Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/08/2021 13:08 # 1
Hajimarimomvn
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/40 (95%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/06/2021
Bài gởi: 98
Được cảm ơn: 0
Nguyên nhân và cách chữa chứng nói lắp ở trẻ


Khi nói chuyện, trẻ có thể không nói được trôi chảy hoặc có thể thường xuyên nói cà lăm. Điều này là chứng nói lắp ở trẻ. Và nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng liệu chứng nói lắp này có thể nhanh chữa khỏi hay không? Liệu có phải chỉ xảy ra trong một độ tuổi nhất định hay không? Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích nguyên nhân và những kiến ​​thức cơ bản về tật nói lắp ở trẻ em. Người lớn cần làm gì nếu tình trạng này diễn ra ở con của mình.

Nói lắp là bệnh gì?

Đây là một trong những chứng bệnh làm suy giảm khả năng phát âm trôi chảy của từ, khi thốt ra từ thì âm đầu bị lặp lại nhiều lần, hoặc âm sau bị tắc và không phát ra được âm. Mặc dù giống như tình huống thường xảy đến khi người lớn cảm thấy lo lắng khi phải chào hỏi trước đám đông, nhưng chứng bệnh này sẽ xảy ra mỗi ngày và thường xuyên với trẻ. Nhiều khảo sát cho thấy, có khoảng 2.5% trẻ (độ tuổi từ 6 ~ 12 tuổi) gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân chứng nói lắp

Người ta cho rằng sự căng thẳng về tinh thần tại thời điểm phát ra âm thanh đầu tiên cản trở sự chuyển động nhịp nhàng của cổ họng và môi, vốn là những cơ quan phát ra âm thanh. Gần đây, người ta nói rằng chúng nói lắp có liên quan đến việc tổn thương chức năng của não bộ. Do một số yếu tố ảnh hưởng như yếu tố di truyền và môi trường chăm sóc. Ngoài ra, chứng bệnh này có khả năng xảy ra khi trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường luôn chịu áp lực, căng thẳng từ phía gia đình. Và tình trạng sẽ càng tệ hơn khi trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu.

Làm sao chữa chứng nói lắp của trẻ?

Trong số những trẻ bị nói lắp trong thời thơ ấu, chứng nói lắp của một nửa đến khoảng 70% trẻ sẽ khỏi tự nhiên trong một vài năm. Thêm vào đó, việc huấn luyện và hướng dẫn nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện tình trạng này nhanh hơn. Tuy nhiên, khi gặp các trường hợp như chớp mắt liên tục khi nói, trẻ cử động gây áp lực lên tay chân, thì mẹ tốt nhất nên nhận sự trợ giúp từ các chuyên gia như chuyên gia trị liệu ngôn ngữ.

Các cách ứng phó với chứng nói lắp của trẻ

nói lắp ở trẻ

Người ta nói rằng ngay cả khi bị nói lắp, trẻ vẫn có thể nói chuyện dễ dàng hơn và ngăn các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn bằng cách được phụ huynh nghĩ ra cách ứng phó và tạo ra môi trường thích hợp. Mẹ hãy tham khảo một số cách dưới đây xem sao nhé!

Tập trung vào nội dung trẻ muốn truyền đạt

Khi trẻ muốn “trò chuyện”, hãy cố gắng tập trung vào nội dung truyền đạt thay vì cách nói. Đừng quá lo lắng và mong muốn trẻ có thể nói chuyện trôi chảy ngay lập tức. Hãy kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi mẹ hiểu con muốn truyền đạt điều gì. Để trẻ có tâm trạng thoải mái trò chuyện, tâm sự với mẹ, hãy tạo ra những môi trường và dành nhiều thời gian hơn cho con. Khi cho trẻ quan sát mọi người xung quanh trò chuyện, điều này cũng sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng của bản thân hơn.

Đồng cảm và chấp nhận sự cản trở, khó khăn khi truyền đạt bằng lời nói của trẻ

Trong một số trường, mẹ có thể quan sát và nói thay những điều con muốn truyền đạt. Điều này sẽ giúp trẻ bớt cảm thấy gánh nặng và áp lực. Cho con thấy sự cảm thông và thấu hiểu của mẹ, để tạo cho trẻ một cảm giác an toàn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều với tâm lý của con.

Thông báo cho mọi người xung quanh về chứng nói lắp của trẻ

Đừng ngần ngại trò chuyện cùng mọi người xung quanh và chia sẻ về chứng nói lắp của trẻ. Điều này giúp trẻ có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn. Mẹ cũng có thể chuẩn bị các đồ vật thể hiện ý trẻ muốn truyền đạt (sử dụng tranh, ảnh, chữ cái, bảng hiển thị các tùy chọn, bảng nhập chữ,…). Điều này sẽ giảm một phần gánh nặng tâm lý muốn trò chuyện nhưng gặp khó khăn ở trẻ. Cùng con trò chuyện và hướng dẫn trẻ từng bước một. Có sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh, trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân và dần cải thiện được tình trạng nói lắp ở trẻ.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024