Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/12/2016 09:12 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 199/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7999
Được cảm ơn: 2114
[Fshare]Những nguyên tắc cơ bản trong khởi nghiệp kinh doanh - Jeanne Holden


Giới thiệu
 
Các nhà kinh tế học và các doanh nhân có cách định nghĩa khác nhau về việc kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết đều đồng ý rằng kinh doanh là công việc sống còn ñể giúp nền kinh tế tăng trưởng và tạo ra cơ hội việc làm trong mọi xã hội. Điều này đặc biệt ñúng ở các nước ñang phát triển, nơi mà các doanh nghiệp nhỏ thành công là ñộng cơ chính tạo ra công ăn việc làm và giúp giảm đói nghèo. Tài liệu này giới thiệu với bạn những nguyên tắc cơ bản của việc kinh doanh. Tác giả cũng bàn về những yếu tố cần thiết ñể xây dựng và ñiều hành một doanh nghiệp, từ bước lập kế hoạch tới bước bán sản phẩm.
 
Tác giả Jeanne Holden là một cây viết tự do chuyên viết về các vấn ñề kinh tế. Bà đã là biên tập viên cho Cục Thông tin Hoa Kỳ trong 17 năm.
 
1. Khả năng kinh doanh  là gì?
 
Khả năng kinh doanh có nghĩa là gì? Khái niệm khả năng kinh doanh được đặt ra lần đầu tiên vào thế kỷ thứ XVII và ý nghĩa của nó vẫn tiến triển kể từ đó. Nhiều người đơn giản coi nó là việc bắt đầu kinh doanh của một cá nhân. Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng khái niệm khả năng kinh doanh còn bao trùm nhiều ý nghĩa khác nữa.
 
Với một số nhà kinh tế, doanh nhân là một người sẵn sàng gánh chịu rủi ro trong một dự án kinh doanh mới nếu cảm thấy có cơ may rõ rệt thu ñược lợi nhuận. Một số khác lại nhấn mạnh ñến vai trò của doanh nhân, coi họ là người khởi xướng, ñưa sáng kiến của mình ra thị trường. Một số nhà kinh tế khác lại cho rằng doanh nhân là những người ñưa ra những hàng hóa hay phương thức sản xuất mới ñáp ứng những nhu cầu của thị trường mà hiện tại chưa có người cung ứng.
 
Vào thế kỷ XX, nhà kinh tế học Joseph Schumpeter (1853-1950) quan tâm sự cải tiến và phát minh của các doanh nhân có tác ñộng thế nào trong việc tạo ra sự chuyển dịch và thay ñổi. Schumpeter xem khả năng kinh doanh như là nguồn lực ñưa ñến ‘Sự hủy diệt sáng tạo’. Nhà doanh nghiệp tiến hành ‘những sự kết hợp mới’, nhờ ñó ñã làm cho các ngành công nghiệp cũ trở nên lỗi thời. Các cách thức kinh doanh truyền thống xưa cũ đã bị phá vỡ bởi việc xuất hiện các cách thức mới tốt hơn.
 
Chuyên gia Peter Drucker (1909-2005) phát triển ý tưởng này với việc mô tả doanh nhân là một ai ñó tìm kiếm sự thay ñổi, thích ứng với sự thay đổi và tận dụng cơ hội ñó. Hãy xem xét sự thay ñổi trong lĩnh vực thông tin - từ máy chữ ñến máy tính cá nhân sau ñó là mạng Internet - ñây là minh chứng rõ nét nhất cho ý tưởng này.
 
Ngày nay, hầu hết các nhà kinh tế ñều ñồng ý rằng khả năng kinh doanh là một nhân tố cần thiết thúc đầy phát triển kinh tế và các cơ hội về nghề nghiệp trong mọi xã hội. Ở các nước ñang phát triển, các doanh nghiệp nhỏ thành công là ñộng lực cơ bản trong việc tạo ra việc làm, phát triển thu nhập và giảm nghèo. Chính vì lẽ đó, hỗ trợ của chính phủ đối với khả năng kinh doanh là một chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.
 
Tuyên bố của Ủy ban Tư vấn Công nghiệp và Thương mại của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2003 cho rằng: “Các chính sách nhằm phát triển khả năng kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra việc làm và phát triển kinh tế”. Các quan chức chính phủ có thể thiết lập các biện pháp khuyến khích nhằm cổ vũ các nhà doanh nghiệp dấn thân vào dự án kinh doanh mới. Trong số các biện pháp ñó là các văn bản pháp luật nhằm thực thi quyền về tài sản và khuyến khích một hệ thống thị trường có tính cạnh tranh.
 
Văn hóa của một cộng ñồng cũng có thể tạo ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh tại cộng động đó. Các khả năng kinh doanh ở cấp độ khác nhau có thể xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa, điều ñó khiến khả năng kinh doanh có thể được đánh giá cao hoặc không cao lắm. Một cộng đồng coi trọng những người làm ở những vị trí cao trong bộ máy nhà nước hoặc những trí thức có học vấn chuyên môn cao có thể sẽ không có tác dụng khuyến khích khả năng kinh doanh. Ngược lại, một nền văn hóa hoặc chính sách coi trọng các cá nhân tự lập thường khuyến khích các khả năng kinh doanh hơn.
 
Những ñiểm khái quát nêu trên là bài ñầu tiên trong loạt các bài tiểu luận một trang viết về các yếu tố cơ bản của khả năng kinh doanh. Mỗi trang ñều kết hợp tư duy của các nhà lý luận kinh tế chủ đạo với các ví dụ về thực tiễn hoạt ñộng của các khả năng kinh doanh tại nhiều quốc gia khác nhau. Loạt bài tiểu luận này nhằm trả lời các câu hỏi:
 
•        Vì sao và làm thế nào ñể mọi người có thể trở thành nhà doanh nghiệp?
 
•        Tại sao khả năng kinh doanh mang lại lợi ích cho nền kinh tế ?
•        Làm cách nào ñể Chính phủ khuyến khích khả năng kinh doanh phát triển, và cùng với nó là sự tăng trưởng kinh tế ?
 
(hoclamgiau.vn)
 
 
 


 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024