Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/08/2022 23:08 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 109/190 (57%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1819
Được cảm ơn: 6
10 Cái Kết Ấn Tượng Cho Bài Thuyết Trình Thành Công


Xin chào tất cả mọi người!

1. Hình ảnh, video clip ấn tượng
Trong buổi nói chuyện về việc làm sao để kiểm soát thương hiệu một cách hiệu quả, giám đốc tiếp thị Tim Leberecht của một công ty nổi tiếng về thiết kế và kiến trúc đã đưa ra hình ảnh nàng Mona Lisa và nói vào những giây cuối cùng: “Nụ cười giống như một cánh cửa. Nếu chúng ta không cởi mở, công ty sẽ thất bại. Vậy nên hãy mỉm cười và chấp nhận mọi khả năng xảy ra để thành công hơn”.
Tiến sỹ Michio Kaku – nhà lý thuyết vật lý đã kết luận rằng: Não bộ dành phần lớn thể tích để xử lý hình ảnh. Chúng ta cần tận dụng chúng như một công cụ để giao tiếp bằng cách kết thúc cùng những hình ảnh, video clip có nội dung phù hợp và hướng tới mục tiêu bài nói.
2. Sử dụng câu kêu gọi hành động
Thay vì trình bày tóm tắt lại toàn bộ nội dung, chúng ta có thể sử dụng những câu nói ngắn gọn và dễ nhớ, mang tính chất tuyên ngôn, thể hiện mục tiêu của doanh nghiệp hoặc kêu gọi hành động để tạo một kết thúc ấn tượng. Chẳng hạn câu: “Cùng tham gia ‘VITA – Sức khỏe vàng" ngay hôm nay để “Quẳng gánh âu lo, an nhiên vui sống!”
3. Đưa ra nghịch lý
Nghịch lý sẽ đem lại sự thú vị bất ngờ cho bài thuyết trình
Trong một bài phát biểu tại Tuần lễ doanh nhân toàn cầu, nhà đầu tư mạo hiểm Kevin O’Leary nói về việc vạch ra kế hoạch để trở thành một doanh nhân thành công ở Mỹ. Thế nhưng vào lúc kết thúc, ông lại chia sẻ một điều hoàn toàn trái ngược với những gì đã nói ban đầu: “Các bạn ạ, có rất nhiều công ty kiếm được hàng tỷ đô la ngay từ khi thành lập nhờ đầu tư bên ngoài Bắc Mỹ. Vậy nên ngay sau đây hãy lên máy bay và tới Brazil đi nhé”.
Đó cũng là một cách ấn tượng khiến cho người nghe phải chú ý tới giây phút cuối cùng của bài phát biểu mà chúng ta có thể học hỏi!
4. Cảm ơn những người đã giúp đỡ
Khiêm tốn và biết ơn sẽ làm nên thành công. Việc gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ trong suốt quá trình làm việc và xây dựng bài thuyết trình sẽ thể hiện một sự chuyên nghiệp và gây ấn tượng tốt trong việc tạo dựng mối quan hệ.
5. Trích dẫn một câu nói nổi tiếng
Câu nói từ người nổi tiếng luôn có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ!
Bạn có thể kết thúc bài diễn thuyết của mình với câu nói bất hủ từ những doanh nhân nổi tiếng, miễn sao chúng ăn khớp với nội dung bài nói và thực sự mới mẻ để không gây nhàm chán. Ví dụ như:
Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền
Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1
                                                                             -Tỷ phú Warren Buffet
Rủi ro lớn nhất là không dám chấp nhận bất cứ rủi ro nào
                                                                         -CEO Facebook -Mark Zuckerberg

Hãy trở thành người thật xuất sắc để không ai có thể làm ngơ bạn
  -Marc Andreessen từ thung lũng Sillicon

Hãy cứ say mê và đừng tìm kiếm quá nhiều lời khuyên cho những gì mình định làm
-Michael Dell – nhà sáng lập Dell Technology

Hãy luôn khao khát, hãy sống dại khờ.
-Steve Jobs – CEO quá cố của Apple
6. Chiến thuật “Một điều nữa”
Steve Jobs – nhà diễn thuyết tài tình bậc nhất thế giới luôn kết thúc bài nói của mình bằng cách lôi kéo sự chú ý của khán giả quay trở lại với “một điều nữa” (one more thing), “một điều cuối cùng” (one last thing). Điều này cũng giống như việc bày món tráng miệng bí mật lên bàn sau khi đã kết thúc bữa tối vậy. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng món ăn đưa ra phải thật ngon để người nghe đủ kiên nhẫn thưởng thức hết nhé!
7. Sử dụng một chiếc đồng hồ
Nhà quản lý tiếp thị và quảng cáo Dietmar Dahmen thường phát biểu cùng với một chiếc đồng hồ đang chạy. Điều đó giống như sự nhắc nhở về tầm quan trọng của thời gian. Hãy ngừng việc chờ đợi và bắt tay ngay vào hành động cụ thể để không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào.
8. Kết thúc bằng đoạn mở đầu
Đây là một cái kết thường gặp, gợi nhắc về những gì chúng ta đã nói ban đầu. Nếu như mở đầu bài thuyết trình là một câu chuyện, thì ở 30 giây cuối bạn cần kể cho khán giả nghe cái kết. Hoặc bạn cũng có thể khẳng định lại những luận điểm đã đưa ra ban đầu và củng cố niềm tin của người nghe cho những nội dung đó.
9. Một câu hỏi gợi mở nhiều ý tưởng hay
Câu hỏi gợi mở ý tưởng sẽ khiến người nghe ghi nhớ sâu hơn
Tiến sỹ Dorothy Leeds giải thích: “Bản năng của não bộ là tiếp nhận thông tin nhưng lại thiếu đi sự phân tích và tính chủ động. Việc đặt ra những câu hỏi góp phần kích thích hoạt động của não bộ. Khán giả suy nghĩ câu trả lời và sẽ ghi nhớ về những gì bạn nói ngay cả khi đã kết thúc buổi diễn thuyết”. Vì vậy, kết thúc bằng một câu hỏi hoặc một câu hỏi ngỏ là mẹo để thu hút sự chú ý. Các câu hỏi dạng này có thể kể đến như: “Nếu là bạn, bạn có nghĩ là mình sẽ đủ khả năng làm được việc đó hay không?”, “Bạn sẽ làm gì để giải quyết mớ rắc rối này?”..
10. Thể hiện sự khiêm tốn và tinh thần học hỏi
Thái độ khiêm nhường luôn luôn được ủng hộ. Thay vì khẳng định chắc chắn rằng những điều mình nói là đúng, hãy học siêu mẫu Cameron Russell khi kết thúc bài nói tại TED như sau: “Tôi hy vọng mọi người đều cảm thấy thoải mái và công nhận rằng việc xây dựng hình ảnh của bản thân là yếu tố quyết định thành bại trong bất cứ công việc nào”.
Một bài thuyết trình hoàn hảo 100% chính là đích đến cho sự chuyên nghiệp. Vậy nên hãy sử dụng linh hoạt những cách kết thúc trên sao cho thật phù hợp và ấn tượng nhất bạn nhé!



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024