Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/07/2010 22:07 # 1
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
Kỹ thuật cắm trại


 Kỹ thuật cắm trại 


Trại là một thế giới thần tiên của những thanh thiếu niên yêu thiên nhiên và ham hoạt động. Ở đó các em thấy mình gần gũi và hòa quyện với thiên nhiên, thấy tâm hồn mình phóng khoáng và cao thượng hơn. 
Trại cũng là một dịp để các em thoát ra khỏi sự ồn ào náo nhiệt của thành phố, sự đơn điệu buồn tẻ của các cao ốc và những bức tường. 




Trong chương trình sinh hoạt trại, các em có dịp học hỏi và thực hành các kỹ năng trong đời sống thường ngày, trổ tài tháo vát, phát huy sáng kiến để tạo tiện nghi tối đa cho đời sống trại. Khi cùng làm việc với nhau, các em sẽ gây dựng một tình đồng đội, thân ái, vui tươi, đoàn kết... 

Ai chưa một lần ngủ đêm dưới lều để nghe côn trùng hòa nhạc, chưa một lần tắm nắng đến cháy da bên bờ biển, chưa một lần bó gối nhìn cơn mưa ở giữa rừng hay cuống cuồng đắp bờ chắn nước đang lăm le tràn vào lều... thì coi như mình mất đi một phần đẹp của tuổi trẻ. 
Có nhiều loại, nhiều hình thức trại tùy theo điều kiện và nhu cầu. 
Các hình thức trại: 

1. Trại cuối tuần 

Đây là một hình thức trại cho một nhóm nhỏ người do một Đội trưởng tổ chức (được sự đồng ý của Phụ trách) trong vòng 24 giờ. 
Tuy là trại nhỏ, nhưng cũng phải có chương trình rõ ràng, đầy đủ. Phải cắm trại cho ra cắm trại. Không nên dùng thực phẩm chế biến sẵn mà phải nấu nướng đàng hoàng (đây cũng là một phần của sự huấn luyện). 

2. Trại kỹ năng 

Trong những lần sinh hoạt thường xuyên, chúng ta không có đủ thời giờ và điều kiện để huấn luyện một số kỹ năng chuyên môn đặc biệt. Trại kỹ năng được tổ chức để san lấp lỗ hổng đó. 
Trại kỹ năng là dịp để cho các trại sinh ôn tập và huấn luyện một số kỹ năng đòi hỏi phải có không gian và địa điểm thoáng rộng, thiên nhiên thích hợp như: tìm phương hướng, tìm sao, ước đạc, quan sát dấu vết, thủ công trại, truyền tin, cứu thương. 
Nếu có nhiều đơn vị cùng tham gia thì trại sinh sẽ có tinh thần ganh đua hào hứng hơn và kết quả sẽ tốt đẹp hơn. 

3. Trại bay 

Thường dùng trong các cuộc thám du khảo sát... Như tên gọi của nó, “Trại bay” không cố định như “Trại đứng” mà nó luôn theo bước chân của toán thám du. Cảnh vật luôn luôn thay đổi sẽ gây nhiều thú vị cho trại sinh. Muốn trại bay có kết quả, ta nên nhớ: 

+ Tổ chức vào lúc thời tiết tốt 
+ Trang bị gọn nhẹ 
+ Có mục đích và đề tài rõ ràng 

4. Trại hè 

Đương nhiên sẽ tổ chức vào dịp các học sinh - sinh viên được nghỉ hè, cho nên trại hè có thể kéo dài nhiều ngày. 
Trại hè cũng là dịp để tổng kết, ôn tập và thực hành những điều đã học trong năm qua. 
Sự thành công của trại hè là do sự tổ chức, sắp xếp chương trình và duy trì kỷ luật. 

5. Trại họp bạn 

Nhiều đoàn thể cùng phong trào ở nhiều nơi, nhiều xứ (lớn nhỏ tùy theo qui mô tổ chức) cùng qui tụ về một địa điểm để: 

+ Gặp gỡ, kết thân 
+ Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm 
+ Báo cáo sự tiến bộ 
+ Thể hiện tình huynh đệ cùng chí hướng 

Thường thì mọi đoàn tham dự phải trình diễn mọi trình độ khả năng sinh hoạt của đơn vị mình trước các cán bộ Phụ trách cao cấp. Nhất định sẽ có cuộc thi đua để trắc nghiệm chung cho từng đoàn, từng ngành... và sẽ có thứ hạng trên dưới. Các đơn vị hãy coi đó là sự chứng minh tiến bộ của mình. Đừng vì hơn thua mà tự mãn hay thất vọng. 

6. Trại huấn luyện 

Như tên gọi của nó - Trại huấn luyện qui tụ các Phụ trách cùng một tổ chức để đào tạo hoặc hoàn thiện khả năng lãnh đạo. Tùy theo từng đẳng cấp và đề tài. Trại có thể kéo dài nhiều ngày. Những trại này sau khi bãi trại (mãn khóa) những trại sinh trúng cách, sẽ được xét duyệt để được cấp bằng hoặc chứng chỉ. Tổ chức một cuộc trại: 

A. Chuẩn bị 

Để chuẩn bị, chúng ta lần lượt tiến hành những điểm sau: 
1. Chọn lựa địa điểm 
2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép 
3. Chỉnh trang lều vải 
4. Dụng cụ đi trại 
5. Lên chương trình 

1/. Chọn lựa địa điểm 

Đích thân anh chị Phụ trách phải đi tiền trạm để khảo sát và chọn lựa. Đất trại phải rộng rãi đủ chỗ để dựng lều. Và cần hội tụ đủ các yếu tố sau: 

a. Phong cảnh: Đây là dịp đưa các em ở thành phố hòa mình với thiên nhiên, nên phong cảnh đẹp là yếu tố quan trọng giúp trại thành công. Đất trại ở gần biển, sông, suối, ao, hồ, rừng, núi... tha hồ cho các em tổ chức trò chơi. Nên dự phòng một nơi trú ẩn khi thời tiết trở nên xấu (giông, bão, lũ, lụt...). 
Ngược lại, đối với các em ở nông thôn, chúng ta nên tổ chức những cuộc cắm trại hay tham quan ở những điểm trong thành phố (sở thú, tụ điểm vui chơi, du lịch...) 

b. Thoát nước: Đất trại có phủ cỏ, khô ráo, sạch sẽ, thoai thoải, không bị lụt hay úng thủy khi mưa lớn. 

c. Nước uống: Phải có nước sạch gần nơi cắm trại để có thể lấy được dễ dàng. 

d. Cây, củi: Việc đun, nấu, làm thủ công trại đều phải sử dụng cây, củi, nên điểm cắm trại phải gần chỗ có thể lấy cây, củi... 

e. Dễ tới: Địa điểm cắm trại phải phù hợp với khả năng kinh phí chuyên chở của đơn vị. Nếu có thể nên ở gần trục lộ giao thông để đề phòng trường hợp phải di tản trại sinh. 

f. Chợ: Là nơi tiếp tế thực phẩm và nhu yếu phẩm cho trại. Tuy nhiên chúng ta không vì thế mà cắm trại gần chợ. Càng xa càng tốt nhưng phải thuận tiện cho việc đi lại mua sắm. 

Ngoài ra, không nên cắm trại ở nơi đông người, bệnh viện, khu quân sự... 

2/. Tiếp xúc, thông báo, xin phép 

a. Tiếp xúc 

- Với chủ đất hay chính quyền địa phương để xin phép sử dụng địa điểm cắm trại. 
- Với các đoàn bạn và các tổ chức thanh thiếu niên sở tại, để mời sinh hoạt chung hay nhờ họ hướng dẫn những tập quán phong tục địa phương. Cần nắm các đền chùa, nhà thờ và các giờ hành lễ, các di tích lịch sử, thắng cảnh địa phương... Các địa chỉ của bác sĩ hay trạm y tế gần nhất. 

b. Thông báo, xin phép 

Đến các cấp cao hơn trong phong trào và gửi giấy thông báo và xin phép đến từng phụ huynh của trại sinh. 
Thông báo cho trại sinh biết ngày, giờ, địa điểm tập kết... thời gian đi trại, chủ đề hay mục đích của trại, lệ phí trại. Lên danh mục những vật cần mang theo cho đúng với nhu cầu của trại. 

3/. Chỉnh trang lều vải 

Ta phải xem lại các lều vải, chỗ nào hư mục thì phải thay bỏ hay vá. Kiểm xem số lều có phù hợp với số trại sinh không? Nếu thiếu thì may hoặc mượn thêm. Kiểm tra dây, cọc, cột, dùi cui có đủ không? 

4/. Dụng cụ đi trại 

a. Dụng cụ tập thể: Phân công cho trại sinh mỗi người mang một ít, người nào mang món nào phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản cho đến hết kỳ trại. Những dụng cụ chung cho cả tổ, đội gồm: 

+ Lều vải, dây, cọc, dùi cui 
+ Thùng hay xô chứa nước 
+ Tô dĩa lớn 
+ Vá, muỗng lớn, đũa lớn 
+ Dao, rìu, rựa 
+ Cuốc nhỏ hay xẻng (loại xếp được càng tốt) 
+ Túi cứu thương 
+ Địa bàn 
+ Đèn bão 
+ Tấm poncho hay nylon lót lều chống ẩm 
+ Thực phẩm và gia vị 
+ Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước 

b. Dụng cụ cá nhân: Chưa quen đi trại, nhiều em hay mang theo những thứ luộm thuộm vô ích. Hành trang của trại sinh phải gọn nhẹ và đa dụng. Đây là những vật dụng gợi ý: 

+ Y phục: Tùy theo mùa, đồ ngủ, đồng phục, đồ tắm, đồ lót, áo mưa, giày dép... 
+ Đồ vệ sinh cá nhân: Kem, bàn chải răng, xà phòng, gương, lược, khăn, giấy vệ sinh... 
+ Vật dụng ăn uống: Chén, đũa, muỗng, ly, dao đa năng, bình đựng nước... 
+ Vật dụng học tập: Bút, sổ tay, còi, dây... 
+ Vật dụng sinh hoạt: Đèn pin, đèn cầy, quẹt gas, nhang muỗi hay thuốc chống muỗi... 
+ Mùng mền, võng cá nhân. 

Tất cả sắp xếp thứ tự gọn gàng vào ba lô, những vật ít sử dụng để dưới, vật xài nhiều để ở trên. Điều quan trọng mà mỗi trại sinh phải có là sổ tay cắm trại. Có thể gọi đây là Nhật ký trại, trong đó ghi chép: 

- Thời gian, địa điểm và mục đích của những kỳ trại. 
- Những kinh nghiệm, những ưu khuyết điểm đã gặp trong kỳ trại qua. 
- Mô tả toàn bộ khung cảnh và hoạt động của trại (dưới dạng một ký sự) 
- Phác họa hay dán những tấm hình đã chụp trong kỳ trại đó. 

Liệt kê những thứ phải mang theo trong những kỳ trại, tìm ra những gì thừa hay thiếu để lần sau bỏ bớt hay mang theo. 
Đây cũng là bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh khả năng của mình trong những lần Hội đồng Phụ trách xét duyệt để nâng cấp hay trao chuyên hiệu. 

5/. Lên chương trình 

Trại không phải là nơi vui chơi, nghỉ mát một cách tùy tiện, vui đâu làm đó. Phải hoạt động nhiều để trại sinh không có những phút trống rỗng, bất động. Muốn được như vậy, Phụ trách phải có một chương trình thật hoàn chỉnh, khít khao với giờ giấc, đúng với chủ đề hay mục đích cắm trại. Có chương trình rồi cũng phải biết san lấp những lỗ hổng (nếu có) trong ngày. Đi đúng chương trình có nghĩa là không kéo dài tiết mục nào ra, dù tiết mục đó đang hấp dẫn. 
Người Phụ trách cũng phải soạn một chương trình dự phòng - dành cho trời mưa hay trường hợp bất khả kháng - không để trại sinh ngồi bó tay chịu trận. 

B. Chương trình sinh hoạt trại 

Trong chương trình sinh hoạt trại chúng ta có những hoạt động sau: 
1. Phân nhiệm 
2. Theo đúng chương trình 
3. Vệ sinh khu vực trại 
4. Kỷ luật (nghiêm phép) 
5. Bếp núc, ăn uống 
6. Lửa trại 

1/. Phân nhiệm: Để điều hành một cuộc trại, chúng ta có những thành phần nhân sự như sau: 

- Trại trưởng: Chịu trách nhiệm chung về mặt pháp lý và điều hành trại, có quyền quyết định mọi hoạt động của trại, giám sát chương trình, chủ tọa mọi nghi thức. 
- Trại phó: Tùy theo qui mô lớn nhỏ của trại, chúng ta có từ một đến vài Trại phó phụ tá cho Trại trưởng. 
- Trại phó trực: Là một Phụ trách được phân công chịu trách nhiệm điều hành chương trình trại trong ngày. Giám sát và thi hành mọi mệnh lệnh của Trại trưởng. Có quyền quyết định mọi việc (miễn là theo đúng chương trình) trong thời gian mình trực. Tổ chức các buổi sinh hoạt. 

Giúp cho việc điều hành trại, còn có các ban như: 
+ Huấn luyện 
+ Nghiêm phép (kỷ luật) 
+ Hậu cần 
+ Văn nghệ... 

2/. Theo đúng chương trình: 

Trại có hấp dẫn và kết quả hay không là do nơi có theo đúng chương trình hay không. Chúng ta thà bỏ một vài tiết mục trong chương trình (vì thiếu thì giờ) còn hơn là soạn một chương trình lỏng lẻo, nhiều khoảng trống). 
Giờ tự do (trường hợp trại sinh tự phụ trách phần giải trí hay hoạt động) cũng nằm trong chương trình. 

3/. Vệ sinh trại: 

Khi vừa đến khu vực trại, chúng ta phải tổng vệ sinh khu vực (nhưng không được xâm phạm cảnh quang thiên nhiên). 
Trại phải ngăn nắp, sạch sẽ, thứ tự. Phải chú ý đào ngay hố rác, nhà cầu và phải đào xa lều, dưới gió. Thức ăn thừa và thực phẩm chưa dùng phải được che đậy kỹ càng. 
Lều và góc đội, góc đơn vị phải giữ ngăn nắp, sạch sẽ, không phải chỉ là lúc Phụ trách đi khám trại mà là suốt ngày. 
Buổi sáng, khi thức dậy, trại sinh phải có đủ nước và tiện nghi tối thiểu để làm vệ sinh. 
Ban đêm phải có mùng mền đủ ấm và chống muỗi cũng như côn trùng. Phải thay quần áo khô ráo để không bị cảm hay ho. 

4/. Kỷ luật (nghiêm phép) 

Nhìn vào một cảnh trại, thấy trại sinh ăn rồi nằm vật vạ trong lều, đọc truyện, tán nhảm, đi lang thang không mục đích. Đồ đạc, soong nồi, chén bát vất lung tung... ta thấy ngay rằng buổi trại đó chẳng thú vị gì, thà đừng tổ chức thì hơn. 
Chương trình cắm trại có thành công hay không một phần là do kỷ luật trại. Anh Phụ trách kỷ luật có trách nhiệm nhắc nhở, kiểm tra. Dù là kỷ luật tự giác nhưng vẫn dùng biện pháp mạnh, nếu vi phạm luật trại. 
Giờ nghỉ ngơi phải triệt để tôn trọng, nhất là giờ ngủ, bắt buộc các em phải im lặng ngủ (thường thì các em rất khó ngủ trong trường hợp này) ngày hôm sau các em mới có sức hoạt động tiếp mà không ảnh hưởng sức khỏe. Nên dành riêng cho các em một giờ nhất định để viết thư hay ghi nhật ký. 
Ban đêm, phải cắt cử người gác đêm để gìn giữ an ninh và kỷ luật trại, cứ 1 hay 2 giờ đổi ca. Nhiệm vụ của các em gác là nhắc nhở trại sinh im lặng ngủ, kiểm tra các bạn mê ngủ, lăn ra khỏi chăn màn (nhưng không làm ảnh hưởng giấc ngủ trại sinh), phát hiện gì lạ, phải báo ngay cho Phụ trách trực. 

5/. Khám trại: 

Đây là thời gian Phụ trách đến từng lều kiểm tra vệ sinh, kỷ luật, sắp xếp, trình bày ngăn nắp, trang trí, nút dây... của từng lều. 
Mỗi ngày, Phụ trách nên khám trại một hay hai lần, bằng nhiều cách khác nhau. Có khi đi xa xa mà quan sát, có khi bất ngờ đi ngang qua, thường thì đến một cách chính thức và có báo trước. 
Khi các Phụ trách đến chính thức, Tổ, Đội trưởng phải tổ chức đón tiếp và hướng dẫn các anh chị đi thăm trại mình. 
Nên có các hình thức khen thưởng cho Đội nào khá nhất. 

6/. Bếp núc 

7/. Lửa trại 

C. Bãi trại 

Trại sinh thu gom vật dụng chung và đồ đạc cá nhân gọn gàng. Khi được lệnh thì mới giỡ lều. Trả lại nguyên trạng cảnh quang giống như lúc ta mới đến. Xóa bỏ tất cả dấu vết của trại. Lấp hố rác, hố vệ sinh, nhổ hết cọc lều, tổng vệ sinh khu vực. 
Làm thế nào để khi chúng ta rời khu vực trại phải để lại những kỷ niệm đẹp và ấn tượng tốt đối với địa phương. Trước khi ra về, ta cám ơn chủ đất, cám ơn chính quyền địa phương. 

NHỚ: Đừng để lại gì ngoài lời cám ơn và một kỷ niệm đẹp. 

Tổng kết trại 

Sau khi đi trại về, trễ nhất là 1 tháng, chúng ta phải có một buổi họp tổng kết trại. 
Trong buổi tổng kết, chúng ta rút ra những ưu khuyết điểm, những phê bình, xây dựng của Phụ trách, những ý kiến đóng góp của trại sinh, để chúng ta dần dần hoàn thiện hơn trong những kỳ trại tới. 

Lều trại 

Trên thị trường hiện tại, người ta có bày bán đủ các loại, dạng lều - từ lều một vài người cho đến loại vài chục người... đủ các hình thức, kiểu dáng, màu sắc... Tuy nhiên loại lều này giá hơi đắt. 

Là một người tháo vát (hay tập làm người tháo vát) chúng ta phải biết cách tự may lấy lều của mình, vừa rẻ tiền, vừa đúng ý của mình. Muốn may lều, trước hết ta chọn mẫu rồi làm bằng bìa cứng với tỷ lệ 1/10. Phóng đại 10 lần lên vải rồi mới cắt. Gọn và nhẹ nhất là dùng vải nylon dầu, không thấm nước và rất mau khô. Hoặc dùng vải kaki, katê, bạt nylon có sọc... 

Muốn không thấm nước, ta dùng dung dịch Acetate d’alumine (mua ở các cửa hàng hóa chất) pha thêm 3-4 lần nước. Nhúng vải vào rồi đem phơi nắng thật khô. Hóa chất này không làm vải đổi màu, không làm vải nặng hơn, vẫn thông khí nhưng lại không thấm nước. 

Về kiểu dáng, thì tùy chúng ta chọn. Ở đây, chúng tôi xin hướng dẫn cách may và kích thước loại lều hai mái thông thường mà chúng ta hay sử dụng nhất. Loại này, về mùa lạnh hay mưa thì hai mái xuôi xuống. Nếu là mùa nắng nóng bức, ta căng một mái lên thì lều sẽ thoáng mát. 

Khi may loại lều này, chúng ta vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa tiện dùng và cũng vừa hợp với nhu cầu của chúng ta. Chúng ta chọn loại vải không thấm nước. Màu sắc thì nhạt và sáng để không hấp thụ sức nóng của mặt trời. Ở giữa nóc, chúng ta nên dằn một lằn dây dù dẹp. Các góc và đầu dây trên lều chúng ta đắp thêm vải hay da để tăng sức chịu đựng của lều. 

Về kích thước thì tùy theo nhu cầu của chúng ta. Dưới đây là kích thước lều dành cho từ 6 đến 8 người: loại kích thước này tương ứng với cột lều 1,60m. 

Ghi chú: Hai bên hông lều, nên có hai tấm riềm chắn gấp vào trong được, để chống mưa hắt và côn trùng. 

Nếu có điều kiện, ta nên may những tấm chắn tam giác ở hai đầu lều dùng cho ban đêm và mùa mưa. 

Vị trí dựng lều 

- Cắm lều ở nơi đất trống, có bóng cây che nắng buổi chiều. 
- Chọn chỗ đất bằng phẳng, không có đá lởm chởm, không có rễ cây lớn, không có bụi cây hay cỏ gai, dọn sạch sẽ và lượm bớt sỏi đá. 
- Tránh hướng gió thốc vào lều. 
- Không dựng lều sát tàn cây cao, rất nguy hiểm khi mưa gió. 
- Không dựng lều dưới lòng suối cạn, nước lũ về trở tay không kịp. 
- Khoảng cách các lều đủ gần để dễ điều hành nhưng phải đủ xa để các tổ, đội được độc lập với nhau. 

Động tác dựng lều 

Để dựng một cái lều cho nhanh và đúng quy cách, trại sinh phải được huấn luyện mọi thao tác cho đồng bộ. Phải biết nhiệm vụ của mình là làm gì trong đội hình dựng lều. 
Đội hình dựng lều thay đổi từ 2 đến 8 người, các trại sinh phải được huấn luyện thuần thục để khi thực hành khỏi lúng túng. Tiêu chuẩn đặt ra là thời gian dựng mỗi lều không được quá 5 phút. 

Với đội hình 8 người: 

1. Hai trại sinh cầm hai cột lều, đặt vào vị trí 1 và 2 trên nóc lều. Cột cứng bằng nút quai chèo (cột thuyền). Giữ cho cột thẳng. Nóc lều quay đúng hướng quy định. 
2. Hai trại sinh khác, đang đứng ở vị trí A1 và A2, đóng hai cọc hai đầu để căng nóc lều. Cọc đóng cách chân cột lều khoảng 1,6m (tương ứng với chiều cao cột lều). Kéo thật căng dây lèo và cột bằng nút quai chèo. 
3. Bốn trại sinh đang đứng ở bốn vị trí B1, B2, B3, B4 cùng một lúc kéo bốn góc lều ra, đóng cọc và cột vào bằng nút căng lều (tenteur) hoặc nút quai chèo hay một vòng hai khóa. Phải kéo góc 450 cho mái lều thật căng. 
4. Bốn trại sinh đang đứng ở vị trí 1, 2, A1, A2 rời vị trí, đến các đầu dây C đóng cọc và cột vào. 

Lưu ý: 
- Các cọc phải đóng 45o nghiêng ra phía ngoài. 
- Các cọc B và C thẳng hàng với nhau tạo một hình chữ nhật tưởng tượng chung quanh lều. 
- Hai cột lều 1,2 và hai cọc căng dây lèo A1 và A2 cùng nằm trên một đường thẳng. 
- Hai cột lều phải thẳng góc với mặt đất. 
- Các cọc B1, B2, B3, B4 cắt góc lều thành hai phần, mỗi phần 45o. 

Với đội hình hai người: Với hai trại sinh X và Y, chúng ta lần lượt thao tác: 

1. Trại sinh X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1. 
2. Trại sinh Y đóng cọc A1 và kéo dây lèo buộc vào. 
3. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc B1, B3 và kéo dây buộc vào. 
4. Trại sinh X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2. 
5. Trại sinh Y đóng cọc A 2 và kéo dây buộc vào. 
6. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc góc B2, B4 và kéo dây góc lều buộc vào. 
7. Trại sinh X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều. 
Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng một cái lều trong vòng 10 phút. 

Tiêu chuẩn của một cái lều 

- Thao tác nhanh chóng 
- Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn 
- Buộc đúng nút dây 
- Cân đối, đẹp mắt 
- Có rãnh thoát nước 

Các vật dụng cần thiết 

Để hoàn thành một cái lều nhanh chóng và dễ dàng, chúng ta phải có một số dụng cụ và vật liệu cần thiết, tương xứng với kích cỡ lều đang sử dụng. 

Dây: Thường thì lều may sẵn lúc nào cũng có đủ bộ dây, lèo... nếu không chúng ta phải mang theo. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: Dây dù dẹp, dây dù tròn, dây thừng nylon... tuyệt đối không dùng dây kẽm hay dây loại nhỏ khó nhìn thấy, trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích. 

Cọc: Tùy theo thế đất cứng hay mềm mà chúng ta sử dụng cọc ngắn hay dài, bằng hợp kim có bán trên thị trường hay bằng tre gỗ, sắt thép, tự chế... Dễ dàng nhất là sử dụng một khúc tre tầm vông chẻ đôi, chuốt bớt hai cạnh, vạt nhọn một đầu, là có một bộ cọc tốt, rẻ tiền. 

Gậy (cột lều): Phải tương xứng với kích cỡ lều, để không hở chân lều vì gậy cao quá hoặc phải kéo mái bẹt ra (rất dễ bị đọng nước và dột) vì gậy quá thấp. Thường thì nên sử dụng gậy 1,60m cho lều tổ, đội. 
Gậy nên làm bằng tre tầm vông, vừa rẻ, vừa nhẹ và chắc... Ở thị trường có loại gậy xếp, gậy nối nhiều đoạn, rất gọn nhẹ. 

Dùi cui (vồ): Đây là một vật dụng mà các trại sinh ít lưu ý nhất và cũng hay quên mang theo nhất. Nhưng nếu muốn dựng một cái lều nhanh mà thiếu dùi cui hoặc chỉ có một cái rồi chuyền tay hết người này đến người khác, thì khó mà hoàn thành nhanh được... ÍT nhất mỗi đội phải có hai cái trở lên. 
Dùi cui có thể làm bằng gốc tầm vông hoặc những thanh gỗ nặng, đẽo cán cho vừa tay cầm. 
Ngoài ra chúng ta còn sử dụng cuốc xẻng hay cuốc chim để đào rãnh thoát nước. 

Mương thoát nước 

Khi đã dựng lều xong, chúng ta phải đào mương thoát nước ngay, và xin đừng làm lấy có mà phải đào thành một con mương đàng hoàng, sâu khoảng 10cm, rộng 20cm. Tâm của con mương ngay dưới mép lều (chỗ giọt nước nhỏ xuống). Bao nhiêu đất đào lên, nên đắp thành một con đê chắn phía bên trong lều. Mương và đê nên đào và đắp thật thẳng để tăng thêm phần thẩm mỹ của lều. 

Nếu đất bằng phẳng, thì chúng ta phải đào mương đủ bốn phía của lều và ít nhất là một mương tháo, dẫn nước ra xa lều. Cuối mương tháo là một hố chứa nước. 
Nếu đất dốc, thì chỉ cần đào 3 phía của lều. Phía trên dốc đào hơi sâu hơn, phía hai bên hông thì đào dài ra khỏi lều một tí. 

Đừng bao giờ thấy trời đang nắng mà không đào mương, vì nếu trời đổ mưa bất ngờ (nhất là về đêm) thì không thể nào trở tay kịp. 

Gấp lều 

Cũng giống như khi dựng lều, khi gấp lều chúng ta cũng phải thao tác theo thứ tự để được nhanh chóng và gọn gàng. 

+ Dọn sạch sẽ đồ đạc trong lều và chung quanh. 
+ Tháo dây và nhổ hết cọc hai bên hông lều (không nhổ hai cọc ở hai đầu lều) 
+ Đóng cửa lều (nếu lều có cửa) 
+ Chập hai mái lều lại và cho nghiêng về một bên 
+ Tháo dây lèo và nhổ hai cọc đầu lều. 
+ Xếp hai cửa lều vào giữa, gấp các riềm vào trong. 
+ Xếp gọn lại sao cho vừa túi đựng lều (nếu có). 
+ Dùng dây bó chặt lều lại. 

Lưu ý: 
- Đừng gấp lều khi còn ướt. Nếu tình thế bắt buộc thì về nhà phải đem phơi lại. Nếu không lều sẽ dậy mùi, ẩm mục. Khi đem cất, nên nới lỏng dây buộc lều. 
- Một số loại nút dây thường sử dụng khi dựng lều 
- Một số kỹ thuật nhỏ 

Trong cuộc sống ở trại, nhất thiết chúng ta phải biết một số kỹ thuật nhỏ (mẹo vặt) để dễ dàng khắc phục những trở ngại nho nhỏ mà chúng ta thường gặp trong các kỳ trại. 

Căng mái lều 

Mái lều của chúng ta lúc mới dựng, trông nó thẳng thóm và đẹp biết bao, thế nhưng sau vài cơn gió, một trận mưa hay một đêm ngủ lăn lộn... trông nó thảm hại làm sao. Nếu tháo ra làm lại thì rất mất công. Vậy khi cột lều vào cọc, ta hãy sử dụng nút căng dây (Tendeur) hoặc dùng một cái tendeur bằng gỗ như sau: 
Dùng một miếng gỗ nhỏ, dùi hai lỗ vừa đường kính của dây lều, luồn dây vào (theo hình). Khi cần thì kéo miếng gỗ đến đâu là dây cố định đến đó. 
Trong trường hợp thời tiết không ổn định, mưa gió nhiều, chúng ta có thể dùng những vòng dây thun như hình bên để căng lều, mái lều sẽ chịu được sức gió mà không bị xé rách hay chùng. 

Cọc lều bị nhổ bật lên 

- Trường hợp gặp đất mềm, cọc hay bị nhổ bật lên khi ta căng dây, ta hãy chèn đá theo hình. 
- Khi cắm trại ở bờ biển, ta không tìm ra đá, thì hãy làm các hàng cọc neo như những hình dưới đây: 

Muốn nâng cao cột lều: 

Xác định vị trí của chân gậy, ta cắm một vỏ chai hay ống tre có mắt ở giữa. Nếu cột bị lún, ta đập vỡ 1/2 nửa trên của chai rồi úp ngược xuống, hoặc úp một cái tô xuống đất để làm chân đế. 

Nước chảy vào hai đầu võng: 

Khi ta nằm võng dưới lều, nước mưa thường chảy theo hai đầu dây treo võng làm ướt lưng. Nếu muốn khắc phục, bạn chỉ cần mua hai khoen sắt (cỡ vòng đeo tay), cột ở hai đầu võng. Nước chảy đến khoen sắt sẽ tự nhỏ hết xuống đất. 
Nước chảy vào trong lều: 
Khi chúng ta sử dụng hai gốc cây thay thế hai gậy để căng lều, nếu trời mưa, chắc chắn nước sẽ theo dây rồi chảy vào lều, các bạn dùng một sợi dây ngắn, cột trên sợi dây căng lều (gần phía lều) nước sẽ nhỏ theo dây ngắn đó mà không chảy vào lều. 

Mái lều bị dột: 

Mái lều của bạn làm bằng vải thấm nước, nếu mưa lớn sẽ bị dột. Để khỏi bị ướt đồ đạc, các bạn đính vào chỗ dột một sợi dây, đầu dây cột một cục đá nhỏ, bỏ vào trong một cái tô hay một vật chứa nước. Nước dột sẽ theo sợi dây chảy vào trong tô. 

Góc lều không có khuy: 

Khi chúng ta sử dụng những tấm bạt hoặc drap để làm lều, thì ở góc không có khuy đồng để xỏ dây, ta có thể làm như sau: túm góc bạt quanh một viên sỏi tròn (không dùng đá sắc cạnh sẽ làm sờn rách vải) dùng dây làm nút thòng lọng để buộc góc bạt. 

Hố rác lộ thiên: 

Nếu gặp đất cát, đất quá cứng... không thể đào hố rác được, ta có thể làm như sau: lấy 3 hay 4 cái cọc, đóng ló lên khỏi mặt đất chừng 3 tấc (chu vi bằng túi nylon mà ta định sử dụng). 
Bẻ miệng túi nylon lại và tròng vào đầu mấy cọc đó. Khi đầy, ta túm lại đem bỏ vào hố rác công cộng hay đốt bỏ.

Sưu tầm nhiều nguồn..


Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
30/07/2010 22:07 # 2
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
Phản hồi: Kỹ thuật cắm trại


 Tất cả các kỹ thuật liên quan đến Lều Trại

Lều Trại 
Muốn may lều ,trước hết ta chọn mẫu rồi làm bằng bìa cứng với tỷ lệ 1/10.

Phóng đại 10 lần lên vải rồi mới cắt.

Gọn và nhẹ nhất là dùng vải nylong dầu, không thấm nước và rất mau khô. Hoặc dùng vải kaki, katê, bạt nylon có sọc,...

Muốn không thấm nước, ta dùng dung dịch Acetated'alumine (mua ở các cửa hàng hóa chất) pha thêm 3-4 lần nước. Nhúng vào vải rồi đem phơi nắng thật khô. Hóa chất này không làm vải đổi màu, không làm vải nặng hơn, vẫn thông khí nhưng lại không thấm nước.

Về kiểu dáng, thì tùy chúng ta chọn. Ở đây, chúng tôi xin hướng dẫn cách may và kích thước loại lều hai mái thông thường mà chúng ta hay sử dụng nhất.

Loại này về mùa lạnh hay mưa thì hai mái xuôi xuống. Nếu là mùa nắng nóng bức, ta căng một mái lên thì lều sẽ thoáng mát.

Khi may loại lều này, chúng ta vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa tiện dùng và cũng phù hợp với nhu cầu của chúng ta. Chúng ta chọn loại vải không thấm nước. Màu sắc thì nhạt và sáng để không hấp thụ sức nóng của mặt trời. Ở giữa nón, chúng ta nên dằn thêm một lằn dây dù dẹp. Các góc và đầu dây trên lều chúng ta hay đắp thêm vải hay da để tăng sức chịu đựng của lều.

Về kích thước thì tùy theo nhu cầu của chúng ta là: lều dành cho bao nhiêu người. Dưới đây là kích thước lều dành cho từ 6 đến 8 người: loại này kích thước tương ứng với cột lều 1,60m.

Ghi chú: Hai bên hông lều, nên có hai tấm riềm chắn gấp vào trong được, để chống mưa hắt và côn trùng.

Nếu có điều kiện, ta nên may những tấm chắn tam giác ở 2 đầu lều dùng cho ban đêm và mùa mưa.


VỊ TRÍ DỰNG LỀU:

- Cắm lều ở nơi đất trống, có bóng cây che nắng buổi chiều.

- Chọn nơi đất bằng phẳng, không có đá lởm chởm, không có rễ cây lớn, không có bụi cây hay cỏ gai, dọn sạch sẽ và lượm bớt sỏi đá.

- Tránh hướng gió thốc vào lều.

- Không dựng lều sát tàn cây cao, rất nguy hiểm khi mưa gió.

- Không dựng lều dưới lòng suối cạn, nước lũ về sẽ trở tay không kịp.

- Khoảng cách các lều đủ gần để dễ điều hành nhưng phải đủ xa để các Đội độc lập.

Để dựng một cái lều cho nhanh và đúng quy cách, các bạn phải được huấn luyện mọi thao tác cho đồng bộ. Phải biết nhiệm vụ của mình là làm gì trong đội hình dựng lều.

Đội hình dựng lều thay đổi từ 2 đến 8 người, nên các bạn phải được huấn luyện thuần thục để khi thực hành khỏi lúng túng.

* Với đội hình 8 người:

- Hai trại sinh cầm hai cột lều, đặt vào vị trí 1 và 2 trên nóc lều. Cột cứng bằng nút quai chèo. Giữ cho cột thẳng. Nóc lều quay đúng hướng quy định.

- Hai trại sinh khác, đang đứng ở vị trí A1 và A2, đóng hai cọc để căng nóc lều. Hai cọc này đóng cách chân cột lều 1m60 (tương ứng với chiều cao của lều). Kéo thật căng dây lều và cột bằng nút quai chèo (hay nút căng lều, nút một vòng hai khóa),...

- Bốn trại sinh đang đứng ở 4 vị trí B1, B2, B3, B4 cùng một lúc kéo bốn góc lều ra, đóng cọc và cột bằng nút căng lều (tendeur) (hoặc nút quai chèo hay một vòng 2 khóa). Phải kéo góc 45* cho mái chèo thật căng.

- Bốn trại sinh đứng ở vị trí 1, 2, A1, A2 rời vị trí đến các đầu dây C đóng cọc và cột vào.

Lưu ý:

- Các cọc phải đóng 45* nghiêng ra phía ngoài.

- Các cọc B và C thẳng hàng với nhau tạo thành một hình chữ nhật tưởng tượng chung quanh lều.

- Hai cột lều 1, 2 và hai cọc căng dây lèo A1 và A2 cùng nằm trên một đường thẳng.

- Các cọc B1, B2, B3, B4 cắt góc lều thành hai phần, mỗi phần 45*.

- Tiêu chuẩn đặt ra là dựng mỗi cái lều không quá 5 phút.

* Đội hình hai người:

Với 2 trại sinh X và Y ta lần lượt thao thác:

- X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1.

- Y đóng cọc A1 và kéo dây lèo buộc vào.

- Y lần lượt đóng các cọc B1 và B3 kéo dây buộc vào.

- X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2.

- Y đóng cọc A2 và kéo dây buộc vào.

- Y lần lượt đóng các cọc góc B2 và B4 kéo dây buộc vào.

- X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều.

Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng cái lều trong vòng 10 phút.

* TIÊU CHUẨN CỦA MỘT CÁI LỀU:

- Thao tác nhanh chóng.

- Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn.

- Buộc đúng nút dây.

- Cân đối, đẹp mắt.

- Có rãnh thoát nước.

---------------------------------------------------------------------------------------------------
* CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT:
Để hoàn thành một cái lều nhanh chóng và dễ dàng, chúng ta phải có một số dụng cụ và vật liệu cần thiết, tương xứng với kích cỡ lều đang sử dụng.

Dây: thường thì lều may sẵn lúc nào cũng có đủ bộ dây, lèo,... nếu không chúng ta phải mang theo. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: dây dù đẹp, dây dù tròn, dây thừng nylon,... tuyệt đối không dùng dây kẽm hoặc dây loại nhỏ khó nhìn thấy vì trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích.

Cọc: Tùy theo thế đất cứng hay mềm mà ta sử dụng cọc ngắn hay dài, bằng hợp kim có bán trên thị trường hay bằng tre, gỗ, sắt théo tự chế,... Dễ dàng nhất là sử dụng một khúc tre tầm vông chẻ đôi, chuốt bớt hai cạnh, vạt nhọn một đầu là có một bộ cọc tốt


Gậy (cột lều): Phải tương xứng với kích cỡ lều để không hở chân lều lên vì gậy cao quá hoặc phải kéo mái bẹt ra (rất dễ bị đọng nước và dột) vì gậy thấp quá. Thường thì chúng ta sử dụng gậy 1m60 cho lều đội.

Dùi cui (vồ): đây là một vật dụng mà cái trại sinh ít lưu ý nhất và cũng hay quên mang theo nhất. Nhưng nếu muốn dựng một cái lều nhanh mà thiếu dùi cui, hoặc chỉ có một cái rồi chuyền tay hết người này đến người khác thì khó mà hoàn thành nhanh được.
Dùi cui có thể làm bằng gốc tầm vông hoặc những thanh gỗ nặng, đẻo cán cho vừa tay cầm.

Ngoài ra chúng ta còn sử dụng cuốc, xẻng hay cuốc chim để đào rảnh thoát nước.

---------------------------------------------------------------------------------------------------
* MƯƠNG THOÁT NƯỚC:
Khi đã dựng lều xong, chúng ta phải đào mương thoát nước ngay, và xin đừng làm cho có mà phải đào thành một con mương đàng hoàng, sâu khoảng 10cm, rộng 20cm. Tâm của con mương ngay dưới mép lều (chỗ giọt nước nhỏ xuống). Bao nhiêu đất đào lên, nên đắp thành một con đê chắn phía bên lều.

Mương và đê nên đào và đắp thật thẳng để tăng thêm phần thẩm mỹ của lều (nếu dựng một cái lều cân xứng, đẹp đẽ mà đào một con mương vòng vèo mấp mô thì trông chẳng giống ai).

Nếu đất bằng phẳng thì chúng ta phải đào mương đủ bốn phía của lều và ít nhất là một mương tháo, dẫn nước ra xa lều. Cuối mương tháo là một hố chứa nước.
Nếu đất dốc, chỉ cần đào 3 phía của lều. Phía trên dốc đào hơi sâu hơn, phía hai bên hông thì đào dài ra khỏi lều một tí.

Đừng bao giờ thấy trời đang nắng mà không đào mương, vì nếu trời đổ mưa bất ngờ (nhất là về đêm) thì không thể nào trở tay kịp.

* GẤP LỀU:

Cũng giống như khi dựng lều, khi gấp lều chúng ta cũng phải thao tác theo thứ tự để được nhanh chóng và gọn gàng.
- Dọn sạch sẽ đồ đạc trong lều và chung quanh.
- Tháo dây và nhổ hết cọc hai bên hông lều (không nhổ hai cọc ở hai đầu lều).
- Đóng cửa lều (nếu lều có cửa).
- Chập hai mái lều lại và cho nghiêng về một bên.
- Tháo dây lèo và nhổ hai cọc đầu lên.
- Xếp hai của lều vào giữa, gấp các riềm vào trong.
- Xếp gọn lại sao cho vừa túi đựng lều (nếu có).
- Dùng dây bó chặt lều lại.

-Lưu ý:
Đừng gấp lều khi còn ướt. Nếu tình thế bắt buộc thì về nhà phải đem phơi lại. Nếu không sẽ dậy mùi, ẩm mục và tiêu luôn. Khi đem cất, nên nới lỏng dây buộc lều.


Sưu tầm từ nhiều nguồn.



Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
30/07/2010 22:07 # 3
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
Phản hồi: Kỹ thuật cắm trại


 lửa trại 


I. NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA LỬA TRẠI: 
- Lửa là nguồn sống của con người, giúp con người thoát khỏi đời sống nguyên sơ. Từ cuộc sống săn bắt, hái lượm, con người đã biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng chin thức ăn, tránh thú dữ và hợp quần “bầy” sau những lúc chiến thắng, săn bắn thú rừng. Nhờ đó, lửa là sản vật thiêng liêng vừa là khởi điểm cho những sinh hoạt văn hóa của công đồng người sơ khai. 
- Ngọn lửa bừng sáng… bóng tối và cái lạnh đáng sợ lùi dần, đám dã thú sợ hãi và con người trở nên khổng lồ trước chúng. Ngọn lửa bùng lên… ngạc nhiên trong cái nhìn linh thiêng cho con người ý nghĩa hãy đến với nhau, giúp sức và chia sẽ những khó nhọc, tương trợ và xây đấp tinh thần cho mỗi khó khăn. Rồi từ đó đời sống tập quần thêm ý nghĩa, họ muốn nói, muốn haut cho nhau nghe, họ muốn múa,muốn nhảy để cảm tạ thiên nhiên cũng như biểu thị sự chiến thắng gian khổ trước thiên nhiên. Cũng từ đó, ngọn lửa đã trở thành sản vật thiêng liêng. 
- Ngày nay, tuy văn minh nhưng mỗi khi trở về đời sống thiên nhiên, khi chiều xuống, bóng tối lan dần thì mọi người cũng đều đón chờ ánh lửa và sự kỳ diệu của nó. Trong các kỳ trại, lửa trại đã trở thành một sinh hoạt không thể thiếu được. Để trại sinh được kết vui thân ái sau moat ngày trại bằng lời ca, điệu múa hân hoan. Để trại sinh thắt chặt vòng tay trao nhau niềm cảm mến và khắc ghi những kỷ niệm khó quên của một kỳ trại. 
- Để vui thân ái sau một ngày trại bằng lời ca, tiếng hát, bằng nhiều điệu múa hân hoan trong giọng nói, tiếng cười hồn nhiên, sản khoái. 
- Để kết đoàn trong vòng tay thắt chặt để tạo cho nhau niềm cảm mến và khắc lại những kỷ niệm không phai. 
- Để truyền đi lòng cao thượng và đọng lại trong mỗi trái tim lòng nhân ái. 
- Để những cây lá, tiếng sóng vỗ bờ và những ngôi sao trên cao gửi lại từng người những suy nghĩ. 
* Tóm lại: 
Lửa trại là sự tổng hợp của 3 yếu tố: Lửa, khung cảnh và người tham dự, do đó có những yêu cầu mà các bạn cần lưu ý: 
1. Lửa trại phải diễn ra ở giữa trời, tránh nơi đông đúc, nơi có nhiều người qua lại để giữa mọi thành viên luôn có sự thân mật, tự do biểu lộ khả năng hoặc tỏ bày ý kiến. 
2. Lửa trại là phần quà đặt biệt dành cho những ai cùng sống nhiều ngày trong một tập thể giữa thiên nhiên. Vì sau những nổ lực tay chân và những bận rộn, mỗi người ai củng thiết tha cảnh quay quần, đoàn tụ. Ai cũng muốn thật hồn nhiên và giản dị quanh ánh lửa. Vì những liên hệ mật thiết giữa các thành viên là yếu tố mang đến ý nghĩa cho lửa trại. 
3. Lửa trại không phải là văn nghệ sân khấu. Những sinh hoạt ca, múa, kịch... không nhằm để biểu diễn mà để tạo nụ cười và kết chặt dây thân ái. 
4. Người tổ chức hay hướng dẫn nội dung lửa trại cần tôn trọng đặc trưng của từng tập thể và khung cảnh. Đừng làm điều gì không ăn nhịp vì như vậy sẽ đánh mất sự thích thú, bổ ích của lửa trại. 
Bây giờ mời các bạn cùng tìm hiểu sâu hơn về những hình thức cũng như những kỹ thuật phục vụ sinh hoạt lửa trại.
II. CÁC LOẠI LỬA TRẠI: 
Có nhiều hình thức lửa trại. Tùy theo mục đích mà khai thác tính riêng biệt của từng hình thức: 
1. Lửa vui: 
- Tại các tiểu trại trước đêm có lửa trại chính thức của toàn trại. 
- Lửa vui được các nhóm hay tiểu trại đốt lên và cùng quay quần sau một ngày hoạt động. 
- Nội dung: Với những nội dung nhẹ nhàng, thân ái, lửa vui giúp mọi người trở nên thân thuộc, tin tưởng lẫn nhau. Những kinh nghiệm trong ngày được trao đổi cũng như những dự tính cho hôm sau được thống nhất. 

2. Lửa kết thân: 
Được tổ chức giúp các đội xa lạ có dịp quen biết nhau. Nội dung tùy thuộc và mở rộng theo cảm hứng. Tuy nhiên không kéo dài quá một tiếng đồng hồ. Dạng lửa này thường được tổ chức vào đêm đầu trong những trại huấn luyện. Vì nó dễ giành sự cảm thông, cởi mở, tìm hiểu và thống nhất tâm lý.
3. Lửa trại khai mạc: 
Được tổ chức trong hoàn cảnh trại tập trung vào buổi chiều và vừa hoàn tất công việc ổn định đất trại. Cần chuẩn bị cho lửa trại này vừa diễn ra long trọng, vừa đạt được mục đích và lợi ích của nó, thắp sáng niềm tin và thúc giục mọi cố gắng trong những ngày trại kế tiếp. Cần tạo được nhọn lửa sáng đều và liên tục.
4. Lửa trại chính thức – lửa trại kết thúc một kỳ trại: 
Với lửa trại này, chúng ta phải chuẩn bị chương trình nội dung cho thật kỹ và báo trước các yêu cầu để mọi thành viên chuẩn bị. Có thể là những tiết mục đồng ca, hợp xướng, tốp ca, múa, kịch ngắn hoặc hội thi hóa trang qua những vai của một vở kịch.
5. Lửa trại truyền thống: 
Được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện lịch sử cụ thể. Ý nghĩa của sự kiện, tình cảm lịch sử, niềm tự hào và ý niệm tiếp bước, ban phụ trách lửa trại chuẩn bị chu đáo nhằm tránh mọi khuyết điểm dù nhỏ và khai thác tối đa hiệu quả của những hình thức nghệ thuật, những bài ca, điệu múa phù hợp với nội dung, những lời tâm tình ngắn gọn và truyền cảm. Ban phụ trách lửa trại có thể giao các đề tài nhỏ về các đội nhằm tạo dựng sức ảnh hưởng ngay từ bên trong của mỗi thành viên.
6. Lửa trại mạn đàm: 
Là lửa trại vui nhưng có chuẩn bị một đề tài trước để mạn đàm. Hướng dẫn buổi sinh hoạt lửa trại này, bạn cần khuyến khích mọi người làm sao cho càng nhiều người nói lên suy nghĩ của riêng mình nthì càng tốt và cần nhạy cảm quyết định thời điểm kết thúc. 
Dạng lửa trại này còn được tổ chức trước khi diễn ra lễ kết nạp một thành viên nào đó mới vào tổ chức. 
7. Lửa tỉnh tâm: 
Lửa trại này danh riêng cho các đối tượng đã hoạt động nhiều năm. Nó không đòi hỏi quản lửa, quản trò hoặc những nghi thức mở đầu hay kết thúc như lệ thường, không đòi hỏi sự huyên náo sôi nổi hoặc những lời rào đón. Những người cùng dự hiệp nhất làm một như ánh lửa. Đến với nhau cùng nói lên những ước nguyện, những suy nghĩ chân thành và giản dị. 
Có thể nói lửa tinh tâm là một phương tiện giáo dục tâm và trí. Những kết quả đạt được lại cho chinh ý thức của những người tham dự quyết định. Dó đó không nên gượng ép hay vội vã thực hiện khi các điều kiện chưa thỏa. 
Tóm lại, tuy có những hình thức lửa trại khác nhau, nhưng tất cả đều có một yêu cầu duy nhất, đó là nội dung và đề tài trong buổi lửa trại. Các bạn cần ghi nhớ yêu cầu và cần suy nghĩ thật nhiều để sáng tạo và khám phá cái đẹp, cái hấp dẫn thiêng liêng của ngọn lửa, để đừng dội vào nó sự nhàm chán, sự lố bịch rẻ tiền vì thiếu chuẩn bị. 


III. QUI TRÌNH LỬA TRẠI 


1. Phần chuẩn bị: 
- Địa điểm sinh hoạt, địa điểm phóng lửa. 
- Nội dung hay chủ đề của lửa trại (lửa vui, lửa kết thân, lửa truyền thống hay lửa trại chính thức). 
- Nội dung tham gia sinh hoạt lửa trại của các đơn vị (phải nắm chắc). 
- Chuẩn bị là tập dợt cho đội nhảy lửa có thể chọn bài hát lửa trại vui của Nguyễn Văn Hiên. 
- Quy định hình thức hóa trang của đội nhảy lửa. 
- Chuẩn bị lời mở lửa và tàn lửa. 
- Qui định quản trò, quản ca, quản lửa. 
- Chuẩn bị: Củi, dầu, dụng cụ phóng lửa. 
- Chương trình lửa trại phải được soạn trước ít nhất là 1 ngày. Nhưng hình thức lẫn nội dung của chương trình cần được giữ kín để tạo sự ngạc nhiên, lý thú... không ai biết sẽ khai mạc lửa trại với hình thức nào (ngoại trừ những người được phân công). Các đội hình sẽ trình bày những tiết ,ục gì, hoạt cảnh hóa trang ra sao... 
- Sửa soạn đốt lửa trại, củi lửa, lối đến vòng lửa của các đội, các phương tiện tạo lửa màu, bông lửa. 
- Chuẩn bị các trò chơi mới, băng reo, bài hát sinh hoạt mới để tạo không khí trong lửa trại là trách nhiệm quan trọng của 3 nhân vật: quản trò, quản lửa, quản ca. 
- Vai trò của quản trò: Là linh hồn của đêm lửa trại, nó bắt buột bạn phải chuẩn bị vai trò của mình thật kỹ. Bạn cần luôn sinh động, có óc hài hước và xử trí linh hoạt các công việc trong đêm lửa trại... nói chung là lúc sôi nổi cũng như khi tàn lửa, bạn luôn biết hành động phù hợp và biết kích thích mọi thành viên tham gia chương trình. 
Nếu bãn là quản trò thật sự của đêm lửa trại bạn sẽ cùng quản ca, quản lửa để trở thành một sợi dây thân ái nối kết toàn vòng tròn. 
- Vai trò của quản ca: Đặc tính của quản ca là hay hát chứ không cần hát hay. Bạn ấy biết tất cả các bài hát sinh hoạt được các thành viên tham dự lửa trại yêu thích và biết bắt nhịp chiếm lĩnh khi cần thiết. 
Nếu bạn là người mới của tập thể bạn cần tìm hiểu những bài ca, điệu múa tập thể mà tập thể đó đã biết để không lạc lỏng khi bắt lời. 
Nghệ thuật quản ca là đáp ứng những bài hát phù hợp với tiết mục đang trình diễn để đẩy mạnh cao trào hay gọi về sự êm dịu cần thiết, để cả vòng tròn không cảm thấy lúng túng ở những khoảng dừng. Biết cọn những bài ca ngắn, dài phù hợp và biết ngừng khi quản trò cần. Nếu là sân khấu thì quản ca là dàn nhạc phụ họa cho các tiết mục hay kéo màn. 
- Vai trò của quản lửa: Là người làm cho ngọn lửa bùng lên khi khai mạc và tối thiểu 10 đến 15 phút cho lửa cháy mà không cần ra sửa hoặc dựng thêm củi (vì lúc này là lúc thủ tục khai mạc lửa). Do đó, người quản lửa phải biết kỹ thuật chất củi cho lửa cháy đều, kể cả đặc tính của cây và số lưyợng củi cần xếp để đoán được thời gian lửa cháy hết.] 
Khi cần thiết thì xuất hiện để khơi hay hãm bớt ngọn lửa hoặc điều khiển tạo lửa màu hay bông lửa, còn nếu không thì nên hạn chế ra vòng lửa. 
* Ghi chú: Nếu vòng lửa khá lớn, số lượng quá đông thì chúng ta phải cần nhiều quản trò, quản ca, quản lửa phụ tá để hỗ trợ cho đêm lửa trại thành công. 

2. Địa điểm nơi tổ chức lửa trại: 
a. Địa điểm: 
- Địa điểm phải rộng, thóng, tránh những tàn cây tấp phía trên, lửa sẽ làm khô cây hay cháy, gây nên phiền phức cho tổ chức. Lửa trại được đốt ở điểm quy tụ được mọi tầm nhìn ở các lều. 
- Chứa đủ số lượng trại viên của trại. 
- Khu vực được dọn sạch đá, sỏi lớn hoặc các ổ côn trùng nhỏ đề tránh tai nạn cho trại sinh hay làm dơ quần áo. 
- Nếu là đất xi măng hay đường nhựa thì phải xin phép trước. Để bề mặt của sân không bị nứt./ Bạn tìm cát to, trãi đầy tối thiểu 2 tấc, sau đó đặt tấm thiết lên để giảm nhiệt, đồng thời chuẩn bị những xô nước, để lâu lâu xối nhẹ vào nhằm giảm sức nóng. 
b. Nơi tổ chức: 
Chọn khoảng sân cho tầm nhìn. Thuận lợi, có gốc tối để các diễn viên ra vào và chếch về hướng gió để tránh khói. 

3. Tiến trình đêm sinh hoạt lửa trại: 
* Củi được xếp sẵn, bộ phận phụ trách lỹ thuật phóng lửa chuẩn bị sẵn sàng. 
- Quản ca xuất hiện tại sân lửa trại, dùng tiếng vọng mời gọi các đơn vị tham gia. Các đơn vị đáp lại bằng những băng reo, rồng rắn xuất hiện và cùng sinh hoạt vòng tròn để tạo không khí vui ban đầu. 
- Đọc lời mở lửa và gọi lửa. 
- Khi lửa xuất hiện, toàn bộ vòng tròn đều làm 1 băng reo vui hoặc haut bài haut: Lửa trại vui của Nguyễn Văn Hiên. Đồng thời đội nhảy lửasẽ xuất hiện. Các trại sinh (không name trong đội nhảy lửa) cùng tham gia nhảy kết thúc bài nhảy lửa. Trại trưởng xuất hiện khai mạc lửa trại (ngắn gọn, xúc tích, truyền cảm) và trao quyền điều hành cho quản trò. 
- Quản trò xuất hiện bất ngờ vàtheo lời mời gọi của vòng tròn rồi điều khiển chương trình sinh hoạt lửa trại. 
- Khi nhận ra cuộc vui đã kết thúc, bạn mời tất cả mọi người khép vòng, ngồi quanh đóng lửa vàhát những bài trầm hùng. 
- Anh hay chị trại trưởng sẽ nói đôi điều nhắn nhủ và chúc cho tình thân ái luôn ngự trị trong an hem. Sau đó, tất cả cùng hát bài ca tàn lửa và chia tay trở vềlều trong im lặng. 
- Bộ phận chuẩn bị dập tắt lửa thật kỹ để tránh cháy, nhất là ở trong rừng, đồng cỏ. 

* Mở đầu buổi lửa trại: 
- Tùy theo loại hình lửa trại mà cấu tạo chương trình, truy nhiên chúng ta có thể thực hành theo quy trình sau: Xin được giới thiệu với các bạn một ví dụ: 
a. Gọi lửa: 
Bằng những băng reo để cuốn hút sinh hoạt sôi động của tất cả các thành viên và tiếp theo với các bài hát. Người gọi lửa: “Hỡi những người can đảm của núi rừng cùng về đây mừng lửa”. Các đội cùng đáp: “A...” kéo dài và chạy đến theo lối đi đã thống nhất, tạo thành một vòngtròn khép kín. 
b. Nhảy lửa: 
Mọi người cùng múa theo bài “Nhảy lửa” mà đa số thành viên đã biết. 
c. Lời kai mạc lửa trại: 
Khi ngọn lửa đã bùng sáng, vòng tròn im lặng tuyệt đối. Anh, chị trại trưởng sẽ phát biểu khai mạc lửa trại. Lời phát biều cần ngắn gọn, nhưng tạo được sức truyền cảm nêu cao tinh thần của chủ đề hoạt động trại. Sau đó, trại trưởng sẽ giới thiệu quản trò, quản ca, quản lửa (từ đó chương trình lửa trại do quản trò điều động). 

4. Chương trình lửa trại: 
Phần này quan trọng nhất của cả buổi đêm lửa trại. Đó là kết quả của nghệ thuật sáng tạo và tinh thần hợp tác.Xin gửi đến các bạn một số gợi ý thực hành như sau: 
Tìm mọi cách để đạt mục đích hoặc đề tài đã định cho buổi lửa trại. Vì thếcần chú ý đến ý thích, sự hiểu biết, trình độ học vấn của người tham dự, kể cả những đặc điểm phong tục tập quán của địa phương. 
Quản trò đừng nên bắt buột mọi người luôn phải đứng lên, ngồi xuống,hô reo mà nên giản dị, khéo léo, tạo nhịp điệu hấp dẫn cho cuộc họp, chiếm khắp không gian và khoảng đất của vòng họp bằng sự thông minh và tao nhã. Người quản trò phải duyệt chương trình của các đội, nhóm để làm chủ thời gian và quyết định đội nhóm nào sẽ trình diễn trước, sau. Thông thường các tiết mục hấp dẫn được xếp ở phần mở đầu và kết thúc. 
Kịch ở lửa trại không là kịch trên sân khấu, kịch lửa trại bộc lộ ý nghĩa nhưmột tinh thần chung của người tham dự và tìm được sự thông cảm nơi người xem cũng như từ chính giá trị đó. Kịch ở lửa trại thường giản lược, ít lời đoiố thoại nhưng rất phong phú động tác diễn cảm. Người diễn và người xem đôi lúc có cả những giao tiếp trực tiếp. 
Câu chyện sinh hoạt ở lửatrại là một sinh hoạt quan trọng ở lửa trại. Với một câu chuyện hay một đoạn văn được sáng tác hoặc được chọn lọc từ sách báo, trong một mục đặc sắc. Dĩ nhiên, loại hình này đòi hỏi nơi bạn một sự tự tin và khả năng diễn đạt tài nghệ... nhưng mong bạn hãy cứ bắt đầu. 
Nhảy múa reo hát: Những loại này nội dung rất phong phú nhưng không phải hiếm khi bạn bỗng nhiên quên, không biết cần xướng lên bài hát nào. Để tránh không bị rơi vào hoàn cảnh tương tự,bạn nên tự soạn một tập ghi các bài hát, điệu múa, băng reo... và thưởng mở ra xem lại trước giờ khai mạc lửa trại. 
Hình dáng: Người quản trò bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghỉnh, duyên dáng cũng tạo sự thu hút, chú ý của vòng tròn. 

5. Tàn lửa: 
Nếu lửa trại được khởi đầu trong không khí reo vang bằng âm thanh và sự tưng bừng của mọi tâm hồn, thì lửa trại cần được kết lại trong sự luyến tiếc và trào dâng nhưng cảm xúc cao cả. 
Khi nhận ra rằng cuộc chơi đã kết thúc, bạn hãy mời tất cả mọi người tiến vào gần, ngồi vòng quanh khép kín vòng lửa và cùng cất lên những bài hát trầm hùng. Có thể trước đó, bạn hãy yêu cầu mọi người chuẩn bị sẵn một cây nến nhỏ. Và giờ đây chúng lung linh truyền đi thắp sáng cả vòng tròn. Trong im lặng thì mọi sự đùa giỡn, nghịch phá dù chỉ trong giâ phút này thì thật vô duyên. 
Anh, chị trại trưởng sẽ nói đôi điều nhắn nhủ và chúc cho tình thân ái luôn ngự trị trong anh em. Sau đó, tất cả cùng hát bài ca tàn lửa và chia tay trở về trong im lặng. 
Bạn ơi! Xin đừng vỗ tay hoặc hô giải tán lúc này. 

6. Lưu ý: 
- Quản trò là người duy nhất được tự do trong vòng tròn lửa trại (nên tránh mặt khi các đơn vị trình diễn). 
- Quản lửa coi lửa khi nào cần cháy bùng hay pha màu. 
- Bạn nào muốn cho tiếng reo hay bài hát đều bào cho quản trò biết trước, sau đó mới được vào vòng tròn, tránh tình trạng vô tổ chức,gây rối trong lửa trại. 
- Bài hát và trò chơi phải được mọi người đều biết nhưng không nên dài dòng gây nhàm chán cho lửa trại. 
- Kể cả quản lửa cũng phải tránh vòng lửa để khỏi gây phiền cho các đơn vị trình diễn.


IV. CÁC DẠNG KHAI MẠC LỬA TRẠI: 
Có nhiều hình thức khai mạc lửa trại và việc này cũng tùy thuộc thời tiết, chất lượng củi (khô, ướt, lớn, nhỏ). Có khi phải đốt lửa trước khi tập họp toàn trại, có khi ngược lại. 
1. Dùng đuốc châm lửa. 
2. Rước đuốc châm lửatruyền thống.Trong các trại họp mặt truyền thống. 
3. Xây dựnghoạt cảnh. 
Thần bóng Tối và thần ánh sáng: 
- Thần bóng tối: Mặc đồ đen, khoe khoan khoắc lác, chốnglại thần ánh sáng,tìm cách dập tắt nguồn sáng, nhưng cuối cùng rồi cũng phải bị thua và thần ánh sáng làm làm chủ đêm lửa trại. 
- Thần ánh sáng: Đem ánh sáng tới và xua đuổi thần bóng tối, đem yêu thương, vui tươi cho mọi người. 
4. Dùng hình thức hỏa tiễn bay hay chuột lửa: 
Căng dây từ trên cao xuống đóng lửa. Trên dây kẽm có buột chuột lửa, tất cả im lặng ngồi vào chỗ và từtrêncao có tiếng hát vui của thần lửa,quản lửa điều khiển nghi lễcầu thần lửa ban cho ánh sáng, rèo đột nhiên con chuột lửa theođà dốc chạy xuống đóng lửa. Có thể dùng một con chuột lửa từ một gốc nào đó có dây thun buộc để dùng lực đàn hồi bắn lên mồi cháy con ở trên. 
5. Dùng dây điện và dây “Maso” để dưới đóng lửa, khi quản trò điều khiển cho mọi người chú ý cầu thần lửa mthì người ngoài đóng cầu dao điện,lửa sẽ tự cháy lên trong sự ngạc nhiên của nhiều người. 

V. CÁCH XẾP CỦI LỬA TRẠI: 
Có nhiều cách xếp củi để đốt lửa trại như: kiểu hìh nón,kiểu tứ diện, kiểu hình lục lăng... 
1. Hình nón: Xếp củi chụm đầu trên, dưới chân mở ra hình vòng tròn, độn củi nhỏ hay bùi nhùi bên trong, củi lớn bên ngoài. 
2. Hình tứ diện: Là kiểu xếp một hình nón bên trong, giữa bằng củi nhỏ và khô. Bên ngoài xếp thành hình vuông, hai củi ngang, hai củi dọc chồng lên nhau, cao dần lên che khuất chóp hính nón. 
3. Hình lục lăng: Như hình tứ diện nhưng bên ngoài là lục lăng. 

VI. CÁC PHƯƠNG TIỆN – DỤNG CỤ CHUẨN BĨ CHO LỬA TRẠI: 
1. Cách làm chuột: 
a. Chuẩn bị: Dây thun, vải tẩm dầu, lon sửa bò, dây kẽm 
b. Cách làm: 
- Căng dây kẽm từ đóng lửa đến thân cây hoặc chỗ cao và có độ dốc vừa phải. 
- Treo lon sữa bò (đã quấn vải tẩm dầu) vào dây kẽm bằng 3 cái móc. 
- Căng dây thun theo dây kẽm (nếu chuột chạy từ dưới lên). 
- Một đoạn kẽm ở đầu lon, tạo khoảng cách, tránh cho dây thun không bị cháy. Con chuột lửa được giữ ổn định trên thân dây kẽm bởi loại dây nilon (khi lửa bén, dây bị đốt cháy và đứt rời rất nhanh). 
* Chú ý: Khi châm lửa, phải châm ngay con chuột. Nếu không sẽ bị đứt dây nilon, chuột bay khi lửa chưa kịp cháy hoặc sẽ đứt dây thun, chuột cháy nhưng không chạy (có thể không dùng dây thun nếu độ dốc xuống cao). 

2. Làm đuốc: 
- Dùng vải quấn quanh cây (buộc dây kẽm). 
- Dùng lon sữa bò được đóng lên một cây gậy, trong đổ cát, lúc sắp đốt, đổ dầu hôi cho uớt cát, độn thêm vải làm tim đèn để đốt cháy. 
- Dùng ống tre, chẻ đầu thành 6 đến 8 phần đều nhau, dăt95 lon sửa bò vào và dùng dây kẽm cột lại. Cách này dầu không đổ ra ngoài như cách một. 

3. Cách tạo màu cho lửa: 
- Làm lửa rực cháy: Ném vào lửa từng nắm rơm khô hay giấy cắt nhỏ. 
- Lửa đỏ: Ném vào ít hột muối, than nghiển nhuyễn. 
- Lửa vàng: Ném vào nắm muối bọt. 
- Lửa xanh: Giấy bạc trắng. 
- Lửa tóc lửa ngọn: Ném muối hột to. 
- Lửa nổ: Ném hột nhãn khô, cắt ống lồ ô bịt kín. 
- Lửa khói: Ném một số lá tươi vào. 

4. Tiếng động hậu trường: 
- Sấm sét: 
+ Lấy tấm tole mỏng treo lên, rồi dùng tay hoặc cột dây vào dưới tấm tole mà rung. 
+ Dùng trống lớn mà đánh thì giống hơn. 
- Mưa: 
+ Lấy chổi tre quét lên giấy báo. 
+ Cho sạn lên mặt trống rồi sàng. 
+ Mưa đá: Cho những hòn sạn nhỏ lên mặt kiếng. 
+ Xe lửa: Kê cao tấm tole rồi lấy chổi chà đập lên. 
+ Chim kêu: Cho nước vào một cài chén rồi kê ống vào mà thổi. 
+ Suối chảy: Dùng nilon trắng, hai người hai đầu hai bên sân khấu rung lên cho nilon dao động. 
- Hóa trang: 
+ Mắt: Thoa màu lơ quanh mắt, dùng viết chì than đen kẻ mắt. 
+ Với phụ nữ,vẽ lông mi, còn lông mày rõ và nhỏ: 
• Lông mày chau vào nhau làm cho dữ tợn. 
• Tròn và cao lộ vẻ sung sướng. 
+ Môi: Môi trên chấm hai điểm son, hơi đậm rộng. 
+ Mũi: Thoa son quanh lỗ mũi, kẽ màu trắng trên sống mũi giúp co mũi cao. 
+ Nét nhăn: Vẽ rõ những đường nhăn trên tràn. 
+ Râu giả: Dùng râu bắp, tóc... 
+ Sứt răng: 
• Những răng gãy ta tô đen. 
• Răng vàng dùng giấy bạc màu vàng. 
• Răng trắng dùng vỏ cam lật bên trong gắn vào. 
+ Mập mạp: Tô hồng dậm gò má. 

* Tóm lại: 
- Lửa trại phải phù hợp với chủ đề cần định hướng giáo dục cho trại sinh. Tùy theo loại lửa mà thiết kế chương trình cho phù hợp. 
- Thông báo các nội dung cần chuẩn bị cho các đội tập dợt trứơc và phải được quản trò xem xét trứoc khi trình diễn. 
- Phân công quản trò, quản lửa, quản ca, nhóm tổ chức phải hội ý và thống nhất chương trình chi tiết, soạn thành kịch bàn cho lửa trại. 
- Đêm lửa trại thành công tốt đẹp cần có sự chuẩn bị tốt của các đội và trại sinmh. Đây là buổi sinh hoạt trao đổi chân tình, vui tươi, gắn bó đồng đội , không phải là đêm biểu diễn văn nghệ cho nên tạo ra một hoạt động sôi động, sâu lắng với sự tham gia đầy đủ và đến hết đêm lửa trại đối với tất cả trại sinh. 
- Cần chuẩn bị kỹ lưỡng nghi thức và kịch bản khai mạc lửa, tránh trường hợp hóa trang thần lửa, thần bóng tối mà nội dung diễn ra hởi hợt, chọc cười mọi người. 
- Quản trò cần xen kẻ các tiết mục với trò chơi động tĩnh, cần tạo ra một không khí cân bằng lúc sôi động, lúc sâu lắng, lúc vui tươi, phấn khởi, lúc suy nghĩ, lặng im. 
- Khi chấm dứt chương trình, chuyển sang phút tàn lửa, nếu ngọn lửa còn quá mạnh, quản lửa dủng nước để hạn chế ngọn lửa, gíp cho mọi người có thể ngồi gần nhau quanh đống lửa (lửa còn cháy lớn, làm nóng mọi người giây phút tàn lửa không đạt hiệu quả). 

Kinh nghiệm: 
Trong một cuộc cắm trại (có ở lại đêm) sẽ không trọn vẹn nếu thiếu lửa trại. Nhưng đây cũng là một hoạt động dễ bị hiểu lầm và lạm dụng nhiều nhất trong sinh hoạt. 
Hy nn nhớ rằng: lửa trại khơng phải l một buổi trình diễn văn nghệ cho trại sinh có dịp giải trí sau một ngày hoạt động, hay để giúp vui cho dân chúng trong vùng, hoặc để phô diễn tài nghệ cá nhân... mà chúng ta phải lưu ý đến tính chất giáo dục và mục đích rèn luyện của lửa trại. Lửa trại không dành cho các tài tử hay diễn viên chuyên nghiệp mà dùng cho các trại sinh. Ở đây, họ được giao lưu kết bạn, xây dựng tình đồng đội, thân hữu... được cùng vui chơi, ca hát, nhảy múa, đóng kịch... giúp các em phát triển năng khiếu nghệ thuật, lịng tự tin, mạnh dạn, óc quan sát, trí tưởng tượng... Ngoài ra, lửa trại cịn để lại trong tâm hồn trại sinh những dấu ấn sâu sắc, khó quên, nhất là những buổi lửa tĩnh tâm, lửa dặm đường. 
Lửa trại phải diễn ra ở khung cảnh thiên nhiên thoáng đng, trnh những khu vực đông đúc nhiều người qua lại, để bầu không khí được thân mật, ấm cúng, các trại sinh dễ dàng biểu lộ khả năng hay mạnh .........



Một số bài hát: ĐÊM LỬA TRẠI 

1/ LỬA TRẠI ĐÊM NAY 
Lửa trại đêm nay lung linh soi sáng bao gương mặt tươi sáng. Lửa trại đêm nay xôn xao chia ấm bao tâm hồn nồng nàn. Lửa trại đêm nay không soi cho những ai đem lòng u tối. Lửa trại đêm nay lan ra thiêu đốt bao u mê đời thường. 
Ngồi lại bên nhau anh em ta hát lên cho đời tươi thắm. Ngồi lại bên nhau anh em, ta đốt thêm cho lửa bập bùng. Để rồi mai khi xa nhau ta có thêm hơi lửa nung nấu. Để rồi mai khi chia tay ta có thêm ánh lửa đêm nay. 

2/ VUI ÁNH LỬA HỒNG 
Lửa cháy cháy lên ươm nồng biết bao hy vọng. Lửa cháy cháy lên rộn ràng ánh lửa hồng reo. Lửa bập bùng tí tách tí tách. Lửa hừng hực cháy sáng cháy sáng. Lửa vui cùng ta 
Lửa cháy cháy lên vỗ tay vỗ tay cho đều. Cùng hát hát lên vang lừng tiếng ca tuổi xuân. Lửa bập bùng tí tách tí tách. Lửa hừng hực cháy sáng cháy sáng. Lửa vui cùng ta 

3/ LỬA HỒNG 1 
Lửa hồng đã cháy anh em ơi chúng ta về đây nào. Lửa hồng bừng lên trong tim ta vẫn còn ghi nhớ. Lửa hồng thiêng ơi trong đêm nay chiếu soi này con người nụ cười trên môi mang yêu thương với lòng thiết tha. 
Lửa hồng đêm nay anh em ta hát vang rộn chân trời. Để rồi mai sau trong tim ta vẫn còn ghi nhớ. Lửa hồng thiêng ơi trong đêm nay chiếu soi từng tâm hồn lửa hồng trong ta mang yêu thương xin gìn giữ luôn. 

4/ LỬA HỒNG 2 
Anh em ta đan kết lại vòng tròn và đêm nay đây ta thắp lên ngọn lửa. Ta ca vang bên ánh lửa rực hồng vì cuộc đời này là sức sống dâng trào. 
Bao sao kia đang sáng trên bầu trời thì anh em ta như ánh sao ngời sáng. Thương yêu nhau ta xây dựng tình người để ngọn lửa hồng luôn cháy mãi trong tim. 

5/ QUANH LỬA HỒNG 
Cùng nắm tay nhau ta quây quanh lửa hồng. Lửa cháy trong tim anh em chúng ta về đây. Đêm nay trời rực sáng đứng bên nhau lửa hồng soi bước ta đi. Lửa thiêng bập bùng, lửa thiêng rực cháy như lòng ta. Vì Tổ quốc anh em ta họp lửa hồng đêm nay. 

6/ TÀN LỬA 
Đêm đã dần dần buông xuống chúng ta ngồi quây quần quanh lửa hồng soi sáng (hey). 
Đêm đã dần dần buông xuống chúng ta ngồi quây quần quanh lửa hồng soi lòng (Prú). 

7/ LỬA TÀN 
Huỳnh Toàn 
Tình thương sáng lên khi đêm dần phủ kín, lòng ta khắc sâu trong tim. Tình thương sáng lên khi đêm dần tàn. ta chúc cho nhau. Ánh sáng đêm nay sẽ không còn. Để ngày hôm nay ta chia cách đôi đường. Ánh sáng đêm nay sẽ lưu truyền. Để ngày mai tay xiết tay tình thân ái. 

8/ GỌI LỬA 
Ta đốt to cho bùng lên sáng, đốt to cho bùng lên sáng, đốt to cho bùng lên sáng lên 
Mau các anh em ơi cùng nhau đến, các anh em đều nhanh chóng bước mau mau lên các anh chờ ta. 

9/ NHẢY LỬA 
Anh em ta mau cố chất cây khô vào đây đốt chung. Đêm khuya nghe tiếng tí tách cây khô nổ vang giữa rừng. Dang tay nhau đứng vòng quanh lửa hồng trong khói xanh trong đêm bốc cao. Cùng nắm tay vang lừng ta chúc lửa thêm sáng tươi xua tan bóng đêm. Anh em ta vui đùa ca hát. Hát cho đời vui vui thật vui. 
Anh em ơi ta hãy lắng tai nghe ngàn muôn tiếng vang. Trong đêm khuya trong ánh khói điểm tô rừng cây rõ ràng. Lên cho cao, ngất bùng cao sáng bùng, bùng bùng cao ngất cao bung cao sáng, bùng to nữa lên cao to nữa lên. Lên cho cao, càng cao cao vút, bốc lên nào cao cao thật cao. 
Anh em ơi ta hãy lắng tai nghe ngàn muôn tiếng vang. Trong đêm khuya trong ánh khói điểm tô rừng cây rõ ràng. Lên cho cao ngất bùng cao sáng bùng, to nữa lên bùng, bùng ngất cao – Bùng bùng cao ngất bùng cao sáng bùng to nữa lên cao to nữa lên. lên cho cao càng cao cao vút. Bốc lên nào cao cao thật cao. 

10/ ĐỐT LỬA 
Huỳnh Toàn 
Đêm nay ta về bên nhau cùng đốt lên một ngọn lửa hồng. Anh em quây quần bên nhau đoàn ta quyết chung một lòng. Ngọn lửa hồng bừng lên hôm nay. Lửa hừng hực từ trong con tim. Giục ta đi tới dù đường còn nhiều chông gai. 

11/ TÌNH LỬA 
Huỳnh Toàn 
Anh em ơi ! Nhảy quanh lửa hồng, cùng (vui) bên nhau hòa chung tiếng hát, cùng (vui) bên nhau hòa chung tiếng cười. Lửa hừng hực cháy, theo ngàn lời ca. Lửa hừng hực cháy, vui cùng đoàn ta la la la là la lá lá. la la la là la lá là. 

12/ MANG LỬA VỀ TIM 
Màn đêm buông rơi theo ánh lửa dần tàn. Tình anh em ta theo ánh lửa tràn lan. Tim ta đây còn khắc ghi bao nhiêu mối tình mặn nồng lửa đêm nay tàn, nhưng lửa tim còn cháy âm thầm ngàn đời. Biệt ly muôn phương ta nguyện đem lửa thiêng rải rác khắp phương, mong mai sau ngọn lửa thương cháy lên đốt lòng mọi người 


Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

Hyo_Bin đã cho bài viết: điểm vì bài viết có ích
 
Các thành viên đã Thank anhtaicit vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024