Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/09/2021 14:09 # 1
Hajimarimomvn
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/40 (95%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/06/2021
Bài gởi: 98
Được cảm ơn: 0
Lý do trẻ không giữ lời hứa và cách cải thiện


Lý do trẻ không giữ lời hứa và những phương pháp cải thiện tình trạng đó

Chắc hẳn có nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng, trẻ thường xuyên không thực hiện đúng như những lời hứa mà trẻ đã nói với cha mẹ. Ví dụ như, khi trẻ hứa “chỉ chơi game 1 tiếng 1 ngày”, “sẽ đi chơi về nhà trước 5 giờ”, “chỉ ăn 2 phần quà bánh. Nhưng rất ít trẻ có thể giữ được lời hứa đó.

Giữ lời hứa là điều quan trọng để xây dựng lòng tin trong các mối quan hệ, chẳng hạn như kết bạn. Khi trẻ còn nhỏ, con có thể dễ dàng được tha thứ cho dù không giữ lời hứa của bản thân. Tuy nhiên, để con có thể sống tốt hơn trong tương lai, khả năng giữ lời hứa của bản thân con là rất cần thiết. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ lý do vì sao khiến trẻ thất hứa và những cách để cải thiện điều này.

Lý do khiến trẻ không giữ lời hứa

Lý do 1: Con lỡ quên

Lý do đầu tiên có thể nói đến chính là con không nhớ những lời hứa mình đã nói ra do quá chìm đắm vào việc con đang làm. Hệ thống limbic, một phần của não, hoạt động mạnh mẽ khi con tập trung vào điều gì đó hoặc say mê với điều gì đó. Việc con tập trung và hăng say là một điều tích cực, thế nhưng điều này sẽ khiến con dễ quên đi điều đã hứa cùng mẹ. Ví dụ, việc con hứa hẹn chỉ chơi game trong 1 tiếng, nhưng vì quá chìm đắm trong những trò chơi, con sẽ vô tình chơi đến 2 tiếng.

Lý do thứ 2: Trẻ không hiểu rõ vì sao con phải thực hiện lời hứa đó

Có lẽ nhiều phụ huynh sẽ chưa thể dành nhiều thời gian để giải đáp cho con rằng “Tại sao con không thể chơi nhiều trò chơi mà con thích?”, “Tại sao không được ăn nhiều đồ ngọt tùy thích?”. Nếu trẻ không được giải đáp thắc mắc, thì con sẽ không hiểu được lý do con cần phải giữ lời hứa với mẹ. Vì vậy, hãy dành thời gian để giải đáp cho con, giúp con hiểu những lợi ích và tác hại của sự việc. Từ đó, con sẽ có ý thức hơn trong việc thực hiện lời hứa của mình. Đừng nghĩ rằng con chỉ là một đứa trẻ mà bỏ qua điều này mẹ nhé!

Cách giúp trẻ thực hiện tốt lời hứa của bản thân

Sau đây, hãy tham khảo một số cách để giúp con rèn luyện được khả năng thực hiện và giữ vững lời hứa của mình mẹ nhé!

Cách 1: Xác nhận lời hứa của con trước khi cho trẻ bắt đầu chơi

Khi trẻ tập trung vào điều con thích, sẽ rất khó để mẹ gây được sự chú ý của trẻ. Vì vậy, điều đầu tiên là xác nhận lời hứa của con trước khi con say đắm trong trò chơi. Ví dụ, để trẻ tự nói rằng “Con sẽ về nhà trước 5 giờ”. Khi trẻ tự mình nói ra, con sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về điều đó.

Cách 2: Đặt hẹn giờ

Khi con chơi game, con sẽ say mê và không để ý đến giờ giấc. Bằng cách đặt hẹn giờ, trẻ sẽ chú ý đến thời gian hơn. Tuy nhiên, khi chơi game, sẽ khó để tạo cho trẻ thói quen đặt báo thức cùng lúc với thời gian con bắt đầu chơi game. Trong trường hợp như vậy, mẹ có thể tham khảo cách tiếp theo nhé!

Cách 3: Sử dụng giấy ghi chú

Việc viết lời hứa ra giấy ghi chú cũng rất hữu ích dành cho trẻ hay quên lời hứa có thể ghi nhớ. Thay vì nói bằng lời, trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn bằng việc viết ra trên giấy.

Điểm mẹ cần lưu ý là dán ở những vị trí mà trẻ dễ dàng nhìn thấy. Ví dụ như, khi con chơi game trên tivi, hãy dán lên tivi lời nhắc nhở như “Chơi 1 giờ 1 ngày”. Điều này sẽ giúp trẻ chú ý và ý thức hơn về thời gian chơi game của bản thân.

Cách 4: Khi con không thực hiện được lời hứa của bản thân, hãy cùng trẻ nhìn nhận lại điều đó

Khi trẻ không thực hiện đúng lời hứa của bản thân, rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy nóng giận. Tuy nhiên, chỉ la mắng trẻ sẽ không thể giúp con cải thiện hơn. Mà thay vào đó hãy cùng con nhìn lại vấn đề “Làm sao để con có thể thực hiện được lời hứa?”, “Mẹ và con sẽ cùng thử làm nhé!”. Nhờ sự trợ giúp của mẹ, trẻ sẽ hiểu rõ và giữ được lời hứa của bản thân. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của con.

Trên đây là một số lý do và cách giải quyết khi con không giữ đúng lời hứa. Tuy nhiên, mỗi trẻ có một tính cách khác nhau. Do đó, không phải tất cả các cách đều sẽ phù hợp với trẻ. Hãy cân nhắc và lựa chọn phương pháp thích hợp tùy theo mỗi trẻ mẹ nhé!



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024