Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/09/2014 20:09 # 1
tranminhdathao
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 76/130 (58%)
Kĩ năng: 58/80 (72%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 856
Được cảm ơn: 338
Cách chọn tên cho Startup: 6 mẹo nhỏ


Tên của một startup không phải chỉ là tìm ra một cụm từ nghe hợp lý và xuôi tai. Sau đây là 6 điều bạn cần lưu ý khi đặt tên cho công ty của mình.
 

 

Việc gọi tên doanh nghiệp mới của bạn là gì có thể sẽ trở thành một trong những quyết định quan trọng nhất của bạn trong thời gian đầu tạo dựng doanh nghiệp. Tên của doanh nghiệp sẽ quyết định tên miền website nào bạn có thể đăng ký, bản quyền nhãn hiệu và cách mọi người xác định công việc doanh nghiệp bạn làm.

Đôi khi chọn tên như cách ban nhạc R.E.M. đã làm có thể hiệu quả – các thành viên ban nhạc mở từ điển và chọn tên R.E.M. một cách ngẫu nhiên – Tuy nhiên, việc thẩm định tên gọi của công ty vẫn là cách làm tốt hơn. Sau đây là 6 điều bạn cần ghi nhớ.
 

1.    Thận trọng với các từ có phát âm giống nhau

Tarek Pertew, đồng sáng lập Wakefield (cung cấp thông tin về những công ty có môi trường làm việc và đãi ngộ tốt) nói rằng hãy tránh những cái tên có quá nhiều phiên âm giống nhau. Ví dụ, bạn gọi startup của mình là Phaser, nhưng nhiều người đọc nhầm thành Fazer hay Faser. Họ sẽ gõ nhầm tên và từ đó tìm ra nhầm nhãn hiệu.
 

2.    Hãy chờ đợi thời khắc ‘giác ngộ’

Để tạo ra cái tên BloomThink, tên của công ty truyền thông xã hội của Billy Cripe, anh đã lấy một tờ giấy trắng và nhờ các thành viên trong gia đình viết những thứ họ thích lên đó. Cuối cùng, con gái anh ấy gắn “bloom” với “think”. Mọi người có mặt lúc đó đều nhận ra rằng tên đó là hợp nhất. Anh ta nói rang: “Startup nên bỏ thời gian đọc to tên công ty mình bởi họ sẽ phải nhắc đi nhắc lại các chữ này rất nhiều lần: trên điện thoại, trong các cuộc đối thoại trực tiếp, khi diễn thuyết. Bạn sẽ muốn tên gọi của mình có thể dễ dàng đánh máy được với độ chính xác cao.”
 

3.    Câu chuyện nào gắn liền với tên startup của bạn

Pertew nói rằng việc cái tên có câu chuyện đằng sau nó hay không là điều không phải lúc nào cũng cần thiết. Tuy nhiên, nó có thể giúp củng cố thương hiệu và tạo dư luận. Một ví dụ: công ty kính mắt Warby Parker lấy tên theo 2 nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết dài đã thất lạc của Jack Kerouac. Tên công ty của Pertew cũng là công cụ để khởi đầu câu chuyện: Wakefield được đặt tên theo một nhân vật trong chuỗi tiểu thuyết của Tom Swift từ những năm 1900.
 

4.    Hãy để tên công ty là một phần của bạn.

Tên của công ty bạn thường là phần mở rộng của tính cách chính bạn. Vào một buổi tối, Caroline Fielding đang vẽ trên một tờ giấy trong khi cố nghĩ tên của công ty. Bà nghĩ tới 3 cháu trai trong gia đình: Dean, Bryan và Steven. Tiếp đó, bà nghĩ về công ty của mình và sự nỗ lực (driven) để đạt tới thành công – làm app cho iphone có tên Bus Rage. Bà quyết định kết hợp tên của 3 người cháu lại để tạo ra Dryven. “Đối với khách hàng, cái tên đó dễ nhớ khi có một câu chuyện đằng sau nó”, bà chia sẻ.
 

5.    Đừng quá thực dụng

Một số công ty dùng tên miêu tả chính xác chức năng của nó, như là Accounting101. Đó có thể là một sai lầm, Aaron Frazin, Tổng giám đốc của Charlie, chia sẻ: Charlie là ứng dụng có chức năng cung cấp thông tin về đối tác trước các cuộc họp. Frazin định để tên công ty là Socialize.it hoặc Unclutter.it nhưng cuối cùng lại chọn cái tên Charlie bởi nó có vẻ bí ẩn. Anh nói rằng “Không ai muốn một công cụ chỉ làm cái nó phải làm. Họ muốn một cái tên đại diện cho thứ gì đó lớn hơn”.
 

6.    Hãy chắc chắn rằng bạn thích nó

Quá trình chọn tên có thể làm bạn đau đầu. Chris Zepf, giám đốc điều hành của Kingdom Ridge Capital, nói rằng anh ta và một đồng nghiệp dành hàng trăm tiếng để nghĩ ra một cái tên. Họ tham khảo một loạt danh sách các vị thần Hy Lạp và các địa danh nhưng không tìm được cái tên ưng ý. Anh ta quyết định chọn một vị trí quen thuộc: con đường mà anh ấy đang sống, Kingdom Ridge. Chris chia sẻ, cái tên này cộng hưởng với anh mỗi lần anh nghe thấy nó.
 

Tuyết Nhung
 
(Theo Inc.com)



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024