Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/08/2021 14:08 # 1
Hajimarimomvn
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/40 (95%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/06/2021
Bài gởi: 98
Được cảm ơn: 0
Cha mẹ cãi nhau trước mặt con – những ảnh hưởng tâm lý không ngờ đến


Chúng nghĩ rằng gia đình nào cũng sẽ có đôi lần cãi vã, nhưng bạn có cãi nhau trước mặt con cái không? Cho dù trẻ nhỏ vẫn chưa hiểu rõ ngôn ngữ, nhưng trẻ lại rất nhạy cảm với những thay đổi của cha mẹ. Chính vì vậy, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói đến những ảnh hưởng khi cha mẹ cãi nhau trước mặt trẻ. Và những biện pháp để hạn chế những điều này xảy đến gia đình bạn.

Cha mẹ cãi nhau trước mặt trẻ – đem lại ảnh hưởng xấu như thế nào?

Bạn đã từng trải qua cảm giác buồn và sợ hãi khi chứng kiến những cuộc cãi vã của cha mẹ khi còn nhỏ? Cho dù trẻ không hiểu được lời nói, tuy nhiên những cuộc tranh cãi này lại có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển và hình thành tính cách của trẻ nhỏ.

Rơi vào tâm trạng lo lắng

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với sự thay đổi của bầu không khí xung quanh mình. Cảm nhận được bầu không khí căng thẳng của cha mẹ và cảm giác bức bách trong một cuộc cãi vã, trẻ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Cảm thấy sợ hãi

Khi bố mẹ bắt đầu tranh luận, trẻ có khả năng có thể biết rằng cuộc cãi vã đã bắt đầu, nhưng trẻ không hiểu ngôn ngữ nên không biết nguyên nhân đó là gì. Một số trường hợp trẻ sẽ nghĩ rằng vì bản thân nên cha mẹ tức giận, cùng những giọng nói to, thô bạo, và nét mặt khó chịu sẽ vô tình đem đến cho trẻ tâm lý sợ hãi. Sự kết hợp giữa lo lắng và sợ hãi có thể gây ra căng thẳng lớn, làm chậm sự tăng trưởng và phát triển, và làm cho tinh thần của trẻ không ổn định.

Theo dõi trạng thái của con khi cha mẹ vô tình cãi nhau trước mặt trẻ

gia đình

Hãy cố gắng tránh những cuộc cãi vã trước mặt trẻ. Nếu như cha mẹ vô tình gắt gỏng trước mặt con, điều quan trọng là phải theo dõi tình trạng sau đó của trẻ.

Hãy truyền đạt để trẻ hiểu “Đó không phải là lỗi của con”

Đầu tiên, việc cha mẹ cãi nhau trước mặt trẻ có thể khiến con cảm thấy cha mẹ đang la mắng mình. Vì vậy, cần giúp con hiểu ra cha mẹ lớn tiếng không phải do lỗi con gây nên. Bởi vì trẻ vẫn chưa hiểu rõ được ngôn từ, cha mẹ có thể biểu hiện qua hành động như “xin lỗi” cùng cử chỉ của bản thân. Hãy cho con hiểu được rằng, khi lầm lỗi, điều quan trọng là cần nhận lỗi và sửa sai. Nó tạo ra một cảm giác an toàn rằng cuộc cãi vã đã kết thúc và trẻ sẽ không cảm thấy bản thân đang bị trách mắng.

Truyền đạt nguyên nhân của cuộc tranh cãi cho trẻ

Đôi lúc, phụ huynh thường cảm thấy vì con còn quá nhỏ nên sẽ không thể hiểu hết câu chuyện, và cha mẹ không cần phải giải thích quá nhiều cho con. Tuy nhiên, ngay cả trẻ nhỏ chưa thể hiểu hết ý nghĩa ngôn từ cũng có thể cảm nhận sự thay đổi trong bầu không khí xung quanh cha mẹ. Ngay cả khi trẻ chỉ mới khoảng một tháng tuổi, nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc khi ngạc nhiên vì sự to tiếng của cha mẹ lúc cãi vã, đó sẽ là một tổn thương trong lòng con.

Vì vậy, cho dù con còn rất nhỏ, nhưng hãy xem trẻ như là một thành viên trong một gia đình và cần hiểu rõ mọi chuyện đang xảy ra. Hãy xin lỗi con vì đã gây ra lo lắng hoặc giải thích bằng lời về nguyên nhân gây ra cãi vã giữa cha mẹ. Chẳng hạn như “Mẹ xin lỗi vì đã vô tình to tiếng”, “Cha xin lỗi vì nói những lời quá đáng”… Tuy nhiên, đừng đổ lỗi cho vợ / chồng bạn hoặc con bạn. Đừng nói những điều không hay về người kia, mà hãy nói cho trẻ biết lý do khiến cha mẹ cãi vã.

Cho con thấy cha mẹ đã làm lành

Nhiều cuộc khảo sát nói rằng khi trẻ thấy cha mẹ cãi nhau, con thường “Muốn cha mẹ làm lành sớm”, hoặc “cuộc cãi vã sớm kết thúc”. Ngay cả khi cha mẹ ngừng nói to hoặc cuộc cãi vã kết thúc, đứa trẻ vẫn có tâm lý lo lắng rằng “cuộc cãi vã vẫn tiếp diễn …” Vì vậy, hãy chịu trách nhiệm về tâm lý của con, cho trẻ thấy rằng cha mẹ đã thực sự làm hòa. Không chỉ dừng lại ở việc xin lỗi trước mặt trẻ, mà hãy thể hiện bằng hành đồng. Điều này sẽ đem đến cảm giác an toàn cho trẻ.

cãi nhau trước mặt trẻ

Ngay cả khi bạn biết rằng tốt nhất nên cho trẻ thấy cha mẹ hòa thuận với nhau như thế nào, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, sẽ khó tránh khỏi một vài điều không hài lòng về đối phương. Một vài cuộc cãi vã diễn ra khiến cho chúng ta hiểu rõ được đối phương và tìm cách hòa hợp với nhau hơn. Nếu có thể, hãy giúp con hiểu rằng, đôi lúc cãi vã không phải là một điều tiêu cực, mà nó có thể giúp khắc phục và có thể tạo ra một môi trường gia đình tốt hơn. Do đó, điều quan trọng khi cha mẹ vô tình tranh cãi trước mặt trẻ chính là cần phải xin lỗi, và biểu hiện rằng cả hai đã làm hòa để con không bị ám ảnh tâm lý và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024