Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/01/2023 23:01 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 51/240 (21%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2811
Được cảm ơn: 16
Nhịn xì hơi quá lâu gây hại cho hệ tiêu hóa


Nhịn xì hơi quá lâu và trong thời gian dài có thể gây ra hệ lụy về sức khỏe, khiến đầy hơi, chướng bụng, thậm chí dẫn đến bệnh viêm túi thừa.

BS.CK I Hoàng Đình Thành, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, nếu một lượng khí (gas) đã vận chuyển ra gần đến ống trực tràng, hậu môn thì cần được đào thải ra ngoài. Các động tác có chủ đích như nhíu cơ hậu môn để nhịn, động tác này còn phối hợp các cơ ở vùng chậu vô tình tác động lên các búi trĩ gây nặng thêm hoặc dễ xuất hiện bệnh trĩ. Nhịn xì hơi còn làm ứ trệ sự luân chuyển của phân và khí ở ruột phía trước đó, dẫn đến đầy bụng khó chịu, làm tăng các tác động có hại của hệ tiêu hóa và cả tim mạch.

Nhịn xì hơi lâu có thể gây bệnh viêm túi thừa với biểu hiện đau bụng, đầy hơi. Ảnh: Freepik

Nhịn xì hơi lâu có thể gây bệnh viêm túi thừa với biểu hiện đau bụng, đầy hơi. Ảnh: Freepik

Bác sĩ Thành cho biết thêm, nhịn xì hơi nhiều còn có nguy cơ gây bệnh viêm túi thừa. Bệnh khiến các túi nhỏ bị viêm nhiễm, các mô xung quanh túi thừa sưng phù nề, thường xuất hiện ở phần dưới ruột già. Đa số bệnh nhân bị viêm túi thừa không có triệu chứng, chỉ khoảng 20% có một số triệu chứng như đau bụng nhiều kèm sốt (khi túi thừa bị thủng); chướng bụng, đầy hơi; buồn nôn và ói mửa; táo bón hoặc tiêu chảy; đi cầu máu (khi túi thừa bị xuất huyết); tiểu ra phân... Bệnh nhân viêm túi thừa có thể được điều trị với kháng sinh. Trường hợp nặng (gây viêm phúc mạc, áp xe dẫn lưu không hiệu quả, hẹp đại tràng hoặc rò...) cần phẫu thuật để giải quyết ổ nhiễm trùng.

Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài còn tạo ra áp lực lớn, khiến cơ thể khó chịu. Khí tích tụ lại ở đường ruột làm căng cơ bụng. Một lượng khí sẽ bị tái hấp thụ vào hệ tuần hoàn và thoát ra theo hơi thở khiến hơi thở có mùi hôi. Thậm chí một số trường hợp còn gây cơn đau tim.

Theo bác sĩ Thành, ở mỗi người, phản ứng sản sinh khí từ việc vi khuẩn phân hủy thức ăn sẽ khác nhau. Do đó, nếu muốn hạn chế mùi hôi, bạn cũng nên xem xét việc cắt giảm lượng thức ăn chứa các hợp chất sulfuric có trong các loại đậu, atiso, sản phẩm sữa, khoai lang, các loại hạt, đậu nành...

Chất liệu tạo khí nhiều nhất thường đến từ các loại đường như fructose (có trong thực vật như hành, ngô, lúa mì, quả lê), lactose (tạo vị ngọt trong sữa, có trong thực phẩm, người sẵn có hàm lượng thấp enzyme phân hủy lactose); raffinose (đậu, súp lơ, bắp cải, măng tây, một số loại rau củ); sorbitol (loại đường khó tiêu dùng để tạo ngọt nhân tạo như kẹo, kẹo gôm, soda không đường...).

Mỗi ngày, cơ thể có thể xì hơi khoảng 20 lần với lượng khí xả ra từ 0,5-1,5 lít theo nhiều cách khác nhau như ợ hơi, xì hơi... Nếu tình trạng xì hơi trong ngày vượt quá bình thường, bạn nên xem xét lượng thức ăn thu nạp (có thể chứa nhiều dinh dưỡng, carbohydrate phức tạp) hoặc xì hơi nhiều đi kèm các biểu hiện nghiêm trọng như tiêu chảy, giảm cân ngoài ý muốn, đau bụng, chảy máu hoặc nôn mửa... thì nên thăm khám.

Hoàng Trang




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024