Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/09/2022 19:09 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 201/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8001
Được cảm ơn: 2114
Merchandise là gì? Làm gì để trở thành một Merchandiser giỏi?


Nếu bạn đang gõ từ Merchandise là gì thì có thể bạn chưa biết, merchandise là tên gọi của một nghề. Tại Việt Nam, nghề này đặc biệt phổ biến và giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực may mặc.

 

Merchandise là gì?

 

Trong Tiếng Anh, merchandise được dùng để chỉ hoạt động buôn bán hay nói rõ hơn là chỉ tất cả các hoạt động hỗ trợ cho việc bán lẻ sản phẩm. Mặt khác, merchandise cũng được dùng để chỉ một chức danh nghề nghiệp và vị trí này thường xuất hiện ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại.

 

Nói dễ hiểu thì công việc của Merchandiser là quản lý và theo dõi đơn hàng. Tuy không trực triếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng bộ phận Merchandise được xem như chiếc cầu nối gắn kết các xưởng sản xuất, kinh doanh với khách hàng vì họ là những người nắm giữ vai trò trọng yếu trong việc điều phối các hoạt động xuyên suốt quá trình tạo ra sản phẩm trước khi chúng đến tay người tiêu dùng. 

 

Tại nước ta, thuật ngữ merchandise được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp may mặc – một lĩnh vực đang ngày càng phát triển tại Việt Nam. Do đó, vị trí merchandise cũng được xem trọng hơn bao giờ hết. Có thể khẳng định rằng merchandise chính là ngành nghề đầy hứa hẹn trên thị trường lao động hiện nay.

 

“Merchandise là mọi thứ bạn làm để quảng bá và bán sản phẩm của mình cho khách hàng lẻ”

 

Tầm quan trọng của merchandise trong ngành công nghiệp may mặc

 

Như đã biết, một sản phẩm may mặc được tạo nên đòi hỏi phải trải qua rất nhiều quy trình và khâu sản xuất. Để quy trình ấy diễn ra thật suôn sẻ, doanh nghiệp cần một bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nguyên liệu từ khâu nhập hàng đến khi thành phẩm. Và đương nhiên, bộ phận đảm trách công việc này chính là merchandise.

 

Trong một dây chuyền sản xuất với nhiều công đoạn phức tạp, việc mắc lỗi là điều gần như không thể tránh khỏi. Một khi phát sinh sự cố sẽ khiến cả dây chuyền sản xuất bị gián đoạn. Vì lẽ đó, merchandiser sẽ chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình, tính toán logic và đưa ra kế hoạch tối ưu nhất để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong từng giai đoạn sản xuất.

 

Công việc chính của Merchandiser là gì?

 

Đọc đến đây chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc, vậy công việc merchandise là gì? Ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem cuộc sống của một merchandiser sẽ xoay quanh những công việc gì nhé!

 

·      Tiếp nhận và chuẩn bị các đơn hàng để đảm bảo doanh số bán hàng đạt KPI đề ra;

·      Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược bán hàng và cách thức cung ứng hàng hóa ra thị trường luôn được tối ưu;

·      Tổng hợp và phân tích các số liệu liên quan đến hoạt động bán hàng, các số liệu trong quá trình cung ứng bán hàng cũng như những ý kiến, phản hồi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp;

·      Phối hợp với đơn vị cung cấp và nhà phân phối hàng hóa để đảm bảo hàng hóa được phân phối theo đúng nhu cầu;

·      Liên tục theo dõi và cập nhật tình hình tài chính trong quá trình bán hàng, đồng thời quản lý vấn đề tài chính liên quan đến hoạt động bán hàng;

·      Đề xuất chiến lược phát triển và mở rộng độ nhận diện thương hiệu;

·      Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác và khách.

 

Những kỹ năng cần có để trở thành một Merchandiser giỏi

 

Những kỹ năng cần có để thành công trong merchandise là gì nghề? Những đòi hỏi dành cho nhân sự trong lĩnh vực này không ít nhưng có thể gói gọn lại trong 5 yêu cầu sau:

 

Có kinh nghiệm vận hành và am hiểu về sản phẩm

 

Để trở thành một nhân viên merchandise sáng giá, bạn cần có kinh nghiệm trong việc vận hành và quản lý đội nhóm, đặc biệt cần có những am hiểu nhất định về dây chuyền sản xuất công nghiệp nói chung và các sản phẩm cũng như nguyên liệu may mặc nói riêng. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ tốt và thành thạo tin học văn phòng là những kỹ năng sẽ mang đến cho bạn nhiều điểm cộng hơn khi ứng tuyển.

 

Kỹ năng giao tiếp tốt

 

Mỗi ngày, một nhân viên merchandise sẽ phải làm việc với rất nhiều khách hàng, nhà cung cấp, xưởng sản xuất, cửa hàng,… do đó kỹ năng giao tiếp là yêu cầu cần thiết để bạn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một merchandise. Bên cạnh đó, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết cũng là một yếu tố quan trọng vì bạn sẽ phải dành khá nhiều thời gian để liên lạc với các bên thông qua nền tảng email.

 

Kỹ năng tổ chức, quản lý công việc

 

Như đã đề cập ở trên, công việc chính của merchandise là điều phối, sắp xếp hàng hóa và chuẩn bị thật tốt cho quy trình sản xuất. Chính vì vậy, kỹ năng tổ chức và quản lý công việc sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi hơn.

 

Khả năng chịu áp lực công việc

 

Do khối lượng công việc rất lớn trong khi thị trường tiêu dùng thay đổi không ngừng đòi hỏi người làm merchandise phải liên tục cập nhật các xu hướng bán hàng và sản xuất mới nhất để kịp thời ứng dụng vào thực tiễn. Khi dấn thân vào nghề merchandise bạn phải sẵn sàng làm việc dưới áp lực lớn với cường độ công việc cao mỗi ngày. Vì vậy, hãy nhớ rằng kỹ năng chịu áp lực trong công việc chính là chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa thành công trong ngành nghề này.

 

Khả năng bao quát từng chi tiết

 

Một sự cố nhỏ xảy ra cũng có thể khiến cả dây chuyền sản xuất bị đình trệ. Do đó, một merchandiser giỏi đòi hỏi phải có sự kỹ tính và luôn để ý đến mọi chi tiết nhỏ để giảm thiểu tối đa rủi ro, giúp bộ máy vận hành trơn tru.

 

Mặt khác, kỹ năng này cũng giúp merchandise đưa ra các quyết định đúng đắn về chương trình khuyến mại, nơi trưng bày sản phẩm trong cửa hàng để tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.

 

Qua bài viết này, tin rằng bạn đã phần nào hiểu được merchandise là gì, công việc của một merchandise ra sao và những kỹ năng cần có để thành công trong lĩnh vực này là gì đúng không nào? Nếu cảm thấy hứng thú và phù hợp với ngành nghề này thì đừng ngần ngại tìm kiếm một cơ hội cho bản thân nhé. Chúc các bạn thành công!

 

 

Trang Đoàn

Nguồn: careerlink.vn

 


 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024