách thỏa hiệp mà không dám đưa ra những lựa chọn táo bạo thì sẽ chỉ chuốc lấy thất bại. Cụm từ “thoái lui” luôn là kẻ thù của thành công.

Sau cùng, đó là về việc có thể nhận ra chiến lược đã sai ở đâu và làm thế nào để sửa chữa sai lầm ấy. Johnson khuyên rằng: “Hãy thừa nhận những sai lầm của bạn và cố làm những điều đúng đắn, chứ không phải những điều dễ dàng.” 

Học hỏi từ những sai lầm

Mặc dù để thành lập nên một startup công nghệ sinh học và đảm bảo sự thành công lâu dài của nó nghe chừng khá khó khăn, nhưng bạn đừng vội nản lòng. Con đường dẫn đến thành công không bao giờ bằng phẳng, vì thế các doanh nhân cần giữ cho mình sự lạc quan để không từ bỏ quá sớm. Điều quan trọng là duy trì sự tập trung và quan trọng nhất là luôn học hỏi từ những sai lầm của chính mình.

“Thất bại là mẹ thành công. Nếu các startup biết học hỏi từ những thất bại, đồng nghĩa với việc họ đang đặt tiền đề cho một thành công rực rỡ hơn”, Negroni kết luận.

“Vẫn còn đâu đó sự kỳ thị nhất định đến từ phía những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học đối với sự thất bại mặc dù họ đang ở trong một môi trường chứa đựng nhiều rủi ro, trong môi trường đó, cứ mười loại thuốc đem đi thử nghiệm lâm sàng thì có chín loại sẽ thất bại”, Ateh nói.

Thất bại trong ngành công nghệ sinh học nên được tôn vinh, đặc biệt là những thất bại mang tính tích cực. Thất bại tích cực là khi các thí nghiệm nhằm giảm thiểu rủi ro đã được thực hiện chuẩn xác và chiến lược phát triển của startup khá hợp lý, nhưng chỉ vì một sự cố kỹ thuật không lường trước được nên kết quả không như ý.

Vì vậy, các doanh nhân đừng sợ phạm sai lầm và cần nỗ lực hết mình để xây dựng một startup thành công. Nếu công ty không hoạt động như mong đợi, hãy sử dụng những gì bạn đã học để thử lại lần nữa.

-----------

Tác giả: CLARA RODRÍGUEZ FERNÁNDEZ

Link bài gốc: Top 5 Reasons Why Biotech Startups Fail

Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Uyên - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024