Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/03/2016 10:03 # 1
vanthanhdtu
Cấp độ: 22 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 121/220 (55%)
Kĩ năng: 67/110 (61%)
Ngày gia nhập: 11/12/2011
Bài gởi: 2431
Được cảm ơn: 617
Kỹ thuật chụp ảnh lia máy - panning với smartphone.


Hiện tại, mình thấy có rất nhiều bạn thích chụp ảnh bằng điện thoại, thắc mắc về kỹ thuật chụp ảnh lia máy - panning và rất hứng thú về kỹ thuật này. Vậy chụp panning là gì? chụp như thế nào? Là một người rất yêu thích kĩ thuật này nên hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một chút hiểu biết và kinh nghiệm về kỹ thuật chụp ảnh lia máy.

I. Kỹ thuật chụp ảnh lia máy - panning là gì?

Lia máy là kỹ thuật sử dụng nhằm tạo hiệu ứng chuyển động. Như vậy, đối tượng được chụp, dù đang chuyển động nhưng vẫn phải nét, trong khi hậu cảnh đứng im lại trở thành mờ (xóa phông). Ở kỹ thuật này, người chụp sẽ lia máy (quay máy ảnh theo một góc xác định) để bám theo chiều chuyển động của đối tượng nhằm đảm bảo giữ cho người đó luôn ở vị trí cố định trước trong khuôn hình, với một thời gian phơi sáng (tốc độ cửa trập) đủ lâu để làm cho toàn bộ hậu cảnh có đối tượng đi ngang qua trở nên nhòe mờ.

Nếu như định nghĩa ở trên chưa thể giúp bạn hình dung ra cách chụp ảnh lia máy, hãy thử làm theo một ví dụ sau đây. Ví dụ này bạn sẽ thực hiện với một chú chó, hãy ném một khúc xương đi thật xa, tất nhiên là chú chó phải chạy về phía khúc xương. Các bạn hãy tập trung lia mắt mình theo chú chó lúc nó chuyển động. Lúc đó, trong mắt bạn, hình ảnh của chú cho sẽ được thu lại một cách hoàn toàn rõ ràng, nhưng cảnh vật có vẻ sẽ mờ đi.
 

[​IMG]

Chú chó được chụp bằng kỹ thuật chụp ảnh Panning. Ảnh minh họa

II. Chụp lia máy để làm gì, công dụng của kĩ thuật này?

Nhiều người chọn cách tạo sự tương phản cho tấm ảnh của mình để gây ấn tượng và hấp dẫn cho người xem. Có rất nhiều sự tương phản như sáng và tối, màu sắc lạnh và nóng, tĩnh và động, giàu và nghèo, nhỏ và to, gần và xa, thấp và cao ...

Kỹ thuật chụp lia máy sẽ tạo ra sự tương phản giữa tĩnh và động. Cũng áp dụng kĩ thuật phơi sáng nhưng ngược lại với việc chụp với tốc độc chậm để tạo hiệu ứng chuyển động cho các vật chuyển động và giữ nguyên trạng thái đứng yên của các vật đứng yên, thì chúng ta lại cố gắng làm đứng yên các vật chuyển động và làm mờ hậu cảnh phía sau để làm nhấn mạnh sự chuyển động.

[​IMG]
 

Galaxy Note5, iso 50, tốc độ màn trập 0.3s

Thay vì chụp với tốc độ thật nhanh để bắt dính được chuyển động, hậu cảnh vẫn nét, rõ ràng. Chúng ta sẽ áp dụng kĩ thuât này để làm rõ nét được chủ thể đang chuyển động và kèm theo đó là hậu cảnh sẽ trở nên mờ đi, vì vậy chủ thể mà chúng ta muốn chụp cũng sẽ nổi bật hơn.
 


[​IMG]
[​IMG]



III. Những nguyên tắc căn bản khi chụp lia máy

1. Giữ chắc tay và sử dụng tốc độ cửa trập chậm

Khi bạn mới bắt đầu tập lia máy, bạn không nên sử dụng tốc độ cửa trập quá chậm. Hãy bắt đầu với tốc 1/200 hoặc chậm hơn, ví dụ như xe trên đường đua. Khi chụp vận động viên trên đường chạy, bạn chỉ cần sử dụng tới tốc độ 1/40. Tiếp theo là với tốc độ 1/30 giây và thử tay nghề với những chủ thể chuyển động chậm hơn.

Tùy vào điều kiện ánh sáng và tốc độ của chủ thể mà thay đổi tốc độ màn trập giữa 1/60 và 1/8 giây. Tốc độ đóng màn trập càng chậm thì càng dễ làm rung máy và khiến chuyển động trong bức ảnh bị nhòe.

[​IMG]

Lumia 1520, iso 64, tốc độ màn trập 1/13s

2. Tìm vị trí thích hợp
 

[​IMG]

Chọn vị trí thích hợp rất quan trọng trong kỹ thuật chụp ảnh Panning. Ảnh minh họa

Kỹ thuật chụp ảnh Panning yêu cầu chọn vị trí sao cho giữa máy ảnh và vật mẫu không có chướng ngại vật. Ngoài ra, người chụp cũng cần xem xét cảnh vật xung quanh của bức ảnh. Nếu trong cảnh vật có các màu có thể gây rối mắt, ảnh chụp có thể trở nên quá rối. Kinh nghiệm là nên chọn cảnh có ít màu, đơn giản.

3. Nắm bắt đối tượng

Yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật này là người chụp phải xác định được tốc độ của cửa trập khi lia sao cho phù hợp với tốc độ chuyển động của người được chụp, trên cơ sở khoảng cách từ máy tới đối tượng và quãng đường người đó di chuyển trong suốt thời gian phơi sáng (thời gian cửa trập mở). Khi mẫu vật chuyển động quá nhanh, sẽ khó có thể giữ được vị trí cố định cho vật mẫu trong khung hình.
 

Theo các nhiếp ảnh chuyên nghiệp, hãy chuyển động theo hướng song song với chiều chuyển động của đối tượng để bắt được trúng nét. Có thể dùng chân ba chạc đặc biệt để hỗ trợ. Loại này có một cơ chế xoay cổ giúp người chụp lia máy mà không bị rung.
[​IMG]
Nikon D100, F/13, iso 200, tốc độ màn trâp 1/25s


4. Hãy kiên nhẫn và cố gắng tận hưởng thời gian chụp ảnh

Chụp lia máy là một kĩ thuật khá khó. Nếu bạn không thành công, hãy bình tĩnh và chụp lại, hoặc tạm chuyển sang một kiểu chụp khác dễ hơn để thư giãn.

Hãy thoải mái hết sức trong quá trình học chụp lia máy. Khi tham gia các sự kiện "tiềm năng" cho kỹ thuật chụp lia máy, ví dụ như các sự kiện thể thao, đừng quá tập trung vào kỹ thuật lia máy và tự làm cho mình khó chịu. Hãy chụp với nhiều kỹ thuật khác nhau để có được một bộ sưu tập ảnh đa dạng từ sự kiện này, thay vì một bộ toàn những bức ảnh mờ.
 

[​IMG]

Ảnh sưu tầm trên Flickr

Quan trọng nhất, hãy nhớ rằng mẫu vật của bạn khó có thể sắc nét và rõ ràng 100% trong bức ảnh. Đôi khi, một vài phần mờ trên mẫu vật sẽ làm ảnh chụp trở nên ấn tượng hơn.
 

[​IMG]

Ảnh sưu tầm trên Flickr

Một trong những trải nghiệm thú vị bạn có thể có được khi chụp lia máy là hãy chụp với trẻ em. Hãy thử giữ máy bằng một tay, và dùng một tay còn lại để giữ em bé và xoay vòng. Bạn sẽ chụp được những bức ảnh như bức ảnh sau đây.
 

 
 
 
 
 
 
Ảnh sưu tầm trên Flickr

Tiếp theo là một trải nghiệm giúp bạn dễ dàng có một bức ảnh Panning hơn. Ở trò chơi cưỡi ngựa vòng quay, bạn đứng chụp ở trục tâm, còn người được chụp ngồi ở rìa ngoài. Lúc này cả bạn và đối tượng quay cùng một tốc độ, cùng phương chuyển động và khoảng cách thì cố định.
 

 
 
 
 
 
Ảnh sưu tầm trên Flickr

IV. Smartphone có chụp tốt kĩ thuật này như máy ảnh không và những điều cần lưu ý?

Đầu tiên, smartphone của bạn phải có khả năng chụp với tốc độ chậm từ khoảng 1/200s đến 1/3s và tốt nhất là cần phải điều chỉnh được tốc độ màn trập. Điều này không còn là vấn đề với các smartphone hiện này vì đã có chế độ Manual (chế độ chỉnh tay) hay Pro, cho phép các bạn tuỳ chỉnh các thông số và trong đó có tốc độ màn trập.

Những điều lưu ý khi chụp bằng Smartphone:

  1. Bối cảnh: nên lựa chọn các điều kiện "hơi thiếu sáng" như xẩm tối, trời âm u, trời mưa hoặc hoàng hôn, hoặc có thể là ban ngày nhưng ánh sáng dịu, trong bóng râm ( do mối tương quan iso - khẩu - tốc trên chế độ auto của ĐT ). Dù bạn có chỉnh tay cho tốc độ chậm xuống nhưng lưu ý, ảnh rất dễ bị cháy.
  2. Khi phát hiện đối tượng đang chuyển động (người đi, xe máy, xe đạp... ) hướng camera về đối tượng, bấm bắt nét . Hoặc đối với những máy có chế độ khoá nét, bấm khóa nét vào vị trí mà bạn phán đoán đối tượng sẽ đi qua đó. Với mình, mình hay lấy nét vô cực ( có nghĩa là nét toàn khung ảnh từ vật gần nhất đến xa nhất). Tiếp đến là lia máy theo đối tượng đang chuyển động thôi.
  3. Với những máy có chế độ chỉnh tay thì dễ dàng hơn nhiều. Nhưng nếu không có, hãy kiên nhẫn thử nhiều lần vì chụp bằng chế độ Auto bạn sẽ khó khăn vì không biết tốc độ chụp là bao nhiêu.


[​IMG]

Đây là ảnh chụp với chế độ Auto. ( Ảnh sưu tầm )

Dưới đây là một vài ảnh khác:
 

 
 
 
 
 
 
 
Ảnh sưu tầm

Cám ơn các bạn đã theo dõi. Hãy để lại bình luận hay góp ý. Mình sẽ ghi nhận và khắc phục, bổ sung, chỉnh sửa để bài viết này và những bài viết sau trở nên tốt hơn. Chúc các bạn có những bức ảnh Panning ưng ý.

 
 
 
Theo: techrum.vn



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024