Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/01/2016 08:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 201/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8001
Được cảm ơn: 2114
270 câu trắc nghiệm sinh 12


Câu 1:  Gen là một đoạn ADN mang thông tin

A. mã hoá cho 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 phân tử ARN.

B. qui định cơ chế di truyền .

C. qui định cấu trúc của 1 phân tử prôtêin.

D. mã hoá các axit amin.

Câu 2:  Bản chất của mã di truyền là

A. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.

B. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.

C. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.

D. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

Câu 3:  Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ:

A. Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và đọc theo từng bộ ba nulêôtit liên tiếp (không gối lên nhau).

B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).

C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).

D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).

Câu 4:  Mã di truyền được giải mã trực tiếp trên

A. mạch mã gốc của gen.                                       B. mạch không mã hóa của gen.

C. ARN thông tin (mARN).                                   D. ARN ribôxôm (rARN).

Câu 5:  Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn  .

B. Nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc gián đoạn.

D. Nguyên tắc bán bảo tồn  và nguyên tắc gián đoạn.

Câu 6:  Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử gồm: (1) T liên kết với A; (2) G liên kết với X; (3)  A liên kết với U; (4) X liên kết với G;   Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã của gen gồm:

A. (1), (2), (3), (4).         B. (1), (2), (4).                C. (2), (3).                      D. (2), (3), (4).

Câu 7:  Nguyên tắc bán bảo tồn  được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:

A. Trong 2 phân tử ADN con thì một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp.

B. Trong mỗi phân tử ADN con có sự xen kẻ giữa các đoạn của ADN mẹ với các đoạn mới tổng hợp

C. Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.

D. Trong mỗi phân tử ADN con thì một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử ADN mới tổng hợp.

Câu 8:  Hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y nhờ

A. các enzim tháo xoắn.                                         B. enzim ADN pôlimeraza.

C. enzim ligaza.                                                      D. ARN pôlimeraza.

Câu 9:  Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều

A. chiều 3’ – 5’.

B. chiều 5’-  3’.

C. cả 2 chiều.

D. chiều 5’ – 3’ hoặc 3’à5’ tùy theo từng mạch khuôn.

Câu 10:  Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều

A. chiều 3’ – 5’.

B. chiều 5’ – 3’.

C. cả 2 chiều.

D. chiều 5’ – 3’ hoặc 3’- 5’ tùy theo từng mạch khuôn.




NGUỒN: dayhocblog.wordpress.com

 

 

File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download


 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024