Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/07/2019 23:07 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Kinh nghiệm luyện đọc cho người bắt đầu


Chủ đề ngày hôm nay tôi sẽ đi vào một khía cạnh mà rất nhiều bạn quan tâm, đó là luyện đọc. Reading IELTS, như tôi nói ở bài trước, nó là con quái vật thực sự. Đừng nghĩ học chơi chơi thì thi Reading điểm sẽ cao, vì kì thực 40 câu hỏi của IELTS nó vắt kiệt não của bạn. Nhất là với những bạn mới học, bài khóa dài cả ngàn chữ chả khác gì liều thuốc ngủ hạng nặng.

Bài viết này dành riêng cho những bạn mới học IELTS, hoặc bắt đầu bước chân vào địa hạt của kì thi khó nhằn này. Với mỗi kĩ năng, chúng ta cần những xảo thuật riêng và chắc chắn là cả tâm sức, thời gian cho nó nữa. Hãy nhớ rằng, không có cái mùa xuân nào đến nhanh, trừ khi bạn phải chịu mùa hè, mùa thu, mùa đông tới đã.

Ngữ pháp làm trọng

Trước khi luyện đọc, lời khuyên chân thành của tôi với những bạn mới bắt đầu, đó là hãy cày ngữ pháp cho chắc. Đừng ham vui mà lao vào cuộc chơi mệt não này. Hãy dành thời gian ít nhất 2-3 tháng để cày ngữ pháp, để hiểu mọi chủ điểm quan trọng, đồng thời học được chút ít vốn từ cần thiết.

Đừng coi thường ngữ pháp, vì nếu không có nó, bạn sẽ vĩnh viễn chẳng hiểu nổi một câu viết cho ra hồn. Lời khuyên của tôi là cũng không nên học quá nhiều sách ngữ pháp làm gì, mệt xác mà mau nản. Hãy học 2-3 quyển, và xong quyển nào thì xào quyển tiếp. Học càng nhiều và lan man, chứng tỏ bạn càng không có định hướng.
Một số quyển tôi gợi ý học gồm:

-English Grammar in Use
-Pratical English Exercise
-Destination B1 
-Destination B2

Thế này là đủ lắm rồi, chào tạm biệt ngữ pháp, chúng ta không hẹn gặp nhau nữa. 2-3 tháng là đủ cho các bạn hiểu ngữ pháp, nắm chắc mọi khái niệm và bước vào phần nhồi thứ 2 cực kì mệt mỏi.

Nhồi vịt trên bàn thịt

Khi có bộ xương ngữ pháp chắc rồi, các bạn cần nhồi vịt, nhồi hăng say như cách mấy người bán hay nhồi lúc chuẩn bị cho bánh đúc vào mồm bọn gia cầm này. Thời gian nhồi sẽ không nhẹ nhàng gì, rơi vào tầm 6-8 tháng để đạt khả năng tốt nhất.

Tôi luôn nói rằng, học sơ cấp thì nhàn hạ, kiểu như cưỡi ngựa xem hoa, nhàn tênh và đầy thần thái. Tuy nhiên sang nhồi vịt, các bạn sẽ mệt mỏi. Thực sự mệt mỏi. Ngày nào cũng phải đọc, không chỉ 1 mà thậm chí là 10 bài. Ngày nào cũng phải nhồi từ mới. Ngày nào cũng ê a như tụng kinh.

Đây là một đoạn miêu tả mà tôi từng viết cho chính mình năm 2009, thời điểm giữa mùa hè rực lửa nhưng ngày nào cũng luyện tiếng Anh và luyện đọc chăm chỉ. Công sức bỏ ra dĩ nhiên được đền đáp xứng đáng:

<Công cuộc truy tìm kiến thức bắt đầu lúc 9h. Quạt bật vù vù nhưng không xi nhê gì với cái nóng "định mệnh". Cố gắng nuốt hết một lô toàn chữ Tây kia, rồi mới đi ăn cơm. Thật là mệt mỏi. Mớ chữ cái hệ La-tinh cứ ào ào phi ầm ầm vào đầu, buốt rát khó chịu. Nóng vẫn cứ nóng, học thì vẫn phải học. Haizz.>

Lan man một chút để thấy rằng, chẳng có phương án nào là dễ dàng, con đường nào là trải đầy hoa hồng và nước hoa Chanel cho người mới học cả. Vậy thì câu hỏi mọi người hay đặt ra, đó là khi luyện đọc cỡ này thì nên đọc cái gì?

Có 2 trường phái luyện đọc mà tôi thấm được sau thời gian luyện tập. (1) là đọc vì sở thích, (2) là đọc vì giỏi. Nếu nhu cầu của bạn là (1), hãy tìm tất cả những bài báo, sách vở, tạp chí bạn thấy thích mà đọc. Ví dụ bạn mê các cầu thủ bóng đá, hãy tìm mọi bài viết về anh này ra cày. Lợi thế lớn nhất của cách này là bạn đã có phông kiến thức sẵn rồi, việc đọc có thể chưa hiểu ngay, nhưng cũng lơ mơ đoán được phần nào đấy. Nhược điểm lớn nhất là đọc kiểu này chán, vì tầm 100 bài báo về 1 danh thủ là các bạn hết vẹo rồi. Từ vựng của cách đọc này cũng rất hạn chế, vì bạn chỉ quan tâm bóng đá chứ có ngó ngàng gì các idol đâu.

Cách (2) hợp với những bạn có tính kỉ luật cao, ham học hỏi, thích đọc và muốn giỏi. Đây là cách nhanh nhất vì chỉ có cách đọc các báo, tạp chí tiếng Anh với nhiều chủ đề khác nhau, các bạn mới có thể khá được nhanh chóng. Hồi tôi học cấp 3, cách luyện của tôi cực kì đơn giản, đó là ra Lý Thường Kiệt mua mấy tờ báo cũ khách sạn thải về rồi ngồi đọc. Mỗi tuần đọc 1 tờ, sau nâng lên 2,3 tờ một tuần. Mục tiêu là học hết từ mới, đọc hiểu toàn bộ. Chỗ nào khó quá, đem đi hỏi, ghi ra lấy kinh nghiệm. Khi đọc tới tờ thứ 200, thì tiếng Anh đã là tiếng Việt, hoặc bạn trở thành người Mỹ (Tho), người Anh (điêng) mất rồi.

Một số báo level thấp tôi khuyến nghị các bạn nên đọc:

-Reader’s Digest. Đọc cái này là đủ rồi. Kiếm 100 tờ tạp chí này về cày là đời ngon cơm ngay. Tạp chí này đa dạng, có nhiều bài viết hay, đọc dễ và không đánh đố bộ não non nớt của các bạn.

-Time hoặc Newsweek. 2 tờ này thì nằm ở giai đoạn upper một chút, nghĩa là đọc bạn sẽ hiểu lơ mơ tầm 60-70% thôi, nhưng thế là tốt lắm rồi. Cố gắng cày chăm chỉ một tí, cuộc đời nở hoa ngay.

Tác giả: Lê Quang Minh

Link: https://www.facebook.com/minhalmighty/posts/10204058027768949:0




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024