Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/03/2014 11:03 # 1
oanhoanh2122
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 55/150 (37%)
Kĩ năng: 12/110 (11%)
Ngày gia nhập: 20/03/2014
Bài gởi: 1105
Được cảm ơn: 562
Xu hướng nhu cầu nhân lực ngành điều dưỡng 2012-2015


Xu hướng nhu cầu nhân lực Ngành Diều Dưỡng giai đoạn 2012-2015

Điều dưỡng là một nghề định hướng chăm sóc và phục vụ sức khoẻ nhân dân, là một nghề chuyên nghiệp, là một ngành học và là một khoa học chăm sóc. Cũng như mọi ngành nghề khác, nghề điều dưỡng có những đặc điểm sau:

 

+ Có hệ thống tổ chức điều dưỡng theo chuyên ngành từ Bộ Y tế tới các đơn vị y tế và thực hiện vai trò quản lý và chỉ đạo theo ngành.

+ Có hệ thống trường đào tạo nghề ở các bậc từ trung học đến đại học và sau đại học.

+ Có hội nghề nghiệp.

+ Có luật hành nghề và luật đạo đức hành nghề riêng.

 

Theo đánh giá của Bộ Y tế, số cán bộ y tế bậc ĐH (trong đó có cả điều dưỡng) ra trường hàng năm vào thời điểm 2015 vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của các cơ sở y tế công lập và tư nhân; kể cả trong điều kiện lý tưởng là tất cả HV ra trường đều đi làm và được tuyển dụng đồng đều giữa các vùng miền. Như vậy, khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo hiện nay còn xa mới đạt được nhu cầu phát triển xã hội, nhất là với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ ĐH trở lên. Ở khu vực bệnh viện, tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ cần đạt 2,5/1 đến 3,5/1, tuy nhiên con số này ở nước ta mới chỉ đạt 1,7/1. Ở bệnh viện tuyến trên, con số này lại càng thấp gây nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để phát triển nhân lực y dược, đáp ứng nhu cầu xã hội, nước ta phấn đấu năm 2015 đạt tỷ lệ 20 điều dưỡng từ TC trở lên/10.000 dân và năm 2020 đạt tỷ lệ 25 điều dưỡng.

 

Trong khi đó tỷ lệ này ở thế giới là 4-8 ĐDV/bác sỹ, Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo thì tỷ lệ cần thiết ở mức một bác sĩ/bốn điều dưỡng.

 

Không chỉ ít về số lượng, trình độ điều dưỡng viên ở nước ta cũng hạn chế, chỉ khoảng 30% điều dưỡng viên có trình độ cao đẳng và đại học, còn lại 70% là trung cấp và sơ cấp.

 

Theo nhận định của giới chuyên môn trong lĩnh vực y tế, điều dưỡng là một ngành đang thiếu nhân lực trong khi nhu cầu xã hội đối với điều dưỡng viên ngày càng cao.
Theo khảo sát phân tích của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM  :Từ nay tới năm 2015, TP.HCM cần khoảng 280.000 - 300.000 chỗ làm việc/năm, trong đó trình độ TCCN cần khoảng gần 40.000 lao động/năm cho những ngành nghề như: du lịch, dịch vụ nhà hàng - khách sạn, y tế - chăm sóc sức khỏe, điện tử - viễn thông, cơ khí... Đây cũng là những ngành nhiều năm qua thường xuyên thiếu nhân lực.

 

Tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada…, cũng như các nước đang phát triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia..., vai trò của điều dưỡng viên đã được nâng cao trong việc quản lý các cơ sở chăm sóc y tế ban đầu, bệnh viện, tham gia khám và điều trị, chăm sóc các bệnh cấp, mãn tính theo chuyên ngành của điều dưỡng.

 

Vào tháng 4/2012 ,theo Thỏa thuận hợp tác quốc gia Việt Nam và Nhật Bản , phía Nhật Bản sẽ chính thức tiếp nhận ứng viên điều dưỡng viên và nhân viên chăm sóc của Việt Nam đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ tiếng Nhật sang làm việc, học tập tại Nhật Bản. Trong thời gian này, các ứng viên được tham gia kỳ thi lấy Chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản và nếu thi đỗ, các ứng viên có thể được làm việc lâu dài tại các bệnh viện và cơ sở điều dưỡng tại Nhật Bản. Thực hiện nguyên tắc  trong quan hệ quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp nhận các điều dưỡng viên, nhân viên chăm sóc đủ tiêu chuẩn chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ tiếng Việt của Nhật Bản sang Việt Nam làm việc.

 

Tuy nhiên,  nhân lực điều dưỡng  theo nhu  cầu trong nước  và  tham gia  xuất khẩu lao động   đa số chưa đáp ứng được yêu cầu , vì thực tế  yêu cầu người học không chỉ được cung cấp những kiến thức chuyên môn chuẩn có giá trị quốc tế, mà còn phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, rèn luyện các kỹ năng “mềm”.

 

Điều dưỡng là một trong những ngành giữ vai trò nòng cốt của hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Làm việc trong ngành nào cũng cần bạn phải giỏi nghiệp vụ, chuyên môn và những kỹ năng cần thiết, đặc biệt với nghề điều dưỡng, thì tố chất cẩn thận, chu đáo là quan trọng nhất, vì công việc này có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và tính mạng con người.

Theo ông Phan Dũng Danh, Hiệu trưởng trường Trung cấp Tổng hợp Đông Nam Á cho biết, trường đang tiến hành hợp tác với một tổ chức của Mỹ gồm khu phức hợp có bệnh viện, khu nghỉ dưỡng và mua sắm của Mỹ để đào tạo và cung cấp lao động điều dưỡng.

 

Học điều dưỡng, SVHV được chú trọng về y đức, ngoại ngữ nên sau khi tốt nghiệp SVHV sẽ khá hơn về ngoại ngữ, tính cách và thái độ cũng có chút thay đổi theo chiều hướng tích cực (nhẹ nhàng, cẩn thận, biết lắng nghe và có tinh thần trách nhiệm cao…). Kiến thức về chăm sóc sức khỏe con người giúp SVHV biết chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình, phòng và chữa bệnh, tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Đặc biệt, học xong ra trường SVHV sẽ có việc làm, thu nhập ổn định.

 

Các bạn trẻ có tấm lòng nhân hậu, kiên trì, nhẫn nại và biết cách tạo sự tin cậy, cảm thông chia sẻ với bệnh nhân sẽ tỏa sáng với nghề cao quí này.

 

Trần Anh Tuấn -Phó giám đốc

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và

Thông tin thị trường lao động TP.HCM

Ngày 06/10/2012

 

                                                                                                                                                                        Theo  www.dnacollege.edu.vn



oanhoanh

 

 


 
08/11/2018 17:11 # 2
thanglong879
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 08/11/2018
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Xu hướng nhu cầu nhân lực ngành điều dưỡng 2012-2015


Nội dung đã bị ẩn
Được xóa bởi: hoanghuydtu vì:Chèn Link
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024