Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/12/2015 07:12 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Đề cương môn đường lối cách mạng lớp cô Từ Ánh Nguyệt DTU


Đề cương môn đường lối cách mạng lớp cô Từ Ánh Nguyệt DTU

Download ở file đính kèm

 

1.  Công lao của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Quá trình tìm đường cứu nước (1911-1920)

* 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

* Năm 1917, cách mạng tháng 10 Nga thành công đã có ảnh hưởng quyết định đến cuộc đời hoạt động của Người.

* Năm 1918, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp-là chính đảng duy nhất lúc bấy giờ bênh vực quyền lợi cho giai cấp công nhân.

* Tháng 6 năm 1919, Người gửi bản yêu sách  của nhân dân An Nam đến hội nghị Vécsai đòi quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân Việt Nam.(bản yêu sách tám điểm)

* Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin đăng trên báo nhân đạo và Người tìm thấy con đường giải phóng dân tộc ở đó.

* Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua. Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người- từ người yêu nước chân chính trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

+ Qúa trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1921-1930)

* xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) do Người làm chủ bút.

* năm 1925, người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

* Từ năm 1925 đến năm 1927 Người mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu và  những bài giảng của Người tại các lớp huấn luyện được tập hợp thành tác phẩm “Đường cách mệnh+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng

* Năm 1928, Người đến Xiêm tiếp tục công việc chuẩn bị thành lập Đảng.

*  Năm 1929, ở VN xuất hiện các tổ chức Cộng sản và Người đã về Hương Cảng chuẩn bị thành lập Đảng,với năm quan điểm lớn. Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm (Thái Lan ) về Trung Quốc, với danh nghĩa đại diện Quốc tế Cộng sản triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. 
- Từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

2.Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám 1945.

bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tam 1945
-Gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống thực dân.
-Toàn dân nỗi dậy trên khối nền tảng liên minh công nông
- Lợi dụng mâu thuẩn tromg hàng ngủ kẻ thù
-kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mangjmootj cách thích hợp để đạobtan bộ máy nhà nước cũ lập ra bộ máy nhà nước "của dân do dân vì dân"
-Nắm vững thời cơ chớp đúng thời cơ
Xây dựng một đảng max-lenin đủ súc lảnh đạo tổng khởi nghĩa dành chính quyền
(Phần ý nghĩa bài học tự xử

3.Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến Đại hội X

- Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ là thực hiện cho bằng được 3 chương trình mục tiêu: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Coi đây là nội dung chính của công nghiệp hoá chặng đường đầu thời kỳ quá độ. Được xem là điểm khởi đầu của tư duy công nghiệp hoá thời kỳ đổi mới. Nhằm hướng tới hai mục đích lớn là giải quyết nhu cầu hết sức căn bản của xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết đề CNH.

- Hội nghị Trung ương VII khóa VII (1/1994) có bước đột phá trong nhận thức về công nghiệp hóa.

Thể hiện trước hết là trong nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

- Đại hội VIII (6/1996) tiếp tục khẳng định quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu ra ở HN TW7 (Khoá VII), nêu ra một cách có hệ thống các quan điểm cơ bản về CNH-HĐH và định hướng phát triển công nghiệp trong những năm tới.

- Đến Đại hội IX (4/2001) và Đại hội X (4/2006), Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số quan điểm mới về CNH: 

+ Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. (Anh 150 năm, Nhật 80 năm, NICs 30-40 năm).

+ Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các lĩnh vực có lợi thế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Đại hội XI (tháng 1- 2011) của Đảng, bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về mục tiêu, con đường công nghiệp hóa rút ngắn ở nước ta, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triểnnhanh,bềnvững.

*  Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

-      CNH gắn với HĐH; CNH ,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

 Phân tích quan điểm CNH-HĐH và phát triển kinh tế tri thức?

- CNH gắn với HĐH
+ Để rút ngắn thời gian CNH
+ Tránh nguy cơ bị tụt hậu so với các nước đi trước
- CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT
VN tiến hành CNH khi nền KTTT của thế giới đã phát triển vì vậy chúng ta không nhất thiết phải đi tuần tự từng bước từ kinh tế nông nghiệp, đến công nghiệp rồi mới đến KTTT mà có thể gắn CNH, HĐH với KTTT

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc.

-      Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

-      Coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực của CNH, HĐH.

Tại sao phát triển khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của CNH HDH ở VN?

Phát triển khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của CNH - HĐH vì: Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc  độ phát triển kinh tế  Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa từ điểm xuất phát thấp vì vậy muốn gắn CNH – HĐH với kinh tế tri thức thì phát triển khoa hoc công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc

 

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học

4. Quá trình đổi mới tư duy  về kinh tế thị trường

Giai đoạn 1: từ đại hội VI-VIII

kinh tế thị trường là thành tựu chung của nhân loại?

Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại

Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển trong xã hội chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền xã hội hóa cao.
Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường xét dưới góc độ “một kiểu tổ chức kinh tế “ là phương thức tổ chức , vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết mối quan hệ giữa người với nhau. Bản thân kinh tế thị trường không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Kinh tế thị trường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Kinh tế thị trường không đói lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cả chủ nghĩa xá hội

kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

 Thời kì quá độ lên CNXH là thời kì chuẩn bị những điều kiện cần thiết về mọi mặt cho CNXH,tiến lên CNCS khắc phục những thiếu sót, hậu quả do CNTB để lại. Kinh tế thị trường là cần thiết , là yếu tố khách quan trong thời kì qua độ lên CNXH. Để chuẩn bị điều kiện cần cho CNXH , nhất thiết cần có nền tảng kinh tế cững chắc. Để phát triển kinh tế thì phải là kinh tế thị trường. Bởi nó thúc đẩy LLSX phát triển, kinh tế-xã hội phát triển. Kinh tế thị trường hoàn toàn là sự phát triển hợp lí trong thời kì này. Vì vừa kết thúc thời kì TBCN, kinh tế thị trường vẫn tồn tại là tất yếu. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là SX phục vụ nhu cầu thị trường, nên gia tăng cạnh tranh thúc đẩy SX, KT phát triển

Giai đoạn 2:từ đại hội IX-XI

 Đại hội IX khẳng định: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Đại hội X làm rõ hơn về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện trên 4 tiêu chí:

+ Về mục đích phát triển: Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.

+ Về phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mọi cá nhân và mọi vùng miền… phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

+ Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.

+ Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Đại hội XI, trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi lớn, bên cạnh việc tiếp tục khẳng định những vấn đề chủ yếu đã ghi nhận trong các kỳ đại hội trước về kinh tế thị trường, lần này Đảng bổ sung mấy vấn đề quan trọng chủ yếu sau:

+ Phát triển kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sử hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

+ Nền kinh tế ở nước ta hiện nay gồm có 4 thành phần kinh tế là: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Định hướng cốt lõi là đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển từ mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiệu quả, hiện đại, bền vững

* Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện đại.
Kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế có đầy đủ các đặc trưng của một nền kinh tế thị trường, đồng thời nó còn có các đặc trưng sau đây:
- Một là, có sự thống nhất mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị-xã hội.
- Hai là, có sự quản lý của Nhà nước, đặc trưng này mới hình thành ở các nền kinh tế thị trường trong vài thập kỷ gần đây, do nhu cầu không chỉ của Nhà nước-đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền, mà còn do nhu cầu của chính các thành viên, những người tham gia kinh tế thị trường.
- Ba là, có sự chi phối mạnh mẽ của phân công và hợp tác quốc tế, tạo ra một nền kinh tế thị trường mang tính quốc tế. vượt ra khỏi biên giới quốc gia động và mở, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên một chính thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận gắn bó hữu cơ với các bộ phận khác.

Trình bày 4 tiêu chí trong sự đổi mới tư duy của Đảng về KT thị trường từ Đại hội IV đến Đại hội V

Đại hội X làm rõ hơn về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện trên 4 tiêu chí:

+ Về mục đích phát triển: Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.

+ Về phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mọi cá nhân và mọi vùng miền… phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

+ Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.

+ Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng

5.Quá trình đổi mới tư duy về  văn hóa

Vì sao nói văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

 -  Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội: Vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng, được truyền lại, nối tiếp và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc chính trị - xã hội của dân tộc.

 Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt,

giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển. Vì vậy,

chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nến tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội

 

 quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc?

+ Tiên tiến nghĩa là nền văn hóa tiến bộ và yêu nước bao gồm những giá trị cao đẹp của dân tộc và của nhân loại, thể hiện lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính chất tiên tiến của nền văn hóa còn thể hiện ở tính nhân văn, tính dân chủ, tính hiện đại.

+ Đậm đà bản sắc dân tộc nghĩa là: sự tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị bền vững, những tinh hoa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài, đã trở thành cốt cách riêng của dân tộc Việt Nam

6.Các giai đoạn hình thành và phát triển đường lối đối ngoại

Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta thời kì đổi mới (1986 đến nay).

1. Đổi mới tư duy lí luận về chủ nghĩa xã hội, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân nhận thức đúng chủ nghĩa xã hội, nhận ra được nguyên nhân của những lạc hậu, trì trệ, sai lầm về lí luận và thực tiễn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đổi mới tư duy là sự đổi mới toàn diện nhận thức trước hết là về kinh tế; coi đổi mới về kinh tế là trọng tâm, coi việc đưa ra những giải pháp đúng đắn để phát triển kinh tế là quan trọng nhất.
2. Về kinh tế, chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần bao gồm kinh tế nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Về xã hội, phát huy nhân tố con người, bảo đảm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội, thực hiện công bằng xã hội. Nhà nước tạo điều kiện cho mọi người làm việc, ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh, nâng cao thể chất. Phát triển các sự nghiệp phúc lợi công cộng.
4. Về văn hoá, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy văn hoá truyền thống, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại.
5. Về chính trị, trước hết phải làm cho Đảng nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu bằng cách đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo và công tác. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; dân chủ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
6. Về đối ngoại, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
7. Về quốc phòng và an ninh, đặt an ninh của đất nước trong bối cảnh an ninh chung của khu vực và thế giới. Nhiệm vụ đặt ra là nâng cao sức mạnh phòng thủ đất nước, bảo vệ độc lập, thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường hoà bình để lao động xây dựng đất nước.
Đường lối đổi mới được thể hiện trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội", "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010", hình thành một hệ thống các quan điểm chỉ đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước theo con đường lên chủ nghĩa xã hội.
Vậy, xóa bỏ chế độ bao cấp là một trong những nội dung của ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM , thực hiện từ năm 1986

Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới?

-   Đưa các quan hệ đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững.

-   Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp.

-   Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thể chế kinh tế phù hợp với WTO.

-   Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hiệu lực của bộ máy Nhà nước.

-   Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.

-   Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập.

-   Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong hội nhập.

-   Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại.

-   Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.

Cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng trong thời kỳ hiện nay?

Về thuận lợi:

+ Mở rộng được quan hệ và chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Việt Nam là thành viên của các tổ chức UN, ASEAN, APEC, ASEM, WTO…

+ Tạo được uy tín trên thế giới do thắng lợi của 20 năm đổi mới.

 - Thách thức:

+ Những biểu hiện xa rời mục tiêu CNXH vẫn tồn tại.

+ Các thế lực thù địch âm mưu “diễn biến hòa bình” gây bạo loạn lật đổ, dùng chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”…

 

 

 

 

File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download


Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Các thành viên đã Thank Hương-Hà Nội vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024