Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/04/2023 18:04 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 199/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7999
Được cảm ơn: 2114
Vì sao người hay than “sẽ nghỉ việc” bám trụ nhiều năm, người im lặng lại rời đi trong phút chốc


Trên thực tế, có rất nhiều người ngày nào cũng tự nói sẽ nghỉ việc lại trụ vững hơn bất kỳ ai. Họ vẫn chấp nhận những điểm chưa hoàn hảo của công ty, của cấp trên… để tiếp tục cống hiến.

 

Trong công việc, cần rất nhiều yếu tố để chúng ta có thể gắn bó. Nếu chỉ cảm thấy không phù hợp với môi trường, mức lương không đủ để đáp ứng, công việc quá áp lực hay khó khăn… chúng ta cũng sớm tìm 1 “bến đỗ” mới.

Mỗi chúng ta lại có tính cách khác nhau nên việc tỏ thái độ không đồng tình với công ty cũng khác hẳn nhau. Có những người khi chán chường công ty sẽ thể hiện rõ bằng cử chỉ, lời nói, hành động nhưng cũng không ít người luôn bình tĩnh, giữ thái độ nhẹ nhàng.

Vậy tại sao những người thường xuyên khẳng định họ sẽ nghỉ việc lại không thấy “nhảy việc”, còn người chẳng nói năng gì lại đột nhiên xin nghỉ?

Đối với nhiều người, phàn nàn là 1 cách để họ giải tỏa cảm xúc. Khi gặp những chuyện không đúng ý, họ thường kể lể, kêu than với người khác chứ không giấu trong lòng.

Kể cả khi chán công việc, họ cũng sẽ kể lể cho người thân, bạn bè, thậm chí là đồng nghiệp về những bất cập họ nhận thấy. Điều này giúp họ dễ chịu hơn, được tiếp thêm động lực để duy trì công việc.

Khi phàn nàn về công việc, bản thân những người này luôn mong muốn sẽ được đối phương thấu hiểu, cảm thông và động viên. Đôi khi chỉ cần có người để chia sẻ, tâm sự, họ cũng cảm thấy dễ chịu hơn nhiều và nhìn vào những điều tích cực ở nơi làm việc để tiếp tục.

Vì sao người hay than 'sẽ nghỉ việc' lại bám trụ lâu năm, người im lặng lại rời đi nhanh chóng - Ảnh 1.

Khi có người phàn nàn về những bất cập của công ty và than phiền sẽ nghỉ việc, có thể công ty cũng sẽ xem xét vấn đề này. Đặc biệt, khi có 1 nhóm người cùng quan điểm với nhau và lên tiếng, chắc chắn ban lãnh đạo công ty sẽ phải tự nhìn nhận lại.

Trong thâm tâm những người than phiền về điểm trừ của công ty cũng mong ban lãnh đạo sẽ thay đổi, cải thiện những hạn chế đang hiện hữu. Họ không ngại thể hiện quan điểm cá nhân của mình, nhìn nhận về công ty và mong muốn công ty thay đổi. Chưa chắc họ đã có ý định nghỉ việc nhưng phàn nàn giúp giải tỏa cảm xúc tiêu cực, mong muốn cấp trên thay đổi.

Miễn là các nhà quản lý có thể lắng nghe và giải quyết các khiếu nại của họ một cách kịp thời, sự gắn kết nhóm và hiệu quả công việc có thể sẽ được cải thiện, họ cũng không có ý định “dứt áo ra đi”. Đó là lý do những người lúc nào mở miệng ra cũng nói sẽ nghỉ việc nhưng lại là người trụ vững nhất công ty.

Ngược lại, những người có ý định rời đi thực sự sẽ hiếm khi thể hiện thái độ hay lời nói gì. Họ sẽ im lặng cho tới lúc thông báo nghỉ việc và giữ thái độ kiên định, quyết đoán, không còn mong cầu điều gì. 

Bản chất những người này có thể đã không vừa ý với công ty từ lâu. Họ âm thầm chờ xem tình trạng ấy có thể khắc phục được không nhưng lại không có kết quả gì. Họ có thể rời đi vì văn hóa công ty không phù hợp với các giá trị bản thân mong cầu hoặc không thể tìm thấy nhiều cơ hội phát triển tại công ty hiện tại. 

Vì sao người hay than 'sẽ nghỉ việc' lại bám trụ lâu năm, người im lặng lại rời đi nhanh chóng - Ảnh 2.

Bất kể là vì lý do gì, họ sẽ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm và tìm kiếm một nền tảng phát triển tốt hơn trước khi ra đi. Khi “dứt áo ra đi”, họ luôn điềm tĩnh và đàng hoàng, bày tỏ lòng biết ơn đối với công ty và lãnh đạo chứ không thể hiện sự đối kháng.

Nhìn chung, không có môi trường nào là hoàn hảo. Chúng ta cần phải nhìn nhận vào những điểm tích cực của công ty, xem xét những hạn chế, nếu có thể chấp nhận thì hãy gắn bó. Và điều quan trọng nhất, dù có tiếp tục làm việc trong công ty hay không bạn cũng cần giữ thái độ hòa nhã, cư xử lịch sự với mọi người.

Theo Baidu

Huyền Giang

Theo Trí thức trẻ

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024