Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/03/2023 18:03 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
ÔN THI CỰC HIỆU QUẢ VỚI ACTIVE RECALL & SPACED REPETITION


Có thể rất nhiều bạn bạn nghe đến hai phương pháp Active Recall và Spaced Repetition rồi, nhưng việc cụ thể hóa nó vào quá trình ôn thi chưa được nhiều người chia sẻ. Dưới đây là những kinh nghiệm của chị trong việc áp dụng hai phương pháp này vào quá trình học ôn thi. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân nhé.

1. Active recall và Spaced Repetiton là gì ?

*Active Recall.

Đây là phương pháp gợi nhớ chủ động , hiểu đơn giản là sự chủ động kích thích trí nhớ tìm lại một thông tin nào đó mà không dựa vào sự trợ giúp của các gợi ý. Phương pháp đòi hỏi người học tự tạo môi trường chủ động để bộ não gọi nhắc lại kiến thức đã có .

*Spaced Repetition

Một phương pháp nổi tiếng được nhiều bạn trẻ biết đến, đó chính là việc lặp lại ngắt quãng. Việc tạo ra các khoảng thời gian giữa các buổi học sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức nhiều hơn khi chúng ta học nhồi nhét một lần và không ôn tập lại. Mục đích của phương pháp này giúp chúng ta ôn lại kiến thức ngay khi nó đi vào giai đoạn lãng quên

2. Cách áp dụng Active recall và Spaced Repetiton trong việc ôn thi.

Dưới đây đều là kinh nghiệm cá nhân của chị, các em có thể tham khảo nhé!

Đầu tiên, chúng ta cần xác định thời gian thi và bắt đầu lên lịch ôn tập từ 1-2 tháng trước đó, tránh việc chỉ còn vài ngày mới ôn tập thì sẽ không hiệu quả đâu.

Đối với các môn mang tính chất lý thuyết và học thuật nhiều, mình nên áp dụng phương pháp Active Recall để ôn tập cho hiệu quả. Chị thấy nhiều bạn chỉ dùng cách học truyền thống như chép tay hay nhẩm thuộc thì kiến thức vào não chúng ta một cách rất bị động, vì vậy đến ngày thi sẽ mau quên. Một tips mà chị hay dùng đó là tự đặt các câu hỏi cho bản thân và trả lời. Mỗi một bài học, chị sẽ tổng kết các ý chính rồi từ đó đoán ra các câu hỏi có khả năng ra trong bài thi nhất. Việc các em tự đặt câu hỏi sẽ bắt não bộ mình gợi nhớ những kiến thức liên quan để trả lời câu hỏi. Một cách kết hợp tối ưu hơn, cách em nên chia lịch trả lời câu hỏi theo Spaced Repetition để đảm bảo kiến thức nhớ lâu hơn.

VD: Môn lịch sử sau khi các em tổng hợp nội dung sẽ cho được một list tầm 20 câu hỏi. Chị sẽ chia lịch như sau:

- Tuần 1: Trả lời câu hỏi 1-10

- Tuần 2: Trả lời câu hỏi 11-20

- Tuần 3: Ôn lại tất cả các câu hỏi

Sau khi ôn lại toàn bộ câu hỏi, các em chia câu hỏi thành 3 dang:

Dạng 1: Khó nhớ nhất, chỉ nhớ <25%

Dạng 2: Nắm được ý chính , <75%

Dạng 3: Hoàn toàn có thể trả lời chính xác, > 75%

Mỗi dạng các em lập bảng chi tiết ôn tập theo ngày, việc này được thực hiện vào khoảng 2 tuần gần thi nhất. Những câu hỏi ở dạng 1 sẽ có thời gian ôn tập nhiều hơn nhưng vẫn theo phương pháp Spaced Repetition. Ôn lại đến khi tất cả các câu hỏi đều trở thành dạng 3 là okay.

Một số lưu ý, tùy mỗi người sẽ có cách ghi nhớ khác nhau, nên phương pháp Active Recall có rất nhiều loại nhỏ, các em có thể tìm hiểu thêm trên mạng. Một số cách chị có thể liệt kê như :dùng mindmap cho sự kiện lịch sử, nội dung văn học ; Dùng flashcard cho các mốc lịch sử, những định nghĩa ngắn và dễ hiểu, có thể liên kết với một hình ảnh cho dễ nhớ, ...

Chị biết có một số bạn gặp khá nhiều khó khăn trong việc ôn tập nên muốn làm bài viết này để có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập cùng các em. Mỗi bạn sẽ có những cách học khác nhau và chị mong bài viết sẽ giúp các em một phần nào đó. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tinh thần cố gắng và nỗ lực các em nhé! Cố lên nào

Nguồn tham khảo: The Present Writer + Duy Thanh Nguyen




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024