Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/08/2019 16:08 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 199/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7999
Được cảm ơn: 2114
Bí Quyết Tạo Ra Động Lực Và Sự Thúc Đẩy Cho Tổ Chức


 “Tuyển bạn đồng hành cho Chuyến Đi Mạo Hiểm. Lương thấp, trời lạnh giá, nhiều tháng trời trong đêm đen, đầy hiểm nguy, không chắc ngày về an toàn. Nhưng sẽ có danh vọng và được tôn vinh nếu thành công " - quảng cáo của Ernest Shackleton (nhà thám hiểm địa cực nổi tiếng đầu thế kỷ 20) trên nhiều tờ báo ở London để tìm người tình nguyện đi cùng ông trong chuyến thám hiểm Nam Cực vào năm 1890.

 

Lúc đâu ông hy vọng sẽ có khoảng 50 đến 75 người viết thư đến tìm hiểu thông tin nhưng cuối cùng mẫu quảng cáo của ông đã thu hút tới năm ngàn lá thư phản hồi.

Mỗi người chúng ta đều cần có động lực để làm việc. Và động lực chính là sự kết hợp giữa lòng khát khao và một năng lượng bền bỉ để đạt được mục tiêu đã đề ra. Tạo động lực cho người khác có nghĩa là tìm cách để họ tham gia vào công việc mà bạn biết rằng chúng phải được hoàn thành. (Sổ tay quân đội Hoa Kỳ, 1973).

Động lực của một người phụ thuộc vào hai yếu tố sau đây:

Sức mạnh của nhu cầu

Ví dụ, bạn đang đói nhưng bạn phải hoàn thành bài tập vì gần đến hạn nộp. Nếu bạn đã cồn cào thì bạn sẽ kiếm thứ gì đó để ăn trước khi làm, nhưng nếu bạn chỉ hơi đói thì bạn sẽ hoàn thành xong bài tập rồi mới ăn.

Nhận thức về nhu cầu và thỏa mãn chúng

Nhận thức về mức độ cần thiết của sự việc sẽ giúp bạn quyết định nên ưu tiên làm việc gì trước, làm việc gì sau. Nếu bạn sợ sẽ bị phạt vì không hoàn thành bài tập thì có lẽ bạn sẽ hoãn việc ăn trưa lại và làm bài tập trước. Nhưng nếu bạn tin rằng bạn sẽ không gặp rắc rối hoặc có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn thì bạn có thể sẽ đi ăn trưa trước.

Động lực làm việc của con người bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố như: niềm tin, giá trị, lợi ích, nỗi sợ hãi, v v... Trong đó yếu tố chủ quan là nhu cầu, sở thích và niềm tin còn yếu tố khách quan là mối hiểm nguy, môi trường, hoặc áp lực từ một người khác. Không có công thức chung cho việc “Tạo ra động lực”, do đó điều quan trọng là bạn phải giữ một quan điểm cởi mở về bản chất của con người. Có rất nhiều cách giúp con người tạo ra động lực làm việc nhưng không dễ gì để nhận thấy hay nghiên cứu chúng. Trên thực tế, nhu cầu của mỗi người là không giống nhau nên cách họ lựa chọn những công việc ưu tiên cũng rất khác nhau.

Người lãnh đạo giỏi là người có khả năng truyền cảm hứng cho mọi nhân viên trong tổ chức của mình để họ nỗ lực làm việc một cách hiệu quả nhất. Và những hướng dẫn dưới đây sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn tổng quát về cách tạo động lực cho người khác (Sổ tay quân đội Hoa Kỳ, 1973).

Người lãnh đạo giỏi là người nắm rõ những nhu cầu của nhân viên và định hướng để nhu cầu của họ cũng trùng với nhu cầu của tổ chức. Từ đó, nhân viên sẽ luôn cố gắng làm việc hết sức mình để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân.

Mọi người thường đưa ra quyết định lựa chọn công việc dựa trên mức độ ổn định, cơ hội thăng tiến, lương bổng hay môi trường làm việc. Ngoài ra chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan khác như đạo đức cá nhân hay đạo đức nghề nghiệp. Tương tự , các tổ chức cũng cần những nhân viên không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có đạo đức tốt . Vì thế, là một nhà lãnh đạo bạn hãy đảm bảo rằng nhân viên của mình vừa được đào tạo và khích lệ lại vừa có cơ hội thăng tiến. Có như thế, doanh nghiệp của bạn mới thu hút được những người tài năng.

Khen thưởng những hành vi tốt

Mặc dù một tờ chứng nhận hay một lá thư cảm ơn có vẻ nhỏ bé và không đáng kể nhưng chúng lại có thể tạo ra động lực mạnh mẽ cho nhân viên. Phần thưởng nên được trao một cách xứng đáng và kịp thời. Đừng nói với nhân viên một cách chung chung, chẳng hạn như "đề làm việc tốt cần..." mà nên chỉ ra các hành động cụ thể mà bạn tin rằng chính những hành động đó đã làm nên sự thành công của công việc.

Làm gương

Nếu bạn muốn người khác noi theo gương mình thì trước hết bạn phải là một hình mẫu lý tưởng.  Mahatma Gandhi - bậc thiên tài tâm linh , một con người mạnh mẽ trong cả suy nghĩ  lẫn hành động nói rằng: “Chính chúng ta phải là sự thay đổi mà chúng ta muốn nhìn thấy trên thế giới này”. Với tư tưởng đột phá ấy Mahatma Gandhi đã trở thành nhà cách mạng tinh thần lỗi lạc.

Hãy phát triển tinh thần đồng đội

Đạo đức là tâm hồn, tình cảm và trạng thái tinh thần của mỗi con người. Bạn nên nhận thức được rằng cách mà bạn hành động và những quyết định mà bạn đưa ra đều sẽ ảnh hưởng đến tổ chức mà bạn đang làm việc. Esprit de corps có nghĩa là tinh thần đồng đội, tinh thần của một tổ chức hay một cơ quan. Theo tinh thần này, mỗi cá nhân là một phần của tổ chức, và bất kì hành động của cá nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến tổ chức đó. Vậy thì tổ chức của bạn là nơi mà nhân viên chỉ mong đến giờ về hay là nơi mà họ luôn thích thú khi làm việc?

Hãy để tất cả các thành viên trong nhóm tham gia trực tiếp vào quá trình lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề. Như thế, không những mỗi cá nhân đều có cơ hội đóng góp ý tưởng mà bạn cũng có thể đánh giá được năng lực của từng người để dễ dàng chỉ dẫn cho họ hơn. Mặt khác việc này làm họ cảm thấy được trực tiếp tham gia và làm chủ công việc của mình vì vậy họ sẽ có nhiều động lực hơn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, khi trực tiếp trao đổi cùng nhau chúng ta sẽ hiểu rõ vai trò của từng thành viên trong nhóm. Nhờ vậy mọi người mới có thể  hợp tác với nhau một cách hiệu quả.

Hãy quan tâm đến đồng nghiệp

Mặc dù bạn không có quyền kiểm soát cuộc sống cá nhân của ai đó, nhưng bạn nên quan tâm tới họ. Nhiều điều đối với bạn có thể không quan trọng nhưng đối với người khác lại vô cùng quan trọng. Bạn nên đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và cảm thông với họ. Bộ lạc người da đỏ Sioux dù phải gồng mình để tranh đấu với thiên nhiên và với các bộ tộc khác để sinh tồn nhưng họ vẫn cất lên những lời cầu nguyện tha thiết : "Thần Tâm Linh, xin hãy giúp chúng con không bao giờ  đánh giá người khác cho đến khi chúng con biết cảm thông với họ". Nhưng cũng cần phải hiểu rằng, cảm thông ở đây mang tính nhận thức khi đặt mình vào vị trí của người khác và trải nghiệm những cảm giác của người đó chứ không phải cảm thông xuất phát từ lòng thương hại.

Bộ phim sống động mang tên RSA dựa trên cuốn sách của Daniel Pink đã chỉ ra một số sự thật ẩn đằng sau những gì thực sự thúc đẩy chúng ta:

Ngày nay, các công ty có một luật bất thành văn là người lao động thường phải tự tìm hiểu các quy định và tự nguyện tuân theo những quy định đó. Nguyên tắc này có thể dẫn đến phương thức quản lý quan liêu và làm chậm tiến độ công việc.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều tổ chức hàng đầu đang cố gắng vận hành theo hướng thúc đẩy năng lực của nhân viên hơn là ép buộc họ làm việc vượt quá khả năng của mình. Vì những tổ chức này hiểu rằng động lực là thứ nên được sinh ra từ bên trong mỗi cá nhân hơn là phát sinh do những yếu tố bên ngoài. Bằng việc phá vỡ những nguyên tắc cũ và tạo ra động lực cho từng cá nhân, nhà lãnh đạo có thể điều hành tổ chức một cách trơn tru và hiệu quả hơn.

Nordstrom là một ví dụ điển hình của một tổ chức có được thành công nhờ vào động lực làm việc của mỗi nhân viên. Quy tắc vàng của Nordstrom là “ Biết đánh giá mọi tình huống". Các nhân viên được khuyến khích đặt câu hỏi bởi vì họ tin rằng tất cả các thông tin cần được tiếp cận bởi tất cả mọi người dù là người có thâm niên hay chỉ là một nhân viên mới.

 

 

Nguồn: saga.vn

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024