Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/04/2019 17:04 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 199/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7999
Được cảm ơn: 2114
Quá trình diễn biến tâm lý Hành vi của các cá nhân trong xung đột


Quá trình diễn biến tâm lý.

Để tìm hiểu tâm lý trong xung đột, ta xem xét xoay quanh các cá cá thể sau: cá nhân, nhóm, tổ chức.

Từ những mâu thuẫn của cá nhân sẽ dẫn đến mẫu thuẫn của các nhóm và lớn hơn nữa là mâu thuẫn của các tổ chức. Theo chiều hướng ngược lại, mâu thuẫn của cá nhân cũng có thể được hình thành từ mâu thuẫn của nhóm hay tổ chức hoặc thậm chí có thể là của các cá nhân trong cùng một nhóm, tổ chức. Nhìn chung, quá trình xung đột được chia làm 4 giai đoạn và tương ứng với từng giai đoạn đó là những diễn biến tâm lý của các cá nhân. 4 giai đoạn đó bao gồm:

      Giai đoạn 1 - Manh nha xuất hiện những nguyên nhân gây mâu thuẫn: những nguyên nhân này là điều kiện dẫn đến các xung đột, mâu thuẫn. Chúng có thể xuất hiện khi thông tin không minh bạch, rõ ràng, sai lệch; khi có sự ganh ghét, đố kị; hoặc khác biệt về thói quen, phong cách; … giữa các cá nhân. Chúng cũng có thể là sự chồng chéo chức năng, trái ngược về mặt lợi ích, … giữa các nhóm và tổ chức. Ở giai đoạn này, mức độ mâu thuẫn là gần như bằng không, gần như chưa có bất cứ mâu thuẫn nào giữa các cá nhân. Nếu họ chưa nhận thức, cảm nhận được những điều kiện dẫn đến xung đột này thì có thể nguy cơ tiềm tàng nảy sinh xung đột sẽ dần mất đi khi những điều kiện tiền đề không còn tồn tại.

       Giai đoạn 2 - Nhận thức và cá nhân hóa: đây là khi một trong các cá nhân bắt đầu ý thức, nhận biết được sự tồn tại của những điều kiện tiền đề nảy sinh xung đột. Ở giai đoạn này, xung đột cùng gần như chưa xuất hiện do mẫu thuẫn vẫn chỉ tồn tại trong tư duy của các cá nhân chứ chưa được thể hiện ra bằng hành động. Khi các cá nhân có thể hài hòa về mặt lợi ích, … và thích nghi với những thói quen, lối sống, … của nhau thì mâu thuẫn hoàn toàn có thể được kiểm soát và giảm dần theo thời gian.

       Giai đoạn 3 - Thể hiện bằng hành động: đây là khi một trong các cá nhân bắt đầu thể hiện ý thức cá nhân về những điều kiện nảy sinh xung đột thông qua các hành động cố ý. Ở giai đoạn này, xung đột đã xuất hiện và nếu những hành động đó được diễn ra từ các phía, các bên thì xung đột này có thể tiến đến cao trào. Đây là lúc mà các cá nhân, các bên cần phải cùng nhau hoặc có thể nhờ đến bên thứ ba tiến hành các biện pháp hòa giải, giải quyết xung đột để tránh dẫn đến những hậu quả không tốt cho các cá nhân nói riêng và tổ chức, nhóm nói chung.

       Giai đoạn 4 - Kết quả của xung đột: giai đoạn này xung đột đã kết thúc hoặc về cơ bản đã được giải quyết.

Nếu xung đột được giữ ở mức vừa phải và được kiểm soát tốt bởi các cá nhân giữa các bên, chúng có thể giúp các cá nhân tự đánh giá và hoàn thiện bản thân, giúp các nhóm, tổ chức nâng cao chất lượng của các quyết định để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nếu trong quá trình xung đột các cá nhân không có được sự kiềm chế, đánh giá lại bản thân, xem xét điều kiện nảy sinh xung đột nhiều nhiều góc độ và khiến xung đột vượt ra ngoài tầm kiểm soát thì hậu quả sẽ rất tiêu cực. Nó khiến các cá nhân không thể hợp tác trong các hoạt động, thậm chí điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ của các nhóm, tổ chức.

 

Nguồn: quantri.vn



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024