Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/05/2017 21:05 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[Fshare] Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Tăng Bạt Hổ, Bình Đinh (Có hướng dẫn giải chi tiết)


SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH
Trường THPT Tăng Bạt Hổ
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi thử: Khoa học tự nhiên
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)

NHẬN BIẾT:

Câu 1: Trong cấu trúc của NST nhân thực điển hình, cấu trúc nào có đường kính là 30nm

A. Nucleosome             B. Chromatide
C. Vùng xoắn cuộn       D. Sợi nhiễm sắc

Câu 2: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã củacác gen cấu trúc ở sinh vật?

A. ADN pôlimeraza.          B. Ligaza.
C. Restrictaza                  D. ARN pôlimeraza.

Câu 3: Hệ tương tác có vai trò quan trọng trong cấu trúc nên vật chất sống

A. Prôtêin và lipit          B. ADN và ARN
C. lipit và axitnuclêic     D. Protêin và axitnuclêic

Câu 4: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến

A. chuyển đoạn.        B. dị bội.       C. đa bội.         D. mất đoạn.

Câu 5: Trong các nhân tố sau:

(1). Đột biến.
(2). Các yếu tố ngẫu nhiên.
(3). Di nhập gen.
(4). Chọn lọc tự nhiên.
(5). Giao phối ngẫu nhiên.

Nhân tố nào đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá?

A. (1), (2), (3),( 4).        B. (1), (5).       C. (3), (4), (5).          D. (1), (3), (5).

Câu 6: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?

A. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)
B. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
C. Các nucleotit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nucleotit.
D. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi polipeptit đơn giản.

Câu 7: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli, khi môi trường có lactôzơ thì

A. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
B. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.
C. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành.
D. ARN pôlimeraza không gắn vào vùng khởi động.

Câu 8: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa phát sinh ở kì nào sau đây?

A. Silua         B. Krêta (Phấn trắng)
C. Đêvôn       D. Than đá (Cacbon)

Câu 9: Khi nói về giới hạn sinh thái phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lý của sinh vật bị ức chế.
B. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau .
C. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ bị chết.
D. Trong khoảng thuận lợi , sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

Câu 10: Giống lúa vàng mang lại "niềm hi vọng" trong việc bảo vệ khoảng 1 đến 2 triệu bệnh nhân (đặc biệt là trẻ em) bị các rối loạn do thiếu vitamin A. Vì trong gạo của giống lúa này chứa β - carôten, sau quá trình tiêu hóa ở người, β - carôten được chuyển hóa thành vitamin A. Giống lúa này là thành quả của việc tạo giống bằng: .

A. Công nghệ tế bào.
B. Công nghệ gen
C. Phương pháp gây đột biến.
D. Tạo giống từ nguồn biến dị tổ hợp.

THÔNG HIỂU

Câu 11: Đột biến nào sau đây khác với các loại đột biến còn lại về mặt phân loại?

A. Đột biến làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở lúa đại mạch.
B. Đột biến gây bệnh ung thư máu ở người.
C. Đột biến làm mất khả năng tổng hợp sắc tố trên da của cơ thể.
D. Đột biến làm mắt lồi trở thành mắt dẹt ở ruồi giấm.

Câu 12: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?

(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

A. (1), (3), (5).       B. (2), (3), (5).      C. (3), (4), (5).        D. (1), (2), (4).

Câu 13: Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là

A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.
B. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.
C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.
D. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ

 

Các bạn tải về tham khảo nhé

Link: https://www.fshare.vn/file/F5663MMXLXLV

Pass: FDTU

 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024