Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/10/2015 14:10 # 1
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


Hướng dẫn nội dung báo cáo Thực tập ĐCCT:

Hướng dẫn viết báo cáo thu hoạch thực tập Địa chất công trình                                        

 

Mở đầu.

  1- Mục đích, yêu cầu.

  2- Địa điểm => Liệt kê đủ tất cả các buổi thực tập với địa điểm cụ thể.

  3- Cấu tạo địa bàn địa chất

  4- Điều kiện địa chất công trình khu vực 

4.1-Vị trí địa lý.

  4.2-Đặc điểm chính về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

   4.3-Đặc điểm chính về kinh tế - xã hội.

4.4. Đặc điểm địa chất công trình

4.4.1. Cấu trúc địa chất và tính chất cơ lý đất đá

4.4.2. Địa hình địa mạo

4.4.3. Địa chất thủy văn

4.4.4. Địa chất động lực công trình

4.4.5. Vật liệu xây dựng thiên nhiên

5- Đo vẽ các yếu tố thế nằm

5.1. Khái niệm các yếu tố thế nằm

5.2. Trình tự đo các yếu tố thế nằm

5.3. Số liệu và kết quả đo (Phước Tường)

5.4. Số liệu và kết quả đo (Sơn Trà)

6- Thí nghiệm SPT

6.1. Mục đích, ý nghĩa

6.2. Thiết bị

6.3. Quy trình thí nghiệm

6.4. Kết quả (kẹp hình trụ lỗ khoan, mặt cắt)

6.5. Tính toán số liệu

7. Tính toán xử lý xác suất thống kê

Kết luận

Tài liệu tham khảo.

Mục lục. Liệt kê những chương mục chính của báo cáo thực địa theo trang




 
16/10/2015 14:10 # 2
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


* Đánh giá điều kiện địa chất công trình lãnh thổ

1/ Cấu trúc địa chất và tính chất cơ lý đất đá

- Xác định nguồn gốc thành tạo đất đá (điều kiện hình thành);

- Xác định và mô tả thế nằm của đá;

- Xác định tên đá; khoáng vật có trong đá (đối với đá magma & đá biến chất)

- Xác định kiểu kiến trúc, cấu tạo của đá;

- Xác định và mô tả thành phần các lớp đất đá (địa tầng) có tại khu vực;

- Mô tả điều kiện (mức độ) nứt nẻ của đá;

- Phân loại đất đá theo địa chất công trình;

- Phân loại đất đá cho mục đích xây dựng;

- Xác định, đánh giá tính chất vật lý và cơ học của các loại đất đá tại khu vực;

- Sự phân bố đất đá, xác định mối tương quan của đất đá ở hiện trường.

- Liên hệ điều kiện cấu trúc địa chất với các điều kiện địa chất công trình khác.

- Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện cấu trúc địa chất và tính chất cơ lý đất đá đến công tác thiết kế nền móng, bố trí vị trí, quy hoạch, thi công công trình, …

 




 
16/10/2015 14:10 # 3
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


2/ Điều kiện địa hình địa mạo:

- Xác định dạng (kiểu) địa hình;

- Mô tả, đánh giá độ cao tương đối, tuyệt đối, độ dốc, … của địa hình;

- Xác định nguồn gốc hình thành của địa hình;

- Xác định, mô tả mức độ phân cắt (chia cắt) của địa hình;

- Mô tả điều kiện lớp phủ (mức độ che phủ);

- Dự báo xu thế phát triển của địa hình;

- Liên hệ điều kiện địa hình – địa mạo ảnh hưởng đến các điều kiện khác hoặc bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khác (Ví dụ như điều kiện cấu trúc địa chất, các hiện tượng địa chất động lực công trình, …)

- Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa hình - địa mạo đến công tác xây dựng công trình. (bố trí, quy mô, thi công công trình,..)




 
16/10/2015 14:10 # 4
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


3/ Điều kiện địa chất thủy văn

- Xác định kiểu nguồn gốc nước dưới đất;

- Xác định mực nước dưới đất (nếu có thể, khi khu vực có tài liệu khảo sát cho phép);

- Xác định động thái nước dưới đất (nước có áp hay không áp);

- Xác định dạng tồn tại của nước dưới đất;

- Phân loại nước dưới đất theo điều kiện thế nằm (phân bố);

- Đánh giá khả năng cung cấp nước dưới đất (về mặt trữ lượng) và khả năng ứng dụng cho các mục đích khác nhau;

- Mối quan hệ giữa điều kiện địa chất thủy văn với các điều kiện địa chất công trình khác;

- Đánh giá ảnh hưởng của nước dưới đất đến công tác xây dựng (đào và tháo khô hố móng, các hiện tượng địa chất động lực công trình xảy ra khi thi công hố móng cũng như khi khai thác sử dụng công trình,...)




 
16/10/2015 14:10 # 5
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


4/ Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình

- Mô tả, phân tích sự có mặt của các hiện tượng địa chất động lực công trình;

- Đánh giá, dự báo khả năng phát sinh và phát triển của các hiện tượng địa chất động lực công trình;

- Đề xuất các biện pháp xử lý, phòng chống hợp lý;

- Quan hệ của điều kiện này với các điều kiện địa chất công trình khác;

- Đánh giá ảnh hưởng của nó đến công tác thiết kế, thi công, chống đỡ và ổn định công trình.

- Đặc biệt lưu ý đến hiện tượng phong hóa, trượt lở, xói mòn.

+ Làm rõ được kiểu phong hóa;

+ Mô tả một mặt cắt vỏ phong hóa đặc trưng tại mỗi khu vực (địa điểm) thực tập;

+ Các biện pháp phòng chống phù hợp tại mỗi khu vực.




 
16/10/2015 14:10 # 6
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


5/ Điều kiện vật liệu xây dựng thiên nhiên

- Mô tả sơ bộ về thành phần, chất lượng, trữ lượng của các loại vật liệu;

- Khả năng ứng dụng vào thực tế của từng loại vật liệu cho các loại công trình xây dựng (công trình giao thông, công trình dân dụng và công nghiệp).




 
16/10/2015 14:10 # 7
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


* Sử dụng địa bàn địa chất (đo các yếu tố thế nằm của đá trầm tích)

Để xác định các yếu tố thế nằm, thường chỉ cần xác định góc phương vị hướng dốc b và góc dốc a. Vị trí đường dốc được xác định khi ta tìm góc dốc a. Đặt cạnh dài của địa bàn ở vị trí nằm nghiêng trên mặt tầng đá, đầu Bắc của địa bàn theo hướng nghiêng của tầng đá. Xoay địa bàn đến khi quả dọi chỉ góc lớn nhất, ta sẽ được giá trị góc dốc a và cạnh dài của địa bàn sẽ là đường hướng dốc của tầng đá.

            Sau đó, lật địa bàn nằm ngang (quan sát bọt nước) và giữ sao cho hướng của cạnh dài địa bàn không thay đổi. Nhìn vị trí đầu Bắc kim nam châm, ta đọc được giá trị góc phương vị hướng dốc b.

 




 
16/10/2015 14:10 # 8
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


* Những lưu ý khi sử dụng địa bàn

-  Luôn luôn giữ địa bàn cân bằng

-  Khi ngắm 1 điểm, luôn luôn giữ sợi tóc của địa bàn ở trung tâm điểm ngắm

(Đây là điều quan trọng để tránh sai số)

-  Giữ địa bàn đứng im

-  Tránh để địa bàn gần các vật kim loại như phương tiện giao thông, súng, v.v

-  Nếu kim không di chuyển, nên thay thế

-  Các góc quan trọng phải được đo lại để đảm bảo độ chính xác. Di chuyển địa bàn sau góc ngắm đầu tiên để đảm bảo rằng kim không bị tắc

-           Đảm bảo việc đọc số trên thang đo độ là chính xác.




 
16/10/2015 14:10 # 9
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


* Phân loại địa hình theo hình dáng

1/ Nhóm Địa hình dương: có dạng lồi lên so với mặt phẳng nằm ngang vì được bao quanh bởi các yếu tố địa hình thấp hơn, gồm có:

+ Núi: có độ cao tương đối lớn hơn 200m, các sườn núi có dốc đứng.

+ Dãy núi: dải nâng cao hẹp, dài với độ dốc các sườn núi lớn hơn 20o, đỉnh bằng phẳng hoặc tròn.

+ Rặng núi: hệ thống liên tục các dãy núi và các đỉnh núi, cao hơn rất nhiều so với mực nước biển.

+ Đỉnh và ngọn núi: các điểm cao nhất của dãy núi và rặng núi. Đỉnh núi có thể bằng phẳng, dạng vòm, dạng lăng tháp hay dạng nón, …

+ Sơn nguyên: đồng bằng rộng lớn trên núi, hơi nâng cao, có bề mặt đỉnh bằng phẳng, có sườn biểu hiện rõ ràng.

+ Cao nguyên: đồng bằng cao, bằng phẳng, thường được giới hạn bởi các sườn dốc đứng biểu hiện rõ ràng.

+ Đồi: khoảng cao riêng biệt dạng vòm hoặc hình nón với các sườn thoải.

+ Dải đồi: dải nâng cao kéo dài với các sườn thoải bằng phẳng hoặc lồi về mặt đỉnh bằng phẳng hoặc hơi lồi.

 




 
16/10/2015 14:10 # 10
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


2/ Nhóm Địa hình âm: có dạng lõm xuống, được bao quanh bởi các khu vực nâng cao. Có các dạng sau:

+ Lòng chảo: vùng trũng có độ sâu lớn và sườn dốc đứng.

+ Vùng trũng là khoảng hạ thấp có độ sâu không lớn và sườn thoải.

+ Thung lũng: vùng hạ thấp kéo dài, không khép kín, sườn có độ dốc khác nhau, nhiều khi phức tạp do các thềm sông, đất trượt, mương xói, …

+ Khe hẻm: hõm sâu kéo dài, sườn bị thực vật che kín hoặc phủ khắp. Chiều dài có thể đạt tới vài kilomet.

+ Mương xói: hõm sâu kéo dài thẳng có sườn dốc đứng. Chiều sâu và chiều dài mương xói rất khác nhau. Mương xói nhỏ thì gọi là rãnh xói.




 
16/10/2015 14:10 # 11
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


* Phân loại địa hình theo nguồn gốc

·                 Theo nguồn gốc chia ra:

-                   Địa hình kiến tạo: hình thành do vận động kiến tạo, nó phản ánh đầy đủ đặc điểm kiến trúc và cấu tạo địa chất dưới sâu. Hình dạng địa hình có liên quan chặt chẽ với các đứt gãy, nếp uốn, thành phần và tính chất đất đá phân bố ở khu vực.

-                   Địa hình xâm thực bóc mòn: liên quan với hoạt động phá hoại của dòng chảy (nước mưa, nước sông, nước ngầm, …). Những hoạt động này làm biến đổi rất mãnh liệt hình thái địa hình theo thời gian.

-                   Địa hình tích tụ là kết quả lắng đọng các sản phẩm hình thành do phong hóa của dòng chảy như suối tích, lũ tích, bồi tích, … của gió như gió tích, ….




 
16/10/2015 14:10 # 12
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


* Các đá phổ biến ở Đà Nẵng

1/ Hệ tầng A Vương:

Thành phần thạch học chủ yếu là các đá phiến sericit, đá phiến sericit - thạch anh, đá phiến mica, đá phiến sericit - clorit, xen kẹp lớp mỏng đá phiến sét màu đen giàu vật chất than, thấu kính đá phiến lục, lớp mỏng cát kết dạng quartzit màu xám. Tuổi Cambri – Ordovic (E2-O1av)




 
16/10/2015 14:10 # 13
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


2/ Phức hệ xâm nhập Hải Vân:

Đá của phức hệ Hải Vân lộ ra ở hai khối núi lớn Hải Vân (phía Tây - Bắc  và bán đảo Sơn Trà (phía Đông – Bắc khu vực nghiên cứu, kéo dài theo phương á vĩ tuyến. Khối Hải Vân nằm ở phía Bắc và cách thành phố Đà Nẵng 15km, diện tích khoảng 330km2, lộ ra ở Sơn Trà với diện tích 36km2.

            Thành phần gồm: granit biotit và granit hai mica hạt nhỏ - vừa, đôi khi hạt lớn, granit sáng màu hạt nhỏ - vừa. Khối xâm nhập Hải Vân xuyên cắt và sừng hóa mạnh mẽ trầm tích các hệ tầng Long Đại, Tân Lâm.; granit biotit sẫm màu, hạt vừa - lớn; granit hạt nhỏ ven rìa thường có hàm lượng biotit tăng cao và có xuất hiện cordierit – fibrolit khá đặc trưng. Việc định tuổi của phức hệ này dựa vào sự xuyên cắt của đá granit (phức hệ Hải Vân) vào các trầm tích - phun trào hệ tầng Sông Bung tuổi Trias giữa, đồng thời bị trầm tích chứa than hệ tầng Nông Sơn phủ lên trên. Vì vậy, được xếp vào tuổi sát trước Trias muộn (T3).




 
16/10/2015 14:10 # 14
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


3/ Hệ tầng Ngũ Hành Sơn

Trước đây, hệ tầng Ngũ Hành Sơn được xếp vào phần trên của hệ tầng A Vương, tuổi Paleozoi sớm. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu mới đây của nhóm tác giả Cát Nguyên Hùng, Nguyễn Sơn và nnk (1995) trong công trình đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:50.000, nhóm tờ Hội An - Đà Nẵng, dựa vào hóa thạch mới tìm được trong đá có tuổi Carbon-Permi (tuổi Paleozoi muộn) nên đá ở đây được xác lập thành một hệ tầng độc lập - Hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C-Pnhs).

Thành phần thạch học bao gồm đá vôi hoa hóa màu xám trắng, xám hồng, đôi nơi có màu xám sẫm, phần dưới xen kẽ ít đá phiến thạch anh - sericit, quarzit phân phiến màu xám.




 
16/10/2015 14:10 # 15
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


Đọc thêm về tuổi địa chất, thang địa tầng tại đây:
http://kxaydung.duytan.edu.vn/Home/DocumentDetail/vn/4769




 
16/10/2015 14:10 # 16
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


Địa hình Karst

            Chỉ có mặt tại Ngũ Hành Sơn, đặc trưng là địa hình có bề mặt gồ ghề, khe rãnh, hang hốc, động karst, thạch nhũ, phễu karst, trên mặt và hang động karst dưới ngầm. Vách các hang động và bề mặt ăn mòn của các sườn dốc có độ dốc lớn dao động từ 700 đến 900. Chúng phát triển trên núi đá vôi hoa hóa tái kết tinh yếu, nằm ở phía Đông Nam khu vực nghiên cứu

Hang động Karst có kích thước dao động với chiều cao từ 20m đến 30m, chiều rộng từ 5m đến 25m. Phần lớn các hang động đều có nóc đã bị phá hoại và trở nên thông thiên. Các khối đá có kích thước từ một vài đến hơn 10m3, mất liên kết và rơi đổ từ nóc, vách các hang động xuống chân hang động.

            Thạch nhũ chủ yếu là chuông đá, vú đá có kích thước vừa và nhỏ, bám trên các vách hang động, từ các khe nứt trong đá.




 
17/11/2015 20:11 # 17
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


Các bạn xem thêm tham khảo viết cho các phần khác của báo cáo ở địa chỉ Diễn đàn học thuật MyDTU, mục môn học Địa chất công trình (tra theo mã môn là GLY291)




 
17/11/2015 20:11 # 18
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


Hoặc tại link này:

http://af.duytan.edu.vn/sites/index.aspx?p=forum_thread&forum=1527&thread=72568#p0




 
18/11/2015 09:11 # 19
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


Tham khảo về phức hệ Đại Lộc:

http://idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/Anpham/Tracuu_PVDC/D2.htm#DaiLoc




 
17/03/2016 16:03 # 20
liangluc
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 105/120 (88%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 17/12/2012
Bài gởi: 765
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Thực tập Địa chất công trình_2015-2016


Nhiều thông tin khá hay về tài liệu địa chất cho các bạn sinh viên thực tập môn học. Thanks thầy Giang.



Hãy làm việc hết mình thay vì lo lắng hết mình!


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024