Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/05/2010 10:05 # 1
ongdo8x
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 13/90 (14%)
Kĩ năng: 62/100 (62%)
Ngày gia nhập: 18/01/2010
Bài gởi: 373
Được cảm ơn: 512
Ông đồ


Những giọt mưa xuân khẽ khàng gõ bên cửa sổ phòng học báo hiệu một mùa xuân mới lại về. Nhưng chỉ đến khi bước đi trên con đường quen thuộc đến trường và bắt gặp một ông đồ đang bày mực cho chữ mới thấy hết cái không khí Tết đang tràn ngập khắp nơi. Chợt nhớ một bài thơ đã học từ thời phổ thông với những ý thơ thật nhẹ nhàng mà sâu lắng:

“ Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”

(Ông đồ- Vũ Đình Liên)

 

Ngày xưa, khi những cánh hoa đào đầu tiên chúm chím trên cành, khi những lộc non khẽ cựa mình cũng là lúc chúng ta gặp một hình ảnh quen thuộc của những ông đồ với giấy đỏ, với mực tàu cho chữ trên phố. Ông đồ đã trở thành một biểu tượng của ngày Tết xứ Bắc Hà xưa, với những nét chữ “phượng múa rồng bay”. Có ai đã từng đọc “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân hẳn cảm nhận được phần nào vẻ đẹp của những chữ “vuông lắm, đẹp lắm”. Ngày Tết không thể thiếu đi một câu đối treo trong nhà, không thiếu sắc đỏ của giấy, màu đen của mực.


Ngày nay, không còn là thời của Chữ Nôm nhưng hình ảnh ông đồ trên phố vẫn khơi dậy những cảm xúc thật khó tả. Đó vẫn là một tín hiệu của Tết, của sự đoàn tụ gia đình.


Đây là một cô bé đang ngồi xin ông chữ “ Đỗ” với mong muốn năm nay sẽ thành công trong kì thi đại học. Chỉ một năm trước thôi, tôi còn cùng mẹ đến ngôi chùa quê hương và ở đó, cũng là một ông đồ điềm đạm đã viết tặng tôi chữ “Đỗ” đầy ý nghĩa ấy. Chữ “Đỗ” treo trước bàn học của tôi như phần nào đã đem đến may mắn cho tôi.


Và đó là chữ “Hiếu” mà một anh nhờ ông viết để về tặng cha mẹ. Nụ cười hiền hậu của ông như một sự khen ngợi cho người con có hiếu. “Chữ hiếu sở dĩ được chọn là chữ kính tặng ông bà cha mẹ là bởi trong chữ hiếu có chữ tử - là con, là cháu. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của con cháu với những người đi trước cháu ạ”- ông vừa viết vừa giải thích. Nghe những lời ấy tôi chạnh lòng nhớ đến cha mẹ - những bậc sinh thành dưỡng dục. Có lẽ Tết này tôi sẽ chọn mua một chữ “Hiếu” thật đẹp để tặng cha mẹ trong dịp lễ đặc biệt này.

Có những người nói rằng ông đồ ngày nay đã bị lãng quên, những hình ảnh đẹp đẽ của giấy đỏ, mực tàu chỉ còn trong tiềm thức của những người hoài cổ. Có thật vậy không? Chứng kiến những người xin chữ trên phố hôm nay tôi không tin rằng hình ảnh đẹp đẽ đó đã bị chìm vào trong quên lãng. Khi những cánh hoa đào nở cũng là lúc những ông đồ gợi chúng ta những lời yêu thương nhất, những chữ “ Hiếu”, chữ “Nhẫn”, chữ “Tâm”,… Và những ông đồ là những người giúp chúng ta truyền đi những thông điệp ngọt ngào nhật ấy.


Nhìn ánh mắt rạng ngời hạnh phúc của cha mẹ khi nhận được chữ Hiếu của đứa con nhỏ, nhìn chữ “ Đỗ” thân thương gắn bó bên bàn học thuở nào mới thấy những ông đồ đã và vẫn còn mãi. Đó là giá trị tinh thần, là truyền thống không thể nào mất đi.

Còn Tết với những cánh hoa đào phớt đỏ thì những vần thơ của Vũ Đình Liên ngày nào về một thế hệ những người tri thức Bắc Hà cũng sẽ vẫn trường tồn.

Trong mưa, trong không khí se se này, trong hình ảnh ông đồ ngồi bên đường quen thuộc, tôi thấy sâu tâm khảm mình khe khẽ đọc:


“ Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua



Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”


http://www.facebook.com/profile.php?id=100002149168882&sk=info


Hãy giữ ngọn lửa đam mê cháy mãi
 
 

“Hãy biết sống ngay cả khi cuộc đời trở nên không chịu đựng n

 
Các thành viên đã Thank ongdo8x vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024