Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/02/2024 21:02 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 204/400 (51%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8004
Được cảm ơn: 2114
4 vật dụng trong nhà bạn gần gũi mỗi ngày lại bẩn gấp nghìn lần bồn cầu, biết sớm để không “rước” bệnh vào người


Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng phòng tắm, nhà vệ sinh là khu vực bẩn nhất trong nhà, đặc biệt là bồn cầu. Trên thực tế, vẫn có một số vật dụng bạn dùng mỗi ngày lại bẩn hơn cả bồn cầu.

 
 

Trung bình 1 inch vuông bồn cầu chứa khoảng 50 loại vi khuẩn khác nhau, con số này thấp hơn so với một số vật dụng khác trong nhà, nhất là với những người thường xuyên lau chùi bồn cầu mỗi ngày. Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh như mụn trứng cá, nhiễm trùng da, viêm nang lông, nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, bệnh tay chân miệng,... vậy nên giữ sạch không gian sống là điều vô cùng quan trọng.

4 vật dụng trong nhà bạn gần gũi mỗi ngày lại bẩn gấp nghìn lần bồn cầu, biết sớm để không “rước” bệnh vào người- Ảnh 1.

Dưới đây là những vật chứa nhiều vi khuẩn hơn bồn cầu mà có thể ít ai biết:

Những tấm thảm

 

Các nghiên cứu cho thấy có tới 200.000 vi khuẩn trên mỗi inch vuông của thảm, gấp hơn 4.000 lần so với bồn cầu. Bụi bẩn, vi trùng từ đường phố từ giày và quần áo, cơ thể của bạn khiến các tấm thảm trong gia đình chứa đầy vi khuẩn nếu không đem giặt và phơi khô thường xuyên. Trên thực tế, da chết của người cũng là “thức ăn” yêu thích của vi khuẩn.

4 vật dụng trong nhà bạn gần gũi mỗi ngày lại bẩn gấp nghìn lần bồn cầu, biết sớm để không “rước” bệnh vào người- Ảnh 2.

Miếng bọt rửa bát

 

Theo Tiến sĩ Charles Gerba, giáo sư vi trùng học tại Đại học Arizona (Mỹ), miếng bọt biển rửa bát hàng ngày chứa khoảng 10 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông. “Những thứ chứa nhiều vi khuẩn nhất luôn ở trong nhà bếp. Số một là miếng bọt biển rửa bát chứa đầy vi khuẩn E. coli, 15% trong số những miếng bọt trong các nghiên cứu còn chứa vi khuẩn Salmonella gây tiêu chảy. Chúng quá ẩm ướt và chứa đầy thức ăn cho vi khuẩn”, tiến sĩ Gerba cho biết.

 

Điện thoại di động

 

Theo một số nghiên cứu được thực hiện, mỗi lần áp điện thoại lên tai, bạn đang cọ xát vi khuẩn vào mặt. Đó là bởi mọi người chưa có thói quen vệ sinh điện thoại của mình. Nghiên cứu năm 2012 của Tiến sĩ Charles Gerba cho thấy điện thoại chứa lượng vi khuẩn gấp 10 lần hầu hết các bồn cầu.

Tiến sĩ Erica Shenoy, trợ lý bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), nói với tờ Newsweek: “Không sách giáo khoa y khoa nào nói về điều này, nhưng tôi khuyên bạn đừng sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh, hãy rửa tay thật sạch tay với xà phòng và nước, lau khô rồi mới tiếp tục dùng điện thoại để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ ở thiết bị này.

 

Vỏ gối, vỏ ga

 

Theo báo cáo được công ty AmeriSleep phối hợp Viện Spencer công bố tháng 6/2023, một chiếc vỏ gối chưa giặt có thể chứa hàng triệu vi khuẩn chỉ sau 1 tuần, gấp khoảng 17.000 lần so với một chiếc bồn cầu thông thường. Không chỉ vỏ gối, vỏ ga cũng lưu trữ đến 5 triệu vi khuẩn chỉ sau 1 tuần, gấp gần 25.000 lần so với tay nắm cửa phòng tắm.

Cứ thêm một tuần không giặt là lượng vi khuẩn trên ga trải giường và vỏ gối đều tăng. Sau khoảng 1 tháng, vỏ gối có tới 12 triệu vi khuẩn và con số này ở vỏ ga là gần 11 triệu.

4 vật dụng trong nhà bạn gần gũi mỗi ngày lại bẩn gấp nghìn lần bồn cầu, biết sớm để không “rước” bệnh vào người- Ảnh 3.

Các nhà khoa học đã tìm thấy cả vi khuẩn có hại và vô hại trong thí nghiệm này. Chủng loại phổ biến nhất là khuẩn que gram âm, được CDC Mỹ cảnh báo gây ra nhiễm trùng và tình trạng kháng kháng sinh. Trực khuẩn Bacilli, "thủ phạm" đằng sau các vụ ngộ độc thực phẩm, cũng được tìm thấy.

Các chất gây dị ứng, nấm và da chết là một trong những thành phần đáng lo ngại mà bạn không muốn tiếp xúc vào ban đêm. Chúng có thể thu hút mạt bụi, loài bọ có kích thước nhỏ, sống trong bụi nhà ăn các tế bào da bị bong tróc của con người. Mạt bụi sẽ khiến tình trạng dị ứng và hen suyễn của bạn trầm trọng hơn, gây phát ban, kích ứng da.

Ryan Lupberger, CEO và đồng sáng lập của thương hiệu làm sạch bền vững Cleancult (Mỹ) khuyên bạn nên giặt ga và vỏ gối ở nhiệt độ cao. "Ở nhiệt độ 60 độ, mạt bụi sẽ bị tiêu diệt", Lupberger nói. Ngoài ra, lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên giặt khoảng 2 tuần/lần với ga giường, 1-2 lần/tuần với vỏ gối và sử dụng bột giặt dạng lỏng, dịu nhẹ.

Theo NYPost, Newsweek

 
 
 
 

Theo Kim Linh

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024