Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/06/2022 20:06 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 46/240 (19%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2806
Được cảm ơn: 16
Người La Mã cổ đại đã dùng chất phóng xạ làm... đồ trang trí thế nào?


Những nghệ nhân thời La Mã cổ đại đã tạo ra những tuyệt phẩm mĩ nghệ mà không hề hay biết về cấu tạo bao gồm thành phần phóng xạ cực kỳ nguy hiểm của nó.

Người La Mã cổ đại đã dùng chất phóng xạ làm... đồ trang trí thế nào? - 1

Trước khi tính chất phóng xạ của Uranium và các đồng vị của nó được phát hiện và khai thác (ở cả mặt tốt lẫn mặt xấu), thứ kim loại hiếm này đã được người La Mã cổ đại sử dụng theo một cách mà không ai ngờ tới.

Theo Paul Frame, một nhà vật lý ở Đại học Oak Ridge (Mỹ), người La Mã đã đưa Uranium vào bên trong thủy tinh, và chế tạo thành các đồ mỹ nghệ như bát, đĩa, bình đựng hoa... rồi bán chúng cho các tầng lớp quý tộc để sưu tầm. Một số mẫu vật vẫn còn sót lại cho tới ngày nay.

"Nó trông khá hấp dẫn vì phát ra ánh sáng óng ánh trong điều kiện nhất định, và thực sự rất đặc biệt", Frame nói. Tuy nhiên, cách thức được những nghệ nhân thời La Mã chế tác nên vật liệu đặc biệt này vẫn còn là một bí ẩn.

Chỉ biết rằng xuyên suốt lịch sử, rất nhiều nhà sưu tập đã bày tỏ sự quan tâm của họ đến thứ đồ mĩ nghệ có khả năng phát ra ánh sáng. Tất nhiên, họ không hề hay biết về cấu tạo bao gồm thành phần phóng xạ cực kỳ nguy hiểm của nó, mà chỉ coi đây là một mảnh thủy tinh đặc biệt, độc đáo, và có tính chất sưu tầm cao.

Người La Mã cổ đại đã dùng chất phóng xạ làm... đồ trang trí thế nào? - 2

Người La Mã cổ đại dùng chất phóng xạ Uranium làm đồ trang trí có độ thẩm mĩ cao.

Thủy tinh Uranium - còn được gọi là thủy tinh Vaseline, thực sự là chất phóng xạ. Đây là điều được khẳng định bởi các nhà nghiên cứu và giám định sau khi kiểm tra các mẫu vật còn sót lại.

Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của phóng xạ từ thủy tinh Uranium vẫn còn là điều được các nhà khoa học tranh cãi. Đa số đồng tình rằng phóng xạ này chắc chắn không gây ra những ảnh hưởng quá lớn, cũng như không đủ mạnh để khiến một người tử vong.

Paul Frame thậm chí cho rằng mức độ phơi nhiễm phóng xạ mà chúng ta gặp phải khi đi máy bay hay hít thở không khí trong nhà thậm chí còn cao hơn khi tiếp xúc với thủy tinh Uranium - hay Vaseline. Ông khẳng định việc sở hữu những món đồ này là "hoàn toàn vô hại" và "không có rủi ro".

Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với lượng phóng xạ đủ lớn và đủ mạnh, một người có thể chịu nhiều thương tổn nhất định về sức khỏe.

Cụ thể, phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ trung bình, trên 1 đơn vị Gy, (có 7 cấp độ phơi nhiễm từ 1 Gy tới 7 Gy) có thể khiến chúng ta bị ốm, với hàng loạt triệu chứng. Vài giờ sau khi bị phơi nhiễm, thường bắt đầu bằng các triệu chứng buồn nôn và nôn, sau đó là tiêu chảy, đau đầu, sốt.

Sau những triệu chứng đầu tiên, có thể có một khoảng thời gian ngắn cơ thể dường như trở lại bình thường, không có biểu hiện ốm đau gì. Nhưng sau đó vài tuần là những triệu chứng mới, nghiêm trọng hơn.

Nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao hơn, tất cả những triệu chứng trên có thể được biểu hiện ngay, cùng đó là các cơ quan nội tạng đồng loạt bị tổn thương nhanh chóng, có thể dẫn đến tử vong.

Người lớn khỏe mạnh nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức 4 Gy thường cũng sẽ bị tử vong trong vòng nửa tiếng.

(Dân trí) 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024