Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/03/2017 19:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 199/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7999
Được cảm ơn: 2114
Khái niệm động cơ lao động


Khái niệm động cơ lao động

Động cơ lao động là thái độ, ý thức chủ quan của con người đối với hành động của mình. Xuất phát từ việc xác định mục đích hành động, động cơ lao động có thể có các dạng như

“Động cơ là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người, là những mục tiêu thúc đẩy hành động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu và tình cảm của họ” (trang 56 Giáo trình Tâm lý học lao động, trường ĐHKTQD). Động cơ luôn gắn liền với nhu cầu của con người và hoạt động của mỗi cá nhân là thoả mãn những nhu cầu đòi hỏi của bản thân mỗi cá nhân đó.

Khái niệm động cơ lao động

Khái niệm động cơ lao động

* Động cơ lao động là thái độ, ý thức chủ quan của con người đối với hành động của mình. Xuất phát từ việc xác định mục đích hành động, động cơ lao động có thể có các dạng như:

– Động cơ trí hướng: xuất phát từ ước mơ, hoài bão bên trong con người, đây chính là động cơ thúc đẩy con người mạnh mẽ.

– Động cơ bên ngoài: là điều kiện thúc đẩy bên ngoài đối với con người được biểu hiện dưới dạng các vật chất và tinh thần thúc đẩy con người hành động.

– Động cơ lý tính: xuất phát từ suy nghĩ một cách đẩy đủ, hiểu biết một cách tường tận.

– Động cơ cảm tính: do bên ngoài thúc đẩy lôi kéo.

* Các quy luật của động cơ:

– Động cơ được cấu thành bởi hai yếu tố là nhu cầu và tình cảm. Mà tình cảm con người là bất tận đó chình là động lực khiến con người ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến bộ.

– Nhu cầu và tình cảm của con người đều gắn liền với hiện tượng sự vật rất cụ thể. Vì vậy, nhu cầu là động lực cho hành động còn tình cảm là động lực thúc đẩy xác lập các mối quan hệ trong xã hội.

– Quá trình thỏa mãn nhu cầu được diễn ra theo ba giai đoạn tương xứng ba trạng thái cảm xúc sau:

+ Giai đoạn thứ nhất: đây là giai đoạn thiếu thốn, mất cân bằng trong cơ thể và tâm hồn để giải tỏa và lấy lại cân bằng buộc con người lao động phải hoạt động.

+ Giai đoạn thứ hai:  là giai đoạn con người đã có được đối tượng nhu cầu để thỏa mãn và chiếm được chúng. Họ cảm thấy thoải mái dễ chịu, phấn khởi…

+ Giai đoạn thứ ba: đây là giai đoạn nhu cầu con người đã được thỏa mãn hoàn toàn đi đến bão hòa. Một mặt họ nẩy sinh tư tưởng chán nản đối với đối tượng cũ và tạo ra mất cân bằng. Và sự mất cân bằng này lại là động lực thúc đẩy con người hoạt động.

– Nhu cầu tình cảm của con người có rất nhiều mức độ khác nhau và được phát triển theo mức độ từ thấp đến cao, từ cường độ yếu đến cường độ mạnh theo ba giai đoạn sau:

+ Giai đoạn nhu cầu ở cường độ yếu biểu hiện là lòng mong muốn, sự ước ao nên chưa có đủ lực để thúc đẩy con người hoạt động.

+ Giai đoạn nhu cầu ở cường độ mạnh biểu hiện là niềm say mê, thích thú và lúc này con người hoạt động rất tích cực hăng say.

+ Giai đoạn nhu cầu ở cường độ rất mạnh trở thành đam mê khiến con người hoạt động một cách điên cuồng, mù quáng thiếu sáng suốt.

– Khi có nhiều nhu cầu, tình cảm sẽ hợp lại thành xu hướng sống của con người, biểu hiện là những ước mơ, hoài bão, niềm tin và lý tưởng của con người.

* Sự thỏa mãn với lao động

Sự thỏa mãn với lao động được phản ánh bởi hai mặt, một mặt nó là mục tiêu phấn đấu đạt được của cá nhân người lao động, mặt khác nó lại phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của tổ chức, doanh nghiệp. Theo nghĩa hẹp thì sự thỏa mãn lao động là trạng thái tâm lý cá nhân người lao động trong quá trình lao động, nó thể hiện cảm xúc này hay cảm xúc khác của cá nhân đối với những kết quả đã đạt được. Nói cách khác trong những trường hợp cụ thể sẽ xác định được phản ứng bên trong của cá nhân đối với các tình huống lao động. Theo nghĩa rộng, sự thỏa mãn lao động được xem như là phương pháp thu hút cá nhân vào trong hệ thống khác nhau của các mối quan hệ xã hội.

Sự thỏa mãn với lao động là hiện tượng khá phức tạp có ảnh hưởng của sự đánh giá tất cả những điều kiện hoàn cảnh trong quá trình lao động mà trước hết là thái độ đối với công việc của người lao động. Do đó sự thỏa mãn với lao động do nhiều yếu tố quyết định như: mức tiền lương, điều kiện lao động,…




NGUỒN: luanvanaz.com

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024