Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/01/2013 14:01 # 1
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Tài liệu ôn thi đh môn sử


 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC TA TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN ĐẦU NĂM 1930


Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (mà chủ yếu là Việt Nam)?


1. Hoàn cảnh khai thác (lý do vì sao TDP tiến hành khai thác?)

- Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Pháp là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ. 
- Để bù đắp các thiệt hại to lớn do chiến tranh gây ra, bọn tư bản độc quyền ở Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa ráo riết đẩy mạnh khai thác các thuộc địa. ở Đông Dương, chúng thi hành “Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai”.

2. Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai
* Kinh tế: 
- Sau chiến tranh, Pháp đã tăng cường đầu tư để mở rộng sản xuất và bóc lột được nhiều hơn. Chỉ trong 6 năm (1924-1929), tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh (1898-1918). Chúng bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ . 

- Nông nghiệp: Từ 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên đến 400 triệu Frăng (gấp 10 lần trước chiến tranh). Năm 1918, diện tích trồng cao su là 15.000 ha thì đến năm 1930 là 120.000 ha. Nhiều công ty cao su lớn ra đời: Công ty đất đỏ, công ty Mísơlanh, công ty Trồng cây nhiệt đới.....

- Công nghiệp: Chúng tập trung vào ngành công nghiệp khai thác (chủ yếu là khai thác than đá). Các công ty than có từ trước được đầu tư mở rộng. Đồng thời thành lập nhiều công ty than mới như: công ty than Hạ Long-Đồng Đăng, công ty than và kim khí Đông Dương, Công ty than Tuyên Quang, công ty than Đông Triều...
Bên cạnh đó, Pháp cũng mở thêm các cơ sở công nghiệp chế biến như: nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định; rượu Hà Nội, Nam Định, Hà Đông; diêm Hà Nội, Hàm Rồng, Bến Thuỷ; đường Tuy Hoà; gạo Chợ Lớn…

- Thương nghiêp: Pháp độc chiếm thị trường Đông Dương, nắm quyền xuất nhập khẩu và các nguồn thuế, đánh thuế nặng vào hàng hoá của các nước khác để làm mất khả năng cạnh tranh với hàng hoá của Pháp. Vì vậy, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam tăng 62% sau chiến tranh so với trước chiến tranh là 37%.

- Giao thông vận tải, cũng được đầu tư để phát triển thêm, phục vụ đắc lực cho khai thác và chuyên chở nguyên vật liệu cũng như cho lưu thông hàng hoá trong nội địa và với nước ngoài. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền thêm nhiều đoạn Đồng Đăng - Nà Sầm ( 1922), Vinh - Đông Hà ( 1927).

- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp có cổ phần ở khắp các công ty, xí nghiệp lớn, do đó về thực tế nó đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.
- Thực dân Pháp còn bóc lột nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặngnhư: thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác. Chính nhờ vào các khoản thu đó mà ngân sách Đông Dương từ 1912 đến 1930 đã tăng gấp 3 lần.

* Chính trị:
- Sau chiến tranh, chính sách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp vẫn không hề thay đổi. Chúng thi hành chính sách chuyên chế triệt để, mọi quyền hành trong nước đều thâu tóm trong tay người Pháp, vua quan nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn tay sai. Nhân dân không được hưởng một chút quyền tự do dân chủ nào, mọi hoạt động yêu nước đều bị thẳng tay đàn áp, khủng bố. 
Thực dân Pháp thực hiện chính sách "chia để trị" như: chia nước ta thành 3 kỳ với 3 chế độ khác nhau, chia rẽ đồng bào lương và đồng bào giáo, các dân tộc đa số với thiểu số. 
- Mặt khác, chúng dụ dỗ và mua chuộc nhằm tạo dựng và duy trì đội ngũ tay sai làm chỗ dựa cho nền thống trị như mở rộng Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, lập Viện dân biểu Bắc Kỳ, Viện dân biểu Trung Kỳ cho một số địa chủ và tư sản người Việt tham gia nhằm lôi kéo họ đi với chúng.

* Văn hoá - giáo dục:
Thi hành chính sách văn hoá nô dịch, nhằm gây tâm lý tự ti, vong bản, ra sức khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc, rượu chè...trong nhân dân. Trường học chỉ mở nhỏ giọt, chủ yếu là trường tiểu học, các trường trung học chỉ mở ở các thành phố; Một số trường đại học và cao đẳng thực chất là trường chuyên nghiệp. Rõ ràng là đế quốc Pháp chỉ cần đào tạo một đội ngũ công chức và công nhân lành nghề phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa.
Sách báo xuất bản nhằm tuyên truyền chính sách "khai hoá" của bọn thực dân và gieo rắc ảo tưởng hoà bình hợp tác với bọn thực dân cướp nước và bọn vua quan bù nhìn bán nước.



Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/on-thi-tn-cd-dh-mon-lich-su/76951-tai-lieu-on-thi-dh-mon-su.html#ixzz2IsMUDUhW 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024