Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/10/2013 16:10 # 1
vu_nongnoi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 3/10 (30%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 23/03/2013
Bài gởi: 3
Được cảm ơn: 0
Câu 4 BTVN


Dạ thưa thầy, thầy có thể hướng dẫn cụ thể hơn về phần thiết kế liên kết dầm phụ vào dầm chính.Biết dầm phụ liên kết với dầm chính bằng bulong thường thông qua bản mã được hàn vào bản bụng của dầm phụ. E cảm ơn thầy.




 
18/11/2013 21:11 # 2
hieupv
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 62/100 (62%)
Kĩ năng: 37/40 (92%)
Ngày gia nhập: 17/09/2012
Bài gởi: 512
Được cảm ơn: 97
Phản hồi: Câu 4 BTVN


Phần này mình đã giải thích chi tiết trên lớp, tuy nhiên để phục vụ cho quá trình thi kết thúc học phần sắp tới các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu theo các định hướng sau:

- Mối liên kết giữa dầm phụ vào bản bụng của dầm chính là liên kết bằng mặt thông qua bản mã, đường hàn và bulong

- Bản mã được hàn vào bản bụng dầm chính thông qua 2 đường hàn góc, sơ bộ chọn trước chiều dày bản mã bằng chiều dày bản bụng dầm chính (tbm = tw); Chọn trước chiều cao các đường hàn góc này. Đường hàn góc chịu phản lực tại gối tựa của dầm phụ (chính bằng lực cắt lớn nhất tại gối của dầm phụ) từ đó tính ra được chiều dài đường hàn yêu cầu (Lwyc). Lấy chiều cao của bản mã bằng Lwyc + 1 cm;

- Bản bụng của dầm phụ liên kết vào bản mã thông qua các bulong chịu lực trượt. Chọn loại bulong, đường kính và cấp độ bền của bulong và tính toán số lượng bulong. Ở đây bulong chịu lực lệch tâm nhưng để đơn giản xem như bỏ qua phần momen do lệch tâm để thiết kế. Bố trí bu lông trong mối liên kết và tính bề rộng bản mã.

 



svdtu.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024