Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/07/2022 00:07 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/240 (20%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2808
Được cảm ơn: 16
Côn trùng có cảm thấy đau đớn?


Một số loài côn trùng tạo ra các protein khi cơ thể của chúng chịu cơn đau, có tác dụng tương tự như con người trong việc điều chỉnh mức độ cảm nhận của não.

Côn trùng có cảm thấy đau đớn? - 1

Đã từ rất lâu, chúng ta từng xem côn trùng là những sinh vật "không có đầu óc", chỉ sống theo bản năng với những phản ứng giống như robot đối với thế giới xung quanh.

Tuy nhiên, càng quan sát kỹ hơn, các nhà khoa học càng nhận thấy những hành vi phức tạp đáng ngạc nhiên của côn trùng, như việc ong giao tiếp thông qua điệu nhảy, cho đến cách mà loài kiến hợp tác với nhau khi làm việc. Giờ đây, chúng ta lại có bằng chứng xác thực rằng những sinh vật nhỏ bé này cũng có thể cảm nhận đau đớn.

Theo đó, các tài liệu ghi nhận rằng côn trùng có phản ứng và xu hướng tránh tiếp xúc với những nguyên nhân có thể gây tổn hại đến cơ thể của chúng. Điều này bắt nguồn từ khái niệm khoa học Nociception (tạm gọi là 'khả năng kích thích đau đớn') khi chúng chính là sự nhận thức về nỗi đau của côn trùng.

"Chúng tôi đã tự hỏi rằng liệu não côn trùng có chứa các cơ chế thần kinh giúp chúng trải qua cảm giác đau đớn, thay vì chỉ là nhận thức cơ bản hay không", GS. Matilda Gibbons, nhà sinh học thần kinh đến từ Đại học Queen Mary cho biết. "Đối với con người, một dấu hiệu nhận biết cơn đau thậm chí có thể được điều chỉnh bởi các tín hiệu thần kinh từ não".

Lấy thí dụ về những người lính trên chiến trường, GS. Gibbons cho biết đôi khi họ phải dùng thuốc phiện hay một loại thuốc giảm đau cực mạnh nào đó để tạm quên đi cơn đau thể xác, đơn giản vì những chất này có thể ngăn chặn tín hiệu cảm thụ từ não.

Để tìm hiểu kỹ hơn, GS. Gibbons và các đồng nghiệp đã xem xét các tài liệu khoa học và tìm thấy một số bằng chứng cho thấy cơ chế này có tồn tại ở côn trùng.

Cụ thể, một số loài đã tạo ra các protein khi cơ thể của chúng chịu cơn đau, có tác dụng tương tự như con người trong việc điều chỉnh mức độ cảm nhận của não.

Bằng chứng về hành vi cũng cho thấy côn trùng có những cách rất riêng, được xem như một phản ứng, khi chúng nhiều lần tiếp xúc với những tác nhân gây tổn hại cho cả hệ thần kinh ngoại vi và trung ương của chúng.

Trước những phát hiện này, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng côn trùng có khả năng kiểm soát thần kinh trung ương dựa trên những bằng chứng khoa học thần kinh dưới góc độ hành vi, phân tử và giải phẫu."Sự kiểm soát như vậy của cơ thể cho thấy côn trùng có tồn tại trải nghiệm đau đớn", nhóm viết trên tạp chí Biological Sciences.

Tuy nhiên, do côn trùng là một nhóm lớn và đa dạng, nên mức độ phức tạp của những cảm giác đau đớn này cũng rất khác nhau.

Theo www.sciencealert.com



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024