Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/11/2015 23:11 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
5 rào cản tâm lý phải vượt qua để có thể khởi nghiệp


Bạn phải vượt qua một số rào cản tâm lý đáng gờm để xây dựng một doanh nghiệp thành công. Đó là những rào cản nào? Dưới đây sẽ là câu trả lời.

rào cản tâm lý


Ta có nên khuyên tất cả mọi người khởi nghiệp kinh doanh không? Câu trả lời là: không.

Kinh doanh là công việc đầy áp lực. Nó đòi hỏi bạn phải làm việc chăm chỉ. Mỗi người đều có năng lực, sở trường của họ nhưng không phải ai cũng nên đầu tư những năng lực, sở trường ấy vào kinh doanh. Những người có khát vọng làm kinh doanh cần phải biết việc xây dựng một doanh nghiệp khó như thế nào.

Thách thức lớn nhất không phải là những thứ bên ngoài như vốn, công nghệ, nhân lực… mà bắt nguồn từ nội tại – sự sự hãi, nghi ngờ và stress. Theo doanh nhân và chuyên gia tài chính Ramit Sethi, khoảng 95 % rào cản thành công bắt nguồn từ những yếu tố tâm lý.

Bạn phải vượt qua một số rào cản tâm lý đáng gờm để xây dựng một doanh nghiệp thành công. Đó là những rào cản nào? Dưới đây sẽ là câu trả lời.

1. Tôi không phải là một doanh nhân thực sự    

Cho phép tôi được lật lại câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất nhưng lại có ít lời giải nhất trên hành tinh: Doanh nhân là gì?

Không ai biết chắc. Nhiều người đã cố gắng định nghĩa từ này, cố gắng chắp nối câu chữ để lột tả đúng bản chất của một phạm trù rất rộng này.

Phổ biến nhất là người ta dùng cách liệt kê để giải thích thuật ngữ ‘doanh nhân’, kiểu như "25 đặc điểm của một doanh nhân đích thực". Nhưng cách giải thích này có thể gây hiểu lầm nghiêm trọng. Thu hẹp định nghĩa về doanh nhân bằng cách giới hạn nó ở một số tính chất nhất định là một sự bất công đối với cộng đồng doanh nhân nói chung và từng cá nhân nói riêng.

Một nghiên cứu của Học viện Lãnh đạo Doanh nghiệp thuộc trường Đại học Illinois at Urbana-Champaign đã chỉ ra rằng: "Con số doanh nhân là không xác định (vì không có định nghĩa chính xác cho đối tượng này), do đó mọi sự so sánh, quy chụp đều rất nguy hiểm”. Một dự án của trường đại học Baltimore cũng đã trích dẫn nhiều nguồn cho thấy định nghĩa về doanh nhân vẫn còn rất mơ hồ và thiếu nhất quán.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn không phải là một doanh nhân thì cách tiếp cận của bạn đang có vấn đề. Đặt câu hỏi ‘Tôi có phải là một doanh nhân không’ sẽ vô tình loại trừ bạn ngay cả khi bạn chưa bắt đầu. Muốn bắt đầu đúng, bạn nên đặt vấn đề theo hướng: tôi muốn mở một doanh nghiệp, tôi muốn bán cái gì đó, làm cái gì đó, tôi muốn phát minh, sáng tạo, ước mơ và phát triển…

2. Tôi sẽ không thành công

Nếu nhìn vào con số thống kê sự thành bại của các doanh nghiệp mới, bạn sẽ ‘tá hỏa’ và muốn đầu hàng ngay lập tức. Không thể liệt kê hết được những con số đó nhưng dưới đây là một số ví dụ điển hình:

•    Trong chương trình hỗ trợ khởi nghiệp nổi tiếng Y Combinator, số doanh nghiệp thất bại lên tới 93%
•    Trong suốt quá trình tồn tại của một doanh nghiệp nhỏ, 60% là hòa vốn hoặc thậm chí phá sản.
•    51% doanh nghiệp mới bị ‘sập tiệm’ trong vòng 5 năm.
•    80% của doanh nhân thất bại trong vòng 18 tháng làm kinh doanh.

“Thất bại” giống như một đại dịch trong cộng đồng doanh nghiệp, nó phổ biến đến mức “fail fast, fail often” (chết nhanh, chết liên tục) trở thành câu nói cửa miệng ở thung lũng Silicon.

Đứng trước những con số giật mình này thì doanh nhân phải làm gì? Họ có 2 lựa chọn:

1.    Tin rằng mình sẽ thất bại
2.    Chiến đấu với thất bại

Nếu bạn muốn kéo doanh nghiệp của mình xuống bùn và làm cho nó không bao giờ ngóc đầu lên được, hãy chọn phương án 1. Còn nếu không, hãy thay đổi suy nghĩ của mình.

3. Tôi không đáng giá đến mức đó

Các doanh nghiệp thường bán rẻ mình bởi vì họ đánh giá quá thấp giá trị bản thân. Những doanh nhân hình mẫu điển hình – năng nổ, tháo vát, thông minh và mạnh mẽ - thường không quá ham danh vọng hay giàu sang.  Nhưng để xây dựng một doanh nghiệp thành công, các doanh nhân cần phải có động lực kinh doanh nào đó.

Đừng sợ là mình tham lam quá. Có thể bạn đi đầu trong việc bán sản phẩm chi phí thấp hoặc miễn phí cho tất cả mọi người. Nhưng bạn cũng phải hiểu rằng bạn có quyền nâng giá sản phẩm, tạo ra lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp và thành công về lâu dài.

4. Tôi không phải là người bán hàng

Doanh nhân và người bán hàng là 2 thuật ngữ gần như đồng nghĩa. Ai đó đã nói: “Làm kinh doanh thì có đến 80% là marketing và bán hàng”. Còn một bài viết trong tờ Harvard Business Review viết: “Khả năng bán hàng là mấu chốt thành công của bất kỳ doanh nhân và doanh nghiệp trẻ nào và phớt lờ điều này sẽ đẩy doanh nhân vào tình thế nguy hiểm”.

Nhưng liệu bạn có thể là một doanh nhân thành công mà không có chút tố chất nào của một người bán hàng không? Đương nhiên là có. Bán hàng và tiếp thị đóng vai trò quan trọng nhưng không phải điều kiện thiết yếu cho sự thành công của một doanh nhân.

Bạn không nhất thiết phải là một người bán hàng kiểu cũ để có thể thành công với tư cách là một doanh nhân. Đúng là bạn phải bán cái gì đó nhưng bạn có thể làm điều đó mà không cần làm một người bán hàng.

Vậy bạn phải làm gì nếu bạn không bán hàng?

•    Luôn hăng hái: Đam mê là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nhân.

•    Hãy là một chuyên gia: Những người làm chủ một lĩnh vực kiểu gì cũng thu được lợi nhuận từ đó. Tương tự, nếu bạn có chỗ đứng như là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của bạn, bạn sẽ chỉ có phát triển lên.

•    Xây dựng thương hiệu bản thân: Nếu bạn muốn xây dựng doanh nghiệp của bạn, hãy xây dựng thương hiệu bản thân trước. Đó là một trong những cách nhanh nhất để đạt được sự tăng trưởng mà không phải bán hàng có chủ đích.

•    Hợp tác làm ăn: Doanh nhân thành công không ‘chơi’ solo. Nếu bạn không phải là dân bán hàng, hãy tìm một đối tác có thể làm công việc không mấy thanh tao đó cho bạn.

5. Tôi không phải là một người giỏi lãnh đạo

Cũng giống như từ "doanh nhân", thuật ngữ "người lãnh đạo" khó định nghĩa đến mức gần như vô dụng.

Thế nhưng nó lại gieo rắc nỗi sợ hãi cho một số doanh nhân, khiến họ không dám theo đuổi niềm đam mê kinh doanh của họ. Để khắc phục chướng ngại tinh thần này, người doanh nhân nên gạt bỏ cụm từ ‘khả năng lãnh đạo’ mơ hồ này ra khỏi tâm trí họ và thay nó bằng hình ảnh ẩn dụ ‘cuộc phiêu lưu’.  

Bước vào kinh doanh là bạn bước vào một cuộc phiêu lưu. Sẽ có nhiều người khác tham gia vào cuộc phiêu lưu đó với bạn. Nếu ai đó muốn nhận cái chức danh ‘lãnh đạo’, ‘giám đốc điều hành’ hay ‘nhà quản lý’ thì cũng chẳng sao. Chỉ bạn cần nhớ rằng đó là ‘cuộc phiêu lưu’ và rằng bạn đang làm mọi người hăng hái tham gia cuộc phiêu lưu đó chứ không phải một mình dẫn dắt hay kiểm soát họ.  

Dù bạn nghĩ rằng mình là một nhà lãnh đạo tốt hay không thì điều đó cũng chả gây hại gì. Quan trọng là bạn phải có khả năng để xây dựng một doanh nghiệp, thế thôi.

Kết luận

Ta có nên khuyên mọi người bắt tay vào kinh doanh không? Câu trả lời vẫn là không nhưng tôi muốn bổ sung thêm một ý. Đó là nhiều người rất nên và có thừa khả năng để khởi nghiệp kinh doanh. Chỉ có điều rào cản tâm lý của họ quá lớn để họ có thể vượt qua được.

Còn bạn, nếu bạn muốn tạo dựng cái gì đó, hãy mạnh dạn lên. Gạt những băn khoăn, lo lắng sang một bên.

Nguồn: khoinghiep.hoclamgiau.vn

 




 
Các thành viên đã Thank nguyenthuongtra vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024