Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/07/2014 11:07 # 1
niphip
Cấp độ: 26 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 109/260 (42%)
Kĩ năng: 113/140 (81%)
Ngày gia nhập: 19/12/2012
Bài gởi: 3359
Được cảm ơn: 1023
Những nét văn hóa doanh nghiệp truyền thống Nhật Bản


1.     Chọn giải pháp kinh tế tối ưu.

Ở Phương Tây, thông qua quyết định có nghĩa là trả lời trực tiếp cho một vấn đề cụ thể. Ở Nhật Bản, trước hết, người ta xem xét bản thân lĩnh vực nêu lên vấn đề rồi mới nghiên cứu thực chất của giải pháp nhận được. Tất cả những ai được coi là cần thiết cho việc triển khai thực hiện quyết định trong tương lai đều được triệu tập trong các cuộc thảo luận nơi cân nhắc mọi phương án nảy sinh.

          Trường hợp bất đồng ý kiến, họ sẽ phải thỏa hiệp để đi đến một giải pháp tối ưu. Ngoài mục tiêu dân chủ, việc làm này nhằm gắn chặt trách nhiệm cho từng người thực hiện.

          Nhà quản lý phương Tây bị giới hạn trong hàng rào của pháp luật, của các quy chế và chỉ thị, còn ở Nhật Bản những quy chế như vậy được soạn thảo lỏng lẻo tới mức những người thi hành có thể làm theo ý mình mà vẫn không sai lệch.

          Thế nhưng, những trường hợp lạm dụng lại rất hiếm. Những người lãnh đạo được mắc sai lầm, bởi lẽ họ luôn tìm tòi cái mới. Chỉ có điều những sai lầm này không được lặp đi lặp lại và được đánh giá trong những kết quả cuối cùng.

2.     Đối nhân xử thế khéo léo.

Một trong những đóng góp quan trọng vào kho của cải dồi dào của Nhật Bản là lòng tận tụy của cá nhân và tập thể công nhân viên đối với Công ty họ. Đó là kết quả chính sách coi trọng những giá trị đạo đức, tinh thần và phương pháp đối nhân xử thế rất tinh vi mà lâu nay Nhật Bản theo đuổi.

          Người Nhật Bản cho rằng, chỉ nên khiển trách trong những trường hợp sau:

-        Nếu người triển khách có uy tín và được người bị khiển trách kính trọng;

-        Nếu lời khiển trách đưa ra không khí hòa hợp, không thô bạo, không gây ra sự đối đầu.

3.     Phát huy tích cực của nhân viên

Ở Nhật Bản, bình quân hàng năm mỗi lao động đề xuất từ 60 đến 80 sáng kiến hợp lý hóa, đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này.

      Bí quyết là ở chỗ, người Nhật thưởng cả những sáng kiến không có hiệu quả (chiếm quả nửa kho sáng kiến của họ) với lý do là có thể thu được vàng, mà không mất công tinh luyện.

4.     Tổ chức sản xuất năng động, độc đáo.

Theo thống kê, 99% số xí nghiệp đang hoạt động ở Nhật Bản là các xí nghiệp vừa và nhỏ sản xuất một lượng hàng hóa có giá trị 98.000 tỷ Yên (52,2% trong tổng 1.843.000 tỷ Yên nguồn hàng cả nước). Các xí nghiệp đó luôn có động cơ trong sản xuất, độc đáo trong kỹ thuật chế biến, có khả năng cải thiện chất lượng, giảm giá thành và khai thác mặt hàng mới để luôn luôn tồn tại, và hơn thế nữa để phát triển.

5.     Xí nghiệp như một cộng đồng

Đối với một người dân bình thường, xí nghiệp là một môi trường sinh hoạt, trong đó họ sống, phát triển và phục vụ. Do ý thức trung thành với xí nghiệp, các nhân viên nhận việc làm nhiều ăn ít, chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Xí nghiệp Nhật Bản, trong quá trình thực hiện đại hóa, đạt đến vị trí ngày nay, đều xuất phát từ những tổ chức nhỏ, kinh doanh gia đình. Người chủ thuê người làm, lo cả việc vợ chồng con cái cho nhân viên. Với nhân viên có khả năng, đôi khi còn có được giúp vốn, tạo phuương tiện cho làm ăn riêng, nhưng vẫn giữ mối quan hệ về kinh tế nào đó với xí nghiệp.

6.     Chế độ thu dụng suốt đời.

Ít thấy các xí nghiệp sa thải công nhân. Nếu xí nghiệp làm ăn thua lỗ thì:

-        Giảm lương ban giám đốc và tầng lớp quản lý.

-        Giản tiền thưởng của tất cả mọi người

-        Giảm tỷ lệ tăng trưởng hàng năm

Nhờ chế độ thu dụng suốt đời với các chế độ lương bổng, tăng trưởng, lên chức theo chế độ thâm niên, tạo ra cơ sở làm ăn vững chắc, do đó, hiện tượng tích lũy về kỹ thuật, về bí quyết nhà nghề trong xí nghiệp diễn ra ngày càng nhanh, càng sâu

theo ob.com



Facebook: Ngọc Yến Phan

Email: ngocyen.phan184@gmail.com

Lớp K17PSUQTH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024