Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/09/2014 21:09 # 1
tranminhdathao
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 76/130 (58%)
Kĩ năng: 58/80 (72%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 856
Được cảm ơn: 338
Startup là gì?


Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều gợi đến một hình ảnh khá cụ thể khi họ nghe thấy từ “khởi động” (“startup”). Có lẽ đó là “hai gã trong nhà để xe” (“2 guys in a garage”) trở nên nổi tiếng bởi HP, hoặc ý tưởng về Jobs và Wozniack đi chân đất qua Homebrew Computer Club. Có lẽ đó là những kẻ tài ba xuất hiện gần đây như Zuckerberg hoặc Brin và Page. Điểm chung tất cả những hình ảnh này là một câu chuyện đại khái như sau: những kẻ vớ vẩn nhưng lại là thiên tài đặc biệt, mạo hiểm và làm việc nhiều giờ để đạt được một điều tưởng như không thể.

Nhưng cách nhìn trong phim ảnh của cách doanh nhân là thiếu sót. Hãy bắt đầu với điều cơ bản nhất. Nó làm mọi người nhầm lẫn tin rằng bất cứ lúc nào họ thấy hai gã trong một nhà để xe đang cố gắng một điều không thể, đó là một khởi động. Sai. Nó cũng làm cho họ bỏ lỡ rất nhiều phần khởi động khác xuất hiện ở những nơi ít hấp dẫn hơn như: bên trong các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, và thậm chí cả các chính phủ. Và bởi vì cả doanh nghiệp nhỏ và mới mở có tỷ lệ thất bại cao, đôi khi những hình ảnh này làm cho chúng ta tin rằng bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào là một startup. Sai một lần nữa.

Chúng ta hãy bắt với định nghĩa của “startup” để nắm bắt ý nghĩa tự nhiên thiết yếu của nó, và cố gắng lược bỏ các mối liên hệ cụ thể của hầu hết quá trình startup đáng chú ý.

“Startup” là một tổ chức của con người được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.

Hãy giải thích một cách lần lượt. Đầu tiên, tôi muốn nhất mạnh khía cạnh tổ chức con người, bởi điều này hoàn toàn bị bỏ sót trong câu chuyện “2 gã trong nhà để xe”. Từ “thể chế” bao hàm ý nghĩa của chế độ quan liêu, quy trình và thậm chí cả sự thờ ơ. Làm thế nào điều đó có thể là một phần của “startup”. Tuy nhiên, những câu chuyện thật về những sự khởi đầu thành công bao gồm đầy đủ các hoạt động có thể được gọi là xây dựng tổ chức: thuê các nhân viên sáng tạo, phối hợp hoạt động của họ, và tạo ra văn hóa công ty mang lại kết quả. Mặc dù một vài công ty startup có thể tiếp cận các hoạt động này theo những cách cực đoan, nhưng dù sao chúng cũng là những thành phần quan trọng góp phần tạo nên thành công.

Vậy từ “con người” trong khái niệm này là dư thừa? Vậy những hình thức khác của tổ chức là gì? Chúng ta thường bỏ qua thực tế là startup không phải là sản phấm của chúng, không phải là những đột phá công nghệ, hoặc thậm chí không phải dữ liệu của chúng. Ngay cả đối với các công ty mà chủ yếu chỉ có một sản phẩm, giá trị công ty tạo ra không phải ở sản phẩm đó mà ở con người và tổ chức của họ tạo ra nó. Để có được bằng chứng về điều này, đơn giản chỉ cần quan sát các kết quả của nhiều vụ mua lại các công ty startup. Trong hầu hết các trường hợp, các khía cạnh quan trọng của công ty startup biến mất, ngay cả khi sản phẩm, thương hiệu, và thậm chí cả khi hợp động lao động được lưu trữ.

Cái mới của sản phẩm hay dịch vụ mà công ty startup mang đến cũng là yếu tố quan trọng của khái niệm. Nó cũng là một yếu tố phức tạp. Tôi ưu tiên khái niệm rộng nhất của sản phẩm, bao gồm bất cứ nguồn giá trị nào của tập hợp những người tự nguyện trở thành khách hàng. Điều này cũng đúng với hàng hóa được đóng gói của một cửa hàng tập hóa, một trang web thương mại điện tử, một dịch vụ xã hội phi lợi nhuận hoặc một loạt các chương trình của chính phủ. Trong mọi trường hợp, tổ chức được dành để phát hiện ra nguồn giá trị mới cho khách hàng, và quan tâm đến tác động thực tế của công việc đến khách hàng (trái lại, sự độc quyền hay quan liêu thường không quan tâm đến điều đó và chỉ tìm cách duy trì bản thân).

Điều đó cũng quan trọng khi chúng ta nói về sự sáng tạo, nhưng điều này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi. Ngay cả những sáng chế tiên tiến nhất cũng luôn được xây dựng dựa trên các công nghệ cũ. Nhiều công ty startup không sáng chế ở khía cạnh sản phẩm, mà sử dụng các sáng chế khác: điều chỉnh những công nghệ hiện tại cho mục đích mới, đặt ra một mô hình kinh doanh mới để mở ra các giá trị trước đây chưa được tìm ra, hoặc thậm chí mang sản phẩm hay dịch vụ đến một địa điểm mới hoặc nhóm khách hàng trước đây chưa được phục vụ. Trong tất cả các trường hợp này, sự sáng tạo đổi mới là chìa khóa đưa đến thành công cho công ty.

Bởi vì sáng tạo vốn là mạo hiểm, có thể lợi nhuận quá lớn về kinh tế cho các công ty startup có thể tận dụng rủi ro theo một cách mới – nhưng đây không phải là một phần tất yếu của công ty startup. Câu hỏi là: “mức độ của sự sáng tạo mà doanh nghiệp muốn đạt được là gì?”

Phần quan trọng cuối cùng của khái niệm này: bối cảnh của sự sáng tạo. Hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều bị loại trừ trong bối cảnh này. Các công ty startup được lập ra để đối phố với tình huống bất ngờ nhất. Để mở một doanh nghiệp mới là bản sao chính xác của doanh nghiệp hiện tại, tập trung vào mô hình kinh doanh, giá cả, khách hàng được nhắm tới, và sản phẩm trong nhiều trường hợp là một cách đầu tư kinh tế hấp dẫn. Nhưng nó không phải là công ty startup, bởi vì thành công của nó chỉ phụ thuộc quá nhiều vào cách thực thi tốt đến nỗi thành công này có thể được mô hình hóa với độ chính xác cao. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể được tài trợ vốn vay ngân hàng; mức độ rủi ro và không chắc chắn đủ rõ ràng để một nhân viên cho vay sáng suốt có thể đánh giá triển vọng của nó.

Do đó, các công ty startup có một vị trí đặc biệt, khi rủi ro là không có. Trái với những trường hợp rủi ro khác, như mua cổ phiếu có rủi ro cao. Mặc dù mức chi trả cụ thể của cổ phiếu rủi ro không được biết đến, đầu tư vào các cổ phiếu như vây có thể được mô hình một cách chính xác. Vì vậy mộ nhà tư vấn tài chính giỏi có thể cung cấp cho bạn khoản lợi tức dài hạn một cách chính xác và hợp lý mà các cổ phiếu rủi ro mang lại. Khi “phí rủi ro” tính toán được, chúng ta không còn là startup. Trên thực tế, trước đây, phần lớn các công ty startup là dễ như trở bàn tay. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất hiện nay là Google: làm thế nào chúng ta có thể sống thiếu nó? Xây dựng một sản phẩm đặc biệt gần như không rủi ro như nó có vẻ vào thời điểm đó; thật ra, theo tôi đó là một suy luận hợp lý để nói rằng nó đã gần như được đảm bảo để thành công. Nó chỉ không khả thi cho ai muốn biết trước tương lai.

Các công ty startup được thiết kế cho những tình huống không thể mô hình hóa, không rõ ràng, và độ rủi ro không nhất thiết phải lớn mà chỉ chưa tính toán được. Tôi nhấn mạnh điểm này bởi vì nó cần thiết để thúc đẩy số lượng lớn lý thuyết về “lean startup” (Việc sử dụng các nền tảng được kích hoạt bởi mã nguồn mở và phần mềm miễn phí, tập trung vào khách hàng và ý kiến phản hồi của họ). Về cơ bản, “lean startup” là một phương pháp đối mặt với điều không chắc chắn và chưa được nhận ra với sự linh hoạt, cân bằng và hiệu quả. Nó là một kinh nghiệm khác hẳn với công việc khó thực hiện trong một loại hình kinh doanh truyền thống, và mục tiêu của tôi không phải để hệ thấp những người khác – cuối cùng, hầu hết các công ty startup đều mong muốn sau này không còn là startup.

Những khác biệt này vẫn còn là vấn đề, bởi vì “cách thực hành tốt nhất” được học từ những hoàn cảnh khác không thể áp dụng tốt vào startup. Thật ra sự thất bại đáng kể nhất xảy ra khi bạn không nhận ra mình đang trong tình trạng startup hoặc không nhận ra nó có nghĩa gì.

Định nghĩa này đồng thời cũng quan trọng cho cả những gì nó không bao hàm. Nhưng xin lưu ý rằng quy mô Công ty là một ngoại lệ. Theo những thống kê của The Innovator’s Dilemma thì những Công ty lớn thường thất bại ngay khi khởi đầu, bởi vì họ không đủ khả năng để bắt kịp với tình hình đổi mới. Những thất bại này thường là nguyên nhân của nhiều nhân tố bên ngoài như: những thay đổi của kinh tế vĩ mô, các chính sách thương mại, sự thay đổi trong kỹ thuật, thậm chí ngay cả sự phát triển về văn hóa. Thông thường, một người mới bắt tay vào kinh doanh sẽ dễ gặp phải những vấn đề này. Do vậy, nó rất quan trọng để bạn củng cố thêm kiến thức về quản lý trong kinh doanh. Bạn có thể tìm hiểu nhiều thêm về vấn đề này tại HBR: Làm chủ một doanh nghiệp có phải là làm khoa học về quản lý hay không?

 

 

Theo Dantri




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024