Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/08/2021 21:08 # 1
vodongtrinh
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/80 (48%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 01/09/2019
Bài gởi: 318
Được cảm ơn: 1
Vì sao 'Rồi tới luôn' gây sốt?


 

 
Nal có bước đột phá sự nghiệp nhờ Rồi tới luôn.
Roi toi luon nal anh 1

Nal có bước đột phá sự nghiệp nhờ Rồi tới luôn.

Sinkra - người sản xuất âm nhạc cho Rồi tới luôn - góp vai trò chủ chốt cho thành công của ca khúc. Sinkra là producer trẻ, từng làm nhạc cho một số ca khúc miền Tây. Sinkra tạo bản phối vừa vặn cho Rồi tới luôn với chất liệu âm nhạc dân dã, nhưng có nét hiện đại.

Rồi tới luôn mở đầu bằng âm thanh "cốc cốc cốc" của tiếng trống mõ. Sau đó kết cấu "xập xình" đúng chất cha cha cha chạy xuyên suốt bài hát, cho đến đoạn bridge (chuyển tiếp trước điệp khúc cuối).

Ngoài trống mõ, Sinkra phối beat trên các nhạc cụ bass, trống điện tử, kèn trumpet và guitar. Trong đó, mõ là âm thanh chủ chốt và độc đáo nhất. Nam producer lồng thêm hiệu ứng điện tử, tạo màu sắc hiện đại, khác biệt so với các bản nhạc cha cha cha được đánh bằng một cây organ ở đám cưới miền quê.

Đoạn drop xuất hiện ở cuối ca khúc, nhưng lạc quẻ. Trước đó, đoạn độc tấu nhạc cụ sau chorus 1 (điệp khúc) cũng không quá ăn nhập. Đây là điểm trừ đầu tiên của ca khúc, sau đó đến phần vocal (giọng hát). Chất giọng của Nal trong Rồi tới luôn đã qua xử lý để mềm mại, hợp tone. Nhưng phần cao trào của điệp khúc tạo cảm giác gượng ép giọng hát.

Về tổng thể, Rồi tới luôn là ca khúc chưa mãn nhãn về chuyên môn, nhưng có nhiều điểm trội để đánh vào thị hiếu đám đông, tương tự cách Vợ người taHongkong1 từng bất ngờ trở thành hiện tượng trên thị trường nhạc Việt.

Tính từ mốc 3 tháng gần đây, Rồi tới luôn hút lượt nghe nhiều nhất. Khoảng một tuần gần đây, ca khúc được nhắc tới rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, dẫn đến hiệu ứng tăng phi mã. Với đà này, Rồi tới luôn sẽ là sản phẩm hút lượt nghe nhiều bậc nhất trong năm 2021.

Sức sống của âm nhạc miền Tây

Một lần nữa, đám cưới trở thành chủ đề gây sốt của nhạc Việt. 5 năm trước, Phan Mạnh Quỳnh khuấy đảo thị trường bằng Vợ người ta. Sau đó, Mình cưới nhau đi của Pjnboys, Huỳnh James - mang âm hưởng Reggae - một thời gây chú ý và cạnh tranh sòng phẳng với hiện tượng Người lạ ơi.

Nal có nhiều nét tương đồng với bộ đôi Huỳnh James và Pjnboys. Hai ca khúc Rồi tới luônMình cưới nhau đi, về cơ bản khác nhau ở nhịp điệu, nhưng đều là chất nhạc xập xình, gây phấn khích đậm dấu ấn miền Tây.

Cặp Huỳnh James, Pjnboys từng là màu sắc cá biệt, bởi thị trường ở những năm 2017-2019 chuộng dòng ballad, pop/ballad, Rn'B. Cả 2 xuất thân từ underground, nổi lên bằng những ca khúc mang thông điệp vui, dí dỏm, trên nền giai điệu mới lạ.

 
Trước Nal, Huỳnh James và Pjnboys (phải) đã thành công với chất nhạc tương tự.
Trước Nal, Huỳnh James và Pjnboys (phải) đã thành công với chất nhạc tương tự.

Từ Hồng nhan của Jack, âm nhạc miền Tây đánh dấu vị thế mới ở Vpop. Sau đó, loạt ca khúc trong cú bắt giữa Jack và K-ICM khuynh đảo nhạc Việt.

Gần đây, thị trường nổi lên X2X band - một nhóm gồm các thành viên Phát Hồ (giọng hát chính), DingLong (rapper), Jokes Bii và Sinike. X2X theo đuổi chất nhạc ngũ cung tương tự cặp Jack và K-ICM. Chất lượng của các sản phẩm không nổi trội, nhưng ở mức dễ nghe, được nhiều khán giả dễ tính đón nhận.

X2X nổi lên từ Cô thắm không về. Sau đó, các sản phẩm Cố giang tìnhThiệp hồng người dưngHọa mây của X2X hút hàng chục triệu lượt nghe.

Jombie - cộng sự cũ của Jack ở nhóm G5R - hoạt động âm thầm trên thị trường với những ca khúc âm hưởng miền Tây có sức ảnh hưởng - tiêu biểu là Sầu hồng gai, hút gần 60 triệu lượt nghe sau một năm.

Bản thân Nal trước khi phát hành Rồi tới luôn, từng góp giọng trong sản phẩm Cô đơn dành cho ai, hút 18 triệu lượt nghe sau 4 tháng - con số mà nhiều giọng ca tên tuổi ở Vpop phải khao khát.

Để lý giải hiện tượng này, một nhạc sĩ chia sẻ cùng Zing: "Đó là sự kết hợp độc đáo giữa âm hưởng miền Tây và chất nhạc hiện đại. Cụ thể là những producer sử dụng nhạc cụ dân tộc, trộn lẫn hiệu ứng điện tử, trống để tạo nên giai điệu gần gũi, nhưng không quá sến. Điểm nổi trội giúp những ca khúc miền Tây dễ thành hit nằm ở giai điệu, dễ nghe, vui tươi".

Nhạc sĩ này cho rằng cần tách biệt nhu cầu của những người nghe nhạc khó tính, muốn tận hưởng chất lượng từ giọng hát, từ cách hòa âm, phối khí. Cho đến những khán giả dễ tính, chỉ xem âm nhạc là "món ăn" giải tỏa tinh thần và nghe để lấy động lực.

Phần lớn khán giả đại chúng, nhất là những người trẻ tuổi sẽ chú trọng giai điệu, hơn là chiều sâu âm nhạc và chất lượng ở câu chữ và cách sáng tác. Rồi tới luôn là sản phẩm lý tưởng để đáp ứng tiêu chí đó.

 
Nal có bước đột phá sự nghiệp nhờ Rồi tới luôn.
Roi toi luon nal anh 1

Nal có bước đột phá sự nghiệp nhờ Rồi tới luôn.

Sinkra - người sản xuất âm nhạc cho Rồi tới luôn - góp vai trò chủ chốt cho thành công của ca khúc. Sinkra là producer trẻ, từng làm nhạc cho một số ca khúc miền Tây. Sinkra tạo bản phối vừa vặn cho Rồi tới luôn với chất liệu âm nhạc dân dã, nhưng có nét hiện đại.

Rồi tới luôn mở đầu bằng âm thanh "cốc cốc cốc" của tiếng trống mõ. Sau đó kết cấu "xập xình" đúng chất cha cha cha chạy xuyên suốt bài hát, cho đến đoạn bridge (chuyển tiếp trước điệp khúc cuối).

Ngoài trống mõ, Sinkra phối beat trên các nhạc cụ bass, trống điện tử, kèn trumpet và guitar. Trong đó, mõ là âm thanh chủ chốt và độc đáo nhất. Nam producer lồng thêm hiệu ứng điện tử, tạo màu sắc hiện đại, khác biệt so với các bản nhạc cha cha cha được đánh bằng một cây organ ở đám cưới miền quê.

Đoạn drop xuất hiện ở cuối ca khúc, nhưng lạc quẻ. Trước đó, đoạn độc tấu nhạc cụ sau chorus 1 (điệp khúc) cũng không quá ăn nhập. Đây là điểm trừ đầu tiên của ca khúc, sau đó đến phần vocal (giọng hát). Chất giọng của Nal trong Rồi tới luôn đã qua xử lý để mềm mại, hợp tone. Nhưng phần cao trào của điệp khúc tạo cảm giác gượng ép giọng hát.

Về tổng thể, Rồi tới luôn là ca khúc chưa mãn nhãn về chuyên môn, nhưng có nhiều điểm trội để đánh vào thị hiếu đám đông, tương tự cách Vợ người taHongkong1 từng bất ngờ trở thành hiện tượng trên thị trường nhạc Việt.

Tính từ mốc 3 tháng gần đây, Rồi tới luôn hút lượt nghe nhiều nhất. Khoảng một tuần gần đây, ca khúc được nhắc tới rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, dẫn đến hiệu ứng tăng phi mã. Với đà này, Rồi tới luôn sẽ là sản phẩm hút lượt nghe nhiều bậc nhất trong năm 2021.

Sức sống của âm nhạc miền Tây

Một lần nữa, đám cưới trở thành chủ đề gây sốt của nhạc Việt. 5 năm trước, Phan Mạnh Quỳnh khuấy đảo thị trường bằng Vợ người ta. Sau đó, Mình cưới nhau đi của Pjnboys, Huỳnh James - mang âm hưởng Reggae - một thời gây chú ý và cạnh tranh sòng phẳng với hiện tượng Người lạ ơi.

Nal có nhiều nét tương đồng với bộ đôi Huỳnh James và Pjnboys. Hai ca khúc Rồi tới luônMình cưới nhau đi, về cơ bản khác nhau ở nhịp điệu, nhưng đều là chất nhạc xập xình, gây phấn khích đậm dấu ấn miền Tây.

Cặp Huỳnh James, Pjnboys từng là màu sắc cá biệt, bởi thị trường ở những năm 2017-2019 chuộng dòng ballad, pop/ballad, Rn'B. Cả 2 xuất thân từ underground, nổi lên bằng những ca khúc mang thông điệp vui, dí dỏm, trên nền giai điệu mới lạ.

 
Trước Nal, Huỳnh James và Pjnboys (phải) đã thành công với chất nhạc tương tự.
Trước Nal, Huỳnh James và Pjnboys (phải) đã thành công với chất nhạc tương tự.

Từ Hồng nhan của Jack, âm nhạc miền Tây đánh dấu vị thế mới ở Vpop. Sau đó, loạt ca khúc trong cú bắt giữa Jack và K-ICM khuynh đảo nhạc Việt.

Gần đây, thị trường nổi lên X2X band - một nhóm gồm các thành viên Phát Hồ (giọng hát chính), DingLong (rapper), Jokes Bii và Sinike. X2X theo đuổi chất nhạc ngũ cung tương tự cặp Jack và K-ICM. Chất lượng của các sản phẩm không nổi trội, nhưng ở mức dễ nghe, được nhiều khán giả dễ tính đón nhận.

X2X nổi lên từ Cô thắm không về. Sau đó, các sản phẩm Cố giang tìnhThiệp hồng người dưngHọa mây của X2X hút hàng chục triệu lượt nghe.

Jombie - cộng sự cũ của Jack ở nhóm G5R - hoạt động âm thầm trên thị trường với những ca khúc âm hưởng miền Tây có sức ảnh hưởng - tiêu biểu là Sầu hồng gai, hút gần 60 triệu lượt nghe sau một năm.

Bản thân Nal trước khi phát hành Rồi tới luôn, từng góp giọng trong sản phẩm Cô đơn dành cho ai, hút 18 triệu lượt nghe sau 4 tháng - con số mà nhiều giọng ca tên tuổi ở Vpop phải khao khát.

Để lý giải hiện tượng này, một nhạc sĩ chia sẻ cùng Zing: "Đó là sự kết hợp độc đáo giữa âm hưởng miền Tây và chất nhạc hiện đại. Cụ thể là những producer sử dụng nhạc cụ dân tộc, trộn lẫn hiệu ứng điện tử, trống để tạo nên giai điệu gần gũi, nhưng không quá sến. Điểm nổi trội giúp những ca khúc miền Tây dễ thành hit nằm ở giai điệu, dễ nghe, vui tươi".

Nhạc sĩ này cho rằng cần tách biệt nhu cầu của những người nghe nhạc khó tính, muốn tận hưởng chất lượng từ giọng hát, từ cách hòa âm, phối khí. Cho đến những khán giả dễ tính, chỉ xem âm nhạc là "món ăn" giải tỏa tinh thần và nghe để lấy động lực.

Phần lớn khán giả đại chúng, nhất là những người trẻ tuổi sẽ chú trọng giai điệu, hơn là chiều sâu âm nhạc và chất lượng ở câu chữ và cách sáng tác. Rồi tới luôn là sản phẩm lý tưởng để đáp ứng tiêu chí đó.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024